Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Việt Nam giải quyết tốt các mối quan hệ dân tộc

 


 

Căn cứ đặc điểm cơ bản của các thành phần dân tộc ở Việt Nam cho thấy một số điểm nổi bật sau: cộng đồng thống nhất trong đa dạng, cư trú xen kẽ, phân tán, trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng nhằm bảo đảm tính phù hợp, hiệu quả của hệ thống chính sách dân tộc.

Căn cứ vào đặc điểm trên, Đảng, Nhà nước ta luôn bám sát mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn: giải phỏng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quôc tế. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc trên nhiều mặt của đời sống, giữa cac dan tộc thiểu số với nhau giữa người đa sô với người thieu sô, giữa miền ngược với miền xuôi.

Bên cạnh đó, luôn phát triển toàn diện chính trị, kinh tê văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, như một bộ phận cấu thành sự nghiệp phát triển của đất nước. Nội dung của chính sách dân tộc mà Đảng và Nhà nước ta xác định: Phải vừa mang tính toàn diện, vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài.

Với quan điểm trên, hiện nay mức sống đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước được cải thiện, ngày càng thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa người Kinh với các dân tộc thiểu số. Đồng bào dân tộc thiểu số đã được bảo đảm tốt về cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm), bảo đảm tốt về an sinh xã hội (100% hộ nghèo, người dân tộc thiểu số có thẻ bảo hiểm y tế); chất lượng giáo dục, văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét