Vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lê nin về tôn
giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh có những quan điểm về tôn giáo như sau:
Tôn giáo là một bộ bộ phận của văn
hóa
Đây
là cách tiếp cận mới từ góc độ hoạt động sinh tồn của con người trong quá trình
tồn tại, phát triển. Theo Hồ Chí Minh: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật... Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa."[1]
Các giá trị nhân bản của các tôn giáo là những di
sản vǎn hoá tinh thần quý báu của nhân loại.
Bằng tri thức cách mạng,
vốn hiểu biết về vǎn hoá sâu sắc và cái nhìn duy vật biện chứng, Người đã phát
hiện và tiếp nhận cái thiện, cái mỹ, cái cốt lõi nhân vǎn trong các tôn giáo.
Người đã viết: "Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng
đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ
nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên
có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giê
su, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc
cho loài người, cho xã hội. Nếu nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại
một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau hoàn mỹ như những người
bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy ".
Vì vậy, không ngạc nhiên
khi Hồ Chí Minh - Người cộng sản, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam không
dưới một lần ca ngợi những người sáng lập ra các tôn giáo một cách thành kính:
Chúa Giê su dạy đạo đức và bác ái. Phật thích ca dạy đạo đức và từ bi. Khổng Tử
dạy đạo đức và nhân nghĩa.
Điểm chung giữa lý tưởng của chủ nghĩa Mác với
tôn giáo và các học thuyết có tính tiến bộ
Người đã nhấn mạnh điểm
chung giữa lý tưởng của chủ nghĩa Mác với tôn giáo và các học thuyết có tính
tiến bộ, đó là mưu cầu hạnh phúc cho loài người. Đây là một đặc điểm lớn
được Hồ Chí Minh khai thác một cách triệt để và tài tình trong giải quyết các
vấn đề có liên quan đến tôn giáo.
Tư tưởng tự
do tín ngưỡng, tôn giáo
Hồ Chí Minh luôn khẳng định tư tưởng nhất
quán, lâu dài trước sau như một của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.
Ngay từ khi mới giành
được độc lập, tại phiên họp đầu tiên của chính phủ Người đã khẳng định:
"Thực dân phong kiến tìm cách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để
dễ thống trị. Tôi đề nghị chính phủ ra tuyên bố "tín ngưỡng tự do, lương
giáo đoàn kết".
Ngày
09-11-1946, Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa; trong đó ghi nhận: “Nhân dân có quyền tự do tín ngưỡng”.(6)
Trong buổi ra mắt Đảng
Lao động Việt Nam (nǎm 1957), Người khẳng định lại: "Chúng tôi xin nói
thêm hai điều, nói rõ để tránh sự hiểu lầm: Một là vấn đề tôn giáo thì Đảng Lao
động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người".
- Tự do tôn giáo gắn
liền với độc lập dân tộc
Hồ Chí Minh, nước có độc
lập thì tôn giáo mới được tự do, phát triển, "Từ
ngày nước ta trở nên dân chủ cộng hòa, Hiến pháp ta tôn trọng tự do tín ngưỡng
thì Phật giáo cũng phát triển thuận lợi. Thế là: Nước có độc lập, thì Đạo Phật
mới dễ mở mang"[2];
"Trong
lịch sử Việt Nam, lần này là lần đầu (Nôen 1945) mà đồng bào công giáo ta làm
lễ Nôen vui vẻ, sung sướng trong nước Việt Nam độc lập, tự do. Tôi tin chắc
rằng, dưới sự lãnh đạo
sáng suốt của các vị giám mục Việt Nam, đồng bào công giáo quyết một lòng với
nhân dân toàn quốc để giữ vững nền tự do độc lập đó"[3]
Khẳng định quyền tự do tín ngưỡng của nhân
dân, Người luôn phê phán nghiêm khắc những thái độ, hành vi xâm phạm, hoặc làm
phương hại đến quyền tự do chính đáng đó.
Sự tôn trọng đức tin của
đồng bào có đạo và lòng thương yêu bà con có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau ở Hồ
Chí Minh làm cho những người không cùng quan điểm với Người cũng phải kính phục. Chính ông J.Sainteny đã viết trong cuốn
sách "Đối diện với Hồ Chí Minh": "Về phần tôi phải
nói rằng chưa bao giờ tôi có cớ nơi các chương trình của cụ Hồ Chí Minh một dấu
vết nào dù rất nhỏ của sự công kích, đa nghi hoặc chế diễu đối với bất kỳ một
tôn giáo nào".
Hồ Chí Minh không chỉ nêu ra những quan điểm
của mình mà còn giáo dục cán bộ, Đảng viên cũng như đồng bào lương giáo phải
tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng đó.
Tư tưởng đoàn kết lương giáo, hoà hợp dân
tộc
Tư tưởng đoàn kết lương giáo là một bộ phận có
vị trí quan trọng trong tư tưởng của Người về chiến lược đại đoàn kết dân tộc; là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt, bao trùm trong tư tưởng của Người đối với vấn đề tín
ngưỡng, tôn giáo trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN ở Việt
Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng đoàn
kết tôn giáo của Người nói riêng đã được hình thành, phát triển trên cơ sở kế
thừa phát huy những giá trị vǎn hoá truyền thống của dân tộc qua hàng ngàn nǎm
lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như tiếp thu những tinh hoa vǎn hoá của
nhân loại (trước hết là những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin), đồng thời vận dụng nó một cách sáng tạo vào hoàn cảnh,
điều kiện lịch sử nước ta. Vì vậy, tư tưởng đoàn kết lương giáo, hoà hợp dân
tộc của Hồ Chí Minh đã đạt đến đỉnh cao truyền thống đoàn kết của nhân dân ta.
Hồ Chí Minh đã viết:
"Đồng bào đều biết rằng: ngày bắt đầu kháng chiến, lực lượng quân sự của
Pháp mạnh hơn ta, thế mà ta càng ngày càng thắng lợi. Đó là nhờ sức mạnh đại
đoàn kết của toàn dân và sự hǎng hái tham gia kháng chiến của mọi người giáo
cũng như lương"; "Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng
bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống ấm no, xây dựng tổ quốc, chấp
hành đúng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả các tôn giáo".
+ Đoàn kết giữa đồng bào
có tín ngưỡng tôn giáo với đồng bào không có tín ngưỡng tôn giáo.
+ Đoàn kết giữa đồng bào
có các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau.
+ Đoàn kết giữa đồng bào
trong mỗi tôn giáo trong khối đại đoàn kết.
Đấu tranh bài trừ mê tin dị đoan và lợi dụng
tôn giáo để chống phá công cuộc xây dựng và BVTQ
Đối với bọn lợi dụng,
mượn danh tôn giáo để chống phá cách mạng, chống phá sự nghiệp của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tìm mọi cách để đồng bào ta, nhất là đồng bào có đạo
nhận rõ bộ mặt của chúng.
Sắc lệnh 234/SL ngày
14/6/1955 do Người ký đã chỉ rõ: "Pháp luật sẽ trừng trị kẻ nào mượn danh
nghĩa tôn giáo để phá hoại hoà bình, thống nhất độc lập, dân chủ, tuyên truyền
chiến tranh, phá hoại đoàn kết, ngǎn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm
tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng của người khác hoặc những việc làm trái pháp
luật " (Điều 7 - Chương 1).
Hồ Chí Minh chĩ rõ "Cái cần phải xóa?
Mê tín hủ tục"; "Ra sức làm cho tốt, cho khéo để xóa bỏ những cái có
hại như hủ tục, mê tín dị đoan"[4]
Biện pháp đấu tranh xóa mê tín dị đoan
là "nghiên cứu cho hiểu rõ phong tục mọi nơi, trước là để gây tình cảm và
sau để dần dần giải thích cho dân bớt mê tín"[5]
Hồ Chí Minh cho rằng, bộ đội và cán bộ
làm cho nhân dân nhiều việc tốt, nhưng vẫn còn nhiều mặt chưa tốt, "chưa
phải là đã hết cúng bái mê tín. Ví đó là phong tục tập quán lâu đời. Muốn cải
tạo phong tục tập quán được tốt, thì tuyên huấn phải làm, mà phải làm bền bỉ
liên tục, làm dần dần, chứ không thể chủ quan, nóng vội, muốn làm hết ngay một
lúc"[6]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét