Trong Góp phần phê phán Triết học pháp quyền của Hêghen, Mác
viết: "Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn
hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là
tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái
tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn
giáo là thuốc phiện của nhân dân".
Ăng
ghen: "Cơ đốc giáo cũng như mọi phong trào cách mạng lớn đều do quần chúng
tạo nên"[1];
"Cơ đốc giáo cũng như CNXH hiện đại, nắm lấy quần chúng qua hình thức
những giáo phái này khác, qua các hình thức các quan điểm cá nhân mâu thuẫn
nhau"[2]
Trong xã hội có giai cấp, tôn giáo luôn
phản ánh ý chí, nguyện vọng của những giai cấp nhất định
Những lực lượng thuộc tầng lớp trên của
xã hội, có địa vị, có tiền của và có tri thức hơn, đã biết lợi dụng tôn giáo để
bảo vệ và củng cố quyền lợi của mình. Đồng thời tôn giáo nhờ đó được phát
triển, mở rộng. Đây là cơ sở hình thành liên minh thần quyền- thế quyền
Một sự kiện quan trọng có thể lấy làm
minh chứng cho sự tác động của tầng lớp quý tộc tới tôn giáo, đó chính là sự
kiện "Công đồng Nicaea": Hoàng đế La mã là Constantine đã triệu tập
hội nghị tất cả các giám mục Kitô giáo tại Nicaea (Thổ Nhĩ Kỳ) năm 325 để biên
soạn bộ Kinh Thánh Tân Ước với mục đích chính là để thống nhất các chi nhánh
của Kitô giáo, đưa tôn giáo này trở thành công cụ để mê hoặc nhân dân, củng cố
quyền lực của bản thân hoàng đế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét