Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

 

CHUYẾN THĂM CỦA THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN ĐẾN VIỆT NAM

VÀ CHIÊU TRÒ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Mỗi khi đất nước ta diễn ra các sự kiện quan trọng gì hay có sự xuất hiện của các nguyên thủ quốc gia các nước đến viếng thăm lại là dịp để các thế lực thù địch, chống phá tìm mọi cách khai thắc thông tin để bôi nhọ, nói xấu. Việc Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide thăm chính thức Việt Nam cũng là dịp để Việt Tân hay Đài Á Châu tự do đăng tải những hình ảnh, bài viết với mục đích chống phá. Vậy chúng đã có những chiêu trò gì trong dịp này chúng ta cùng nhau nhìn lại những ngày diễn ra chuyến thăm của Thủ tướng Suga Yoshihide tại nước ta. Trong thời gian diễn ra chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đến Việt Nam từ ngày 18 đến 20 tháng 10 năm 2020 cũng như là thời gian sau chuyến thăm kết thúc, cả Việt Tân và Đài Á Châu tự do đã có những bài viết xoay quanh chuyến thăm. Trong đó đáng chú ý là Việt Tân có bài viết với tiêu đề: “Ông Lý Thái Hùng: Chủ đích của Thủ tướng Nhật khi thăm VN trước sự đối đầu Mỹ - TQ kéo dài”. Đây là bài viết nêu lên nhận định của Lý Thái Hùng, người được cho là Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân về mối quan hệ Nhật Bản Việt Nam và vị trí của Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á trong trương lai trước viễn cảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tiếp tục đối đầu.

Bình thường việc nhận định hay đánh giá trước mỗi một sự kiện chính trị - xã hội hay một vấn đề, quyết định của một lãnh đạo nào đó thường là những chuyên gia, người phát ngôn,… Khi họ đưa ra những nhận định, đánh giá đều có những cơ sở lý luận và thực tiễn, thậm chí có những dẫn chứng bằng văn bản hay số liệu thể hiện rõ quan điểm, chủ trương về vấn đề hay sự kiện đó với sự thuyết phục cao. Ấy vậy mà người được gọi là Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân lại có những nhận định sơ sài, tầm thường không giống những gì mà tiêu đề của bài viết đề cập. Sự nhận định của vị đứng đầu của Đảng Việt Tân được thể hiện bằng những từ ngữ mà trẻ con cũng có thể hỏi bố mẹ chúng như là: “Phải chăng”, “tại sao ông Suga chỉ chọn thăm viếng Việt Nam và Indonesia trong lần công du này” hay là “chắc chắn phải có những chủ đích từ phía Nhật Bản”, “những chủ đích này là gì”, và “Nhật Bản sẽ có vị trí như thế nào tại khu vực Đông Nam Á trong thời gian tới”. Thật buồn cười và xấu hổ cho một nhận định về chuyến thăm của một Thủ tướng bằng việc đặt ra các câu hỏi để người đọc trả lời. Đây thực chất là một trong những thủ đoạn chống phá, gây tâm lý nghi ngờ, hoài nghi và gây nhiễu thông tin. Từ đó khiến những người đọc nhẹ dạ, thiếu hiểu biết sẽ có những nhận thức, suy nghĩ, hành động thiếu chính xác dẫn đến bị kích động, lôi kéo vào âm mưu, thủ đoạn của bọn chúng.

Thời gian qua, từ rất sớm, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải và đưa tin: Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và phu nhân đã đến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18 đến ngày 20/10. Chuyến thăm đã diễn ra thành công tốt đẹp với những hoạt động ngoại giao ý nghĩa thể hiện mối quan hệ ngày càng phát triển giữa hai nước. Việc quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Nhật Bản và Việt Nam ngày càng có những bước tiến đáng kể từ khi thiết lập vào tháng 3 năm 2014 đến nay. Nhìn lại lịch sử chúng ta thấy rõ sự quan hệ giữa hai nước ngày càng bền chặt và phát triển. Cụ thể năm 1995 Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí Thư Việt Nam đến thăm; là nước G-7 đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào năm 2009; là nước G-7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam vào năm 2011; đồng thời cũng là nước G-7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-7 mở rộng vào năm 2016. Có thể nói Nhật Bản cũng là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ hai, đối tác du lịch lớn thứ ba, đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Số lượng người Việt Nam sinh sống làm việc, học tập tại Nhật Bản rất lớn, khoảng 430.000 người (theo số liệu của Bộ Công an). Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hai nước đã phải hủy hoặc hoãn một số hoạt động đối ngoại. Trong đó đáng chú ý là chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự kiến 15-20 tháng 3 năm 2020. Mặc dù vậy, hai nước vẫn duy trì trao đổi cấp cao và các cấp bằng nhiều hình thức. Chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này của Thủ tướng Suga sau khi nhận chứng là bằng chứng cho mối quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển. Nó không giống những gì mà Việt Tân đã học đòi đưa ra nhận định giống như những chuyên gia.

VĐ.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét