Trong việc phát triển
kinh tế - xã hội ở những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, cần thề hiện
đầy đủ các chính sách dân tộc, phát triển mối quan hệ tốt đẹp gắn bó giữa các dân tộc trên tinh thần đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ
nhau. Trong khi xử lý các mối quan hệ dân tộc, phải có thái độ thận trọng đối
với những gì liên quan đến lợi ích của mỗi dân tộc, tình cảm dân tộc của mỗi
người. Chống thái độ, hành động biểu thị tư tưởng “dân tộc lớn” và những biểu
hiện cùa tư tưởng dân tộc hẹp hòi. cần có quy định vận dụng nguyên tắc tập
trung dân chủ phù hợp trong Hội đồng nhân dân ở những địa phương có nhiều dân
tộc khác nhau để Hội đồng nhân dân thật sự là cơ quan quyền lực của dân, đồng
thời đảm bảo đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
Công tác cán bộ: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào
tạo bồi dường, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng dân
tộc thiểu số. Trong những năm trước mắt, cần tăngcường lực lượng cán bộ có năng
lực, phẩm chất tốt đến công tác ở vùng dân tộc thiểu số. Coi trọng việc bồi
dưỡng, đào tạo thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự làm nguồn cán bộ
bổ
sung cho cơ sở. Nghiên cứu sửa đổi tiêu chuẩn tuyển
dụng, bổ nhiệm và các cơ chế, chính sách đãi ngộ cán bộ công tác ở vùng dân
tộc và miền núi, nhất là những cán bộ công tác lâu năm ở miền núi, vùng cao. Có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số, nâng cao năng lực cán bộ, nhất là cán bộ
lãnh đạo ở các cấp chính quyền, cán bộ quản lý kinh tế. Đề xuất chính sách đặc
thù, thống nhất trong cả nước nhằm sử dụng hiệu quả số học sinh là con em đồng
bào dân tộc thiểu số đã đượcđào tạo.
Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở: Tăng cường củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Có chính sách động viên, bồi dưỡng, hướng dẫn và phát huy vai trò của những người có uy tín trong đồng bào dân tộc đối với việc thực hiện chính sách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét