Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Việt Nam thực hiện tốt chính sách dân tộc

 


Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc, Đảng, Nhà nước ta luôn thực hiện các nguyên tắc như:

Bình đăng giữa các dân tộc: Tất cả các dân tộc, dù đông người hay ít người, đều có tư cách chính trị - xã hội - pháp lý như nhau trong các quan hệ tộc nguời, trong quyền hạn và nghĩa vụ đối với đất nước.

Đoàn kết giữa các dân tộc là sự đoàn kết trong nội bộ cùa từng dân tộc thiểu số; giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số; giữa các dân tộc ở Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, vì hòa bình và tiến bộ xã hội. Đoàn kết dân tộc là chiến lược của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, cần hạn chế những tác động làm tổn hại đến sự đoàn kết như: các biểu hiện của tư tưởng dân tộc lớn, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tự ti mặc cảm dân tộc, cục bộ bản vị, vị kỷ dân tộc, dân tộc cực đoan...

Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc là phương châm nguyên tắc quan trọng trong xử lý mối quan hệ giữa các dân tộc với nhau, mối quan hệ giữa nhà nước với các dân tộc. Đó không đơn thuần là các quan hệ về kinh tế, văn hóa, xã hội mà biểu hiện cao nhất là quan hệ về chính trị. Ngoài thực hiện các quyền bình đẳng chung thì giải quyết vấn đề lợi ích trên mọi mặt của đời sống xã hội, giải quyết những vướng mắc trong tâm lý của các cộng đồng dân tộc, các nhóm dân tộc cần được chú trọng. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam có nguồn gốc lịch sử và trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều, việc giúp đỡ, thúc đẩy phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng, ghi nhận và khẳng định các giá trị văn hóa dân tộc, tăng cường sự tham gia của đại diện các dân tộc trong hệ thống chính trị phù hợp, thúc đẩy giao lưu, trao đổi, hợp tác giữa các nhóm dân tộc, vùng, miền nhằm tạo nên tâm lý dân tộc đồng thuận có ý nghĩa quan trọng.

Giúp nhau cùng phát triển là tư tưởng, quan điểm mới được Đại hội lần thứ XI của Đảng đưa vào nguyên tắc chính sách dân tộc. Đây là quan điểm phát triển biện chứng của việc gắn chính sách dân tộc với xu thế tiến bộ chung của đất nước tiến lên con đường CNH-HĐH, phù hợp với đường lối đồi mới cùa Đảng và Nhà nước. Theo quan điểm này, cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, các dân tộc anh em cùng chung trách nhiệm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, bằng nhiều hoạt động cụ thề góp phần đẩy nhanh sự phát triền ở từng vùng,trong từng dân tộc trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội, môi trường một cách bền vững. Đồng thời đây cũng là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, mọi ngành, mọi cấp và cả hệ thống chính trị.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét