Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

CHỦ NGHĨA MÁC- LÊ NIN VỚI QUAN ĐIỂM ĐÚNG ĐẮN VỀ TÔN GIÁO

 


 Theo quan điểm của Mác thì chính con người đã sinh ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sinh ra con người. Tôn giáo giống như “thuốc phiện” - bởi cả hai tác dụng của chất này: gây nghiện và giảm đau. Tôn giáo dễ làm đầu óc nhân dân mụ mị, mê muội song nó cũng là “chất giảm đau” xoa dịu nỗi thống khổ của nhân dân. Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh” Ăngghen khẳng định: tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người-những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó các lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.Đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật - lịch sử, có thể hiểu tôn giáo là trên phương diện nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

 Trên phương diện nghĩa rộng: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên"

 Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội; sinh ra từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. Tôn giáo phản ánh xã hội một cách hư ảo, sùng bái lực lượng siêu tự nhiên. Các hiện tượng sấm, chớp, mây mưa được thần thánh hóaĐạo Phật cho rằng vạn vật biến đổi theo chu trình bất tận: sinh-trụ-dị-diệt, bất tận không có điểm khởi đầu không có điểm kết thúc, giống như một vòng tròn luân hồi. Do  vậy chết không phải là hết mà là một sự tái sinh, đầu thai ở một kiếp khác theo vòng luân hồi. Công giáo cho rằng con người là do Chúa tạo ra. Con người có hai phần, thể xác và linh hồn. Thể xác là tạo vật như mọi tạo vật khác, linh hồn là phần sinh khí do Thiên chúa giáo truyền vào. Con người khi chết đi về với cát bụi, linh hồn tồn tại vĩnh viễn.

 Trên phương diện nghĩa hẹp: Tôn giáo là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, bao gồm ý thức về lực lượng siêu nhiên, tổ chức, hoạt động tôn thờ lực lượng siêu nhiên.

Tôn giáo là một thực thể xã hội, một thiết chế xã hội- một lực lượng xã hội có tổ chức. Nó có hệ thống giáo lý, giáo luật, cơ sở thờ tự, giáo dân, tín đồ....

* Tín ngưỡng: Có nghĩa là sự ngưỡng mộ, niềm tin đến mức sùng bái vào một hay một số đấng siêu nhiên, lực lượng siêu tự nhiên nào đó và những sức mạnh có thể thu nhận được từ các đấng siêu nhiên được tin tưởng, ngưỡng mộ đến mức sùng tín.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ các vị anh hùng có công với dân tộc, cộng đồng…

Tín ngưỡng gồm có: tín ngưỡng dân tộc (truyền thống) là loại hình tín ngưỡng của từng dân tộc hoặc quốc gia dân tộc, hoặc vùng miền, địa phương; và tín ngưỡng tôn giáo là một loại hình tín ngưỡng phát triển đến trình độ cao, thể hiện ở chỗ có hệ thống giáo lý, hệ thống tổ chức, lễ nghi và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ các sinh hoạt tôn giáo.

* Mê tín dị đoan: Mê tín là niềm tin mê muội, viển vông quá mức, không dựa trên một cơ sở khoa học nào. Dị đoan là sự suy đoán một cách nhảm nhí, tùy tiện, sai lệch những điều xảy ra trong cuộc sống. Mê tín dị đoan là chỉ những hành động sai lệch quá mức, gây tổn hại cho cá nhân và cộng đồng, được tạo ra bởi niềm tin mù quáng, nhảm nhí, mê muội… Đây là một biến tướng của tín ngưỡng.

Các hiện tượng: bói toán, lên đồng, gọi hồn, chữa bệnh bằng gọi thầy cúng, trừ tà ma…

Như vậy, tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan đều là niềm tin vào những lực lượng siêu nhiên, là vấn đề thuộc về đời sống tâm linh của con người. Nhưng đây là các hiện tượng tâm linh có nội dung, hình thức, đặc điểm và vai trò xã hội khác nhau, cần phải được phân biệt để có chính sách, biện pháp phù hợp

Theo đó, chủ nghĩa Mác- Lê nin đã chỉ ra bản chất của tôn giáo, đó là:

Tôn giáo, tín ngưỡng là sản phẩm của con người, con người đã sáng tạo ra tôn giáo, tín ngưỡng; Tín ngưỡng, tôn giáo phản ánh xuyên tạc, hư ảo hiện thực khách quan thành lực lượng siêu tự nhiên, là "thế giới quan lộn ngược"

Ăng ghen: "Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ảnh hư ảo- vào đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống của họ; là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang những hình thức lực lượng siêu trần thế"[2]; Sự phản ánh này biểu hiện sự khốn cùng hiện thực và sự phản kháng tiêu cực của tầng lớp nhân dân bị áp bức

Mác, Ăng ghen: "Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”[3].; Tôn giáo làm cho con người trở nên thụ động, cam chịu và tha hóa

Mác, Ăng ghen: "tính có thượng đế" trong lịch sử càng lớn bao nhiêu, thì tính phi con người, tính súc vật càng lớn bấy nhiêu. Thời trung cổ "có Thượng đế" cũng đã dẫn đến chỗ làm cho con người trở thành hoàn toàn như dã thú, dẫn đến chế độ nông nô"[4].

V. I. Lênin: "thứ rượu tinh thần làm cho những người nô lệ của tư bản mất phẩm cách của con người và quên hết những điều họ đòi hỏi để được sống cuộc đời đôi chút xứng đáng với con người".

 Tôn giáo cũng chứa những giá trị đạo đức, văn hóa nhất định phù hợp với sự phát triển của CNXH- xã hội văn minh, tiến bộ.



[1] C.Mác và Ph.Ăngghen, tt, t.1, Nxb CTQG, H.2004, tr. 570

 

[2] Mác, Ăng ghen, t.20, H.1995, tr.437

[3] C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.1, Nxb CTQG, H.2004, tr. 570

[4] Mác, Ăng ghen, t.1, H.1995, tr.819

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét