Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

 


Theo quan điểm của Đảng ta (Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016):  Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức."

Một là, Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tôn tại lâu dài cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH

Đây là quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước, thể hiện sự nhận thức đúng đắn về vấn đề dân tộc và tín ngưỡng tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Trên cơ sở thừa nhận tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, còn tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Do đó, Đảng và Nhà nước ta khẳng định, phải tôn trọng nhu cầu tinh thần, quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.

-  Công dân có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân...

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo không có nghĩa là hoạt động tôn giáo nằm ngoài khuôn khổ pháp luật, đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân; không có nghĩa là lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng.

- Người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không có tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau; Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước không phân biệt đối xử với một tôn giáo nào.

Người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không tín ngưỡng, tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân bằng pháp luật.

Vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là vi phạm pháp luật, phải bị xử lý bằng pháp luật. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây rối, làm mất an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, chống đối Đảng, Nhà nước cũng là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, phải bị pháp luật xử lý

 Phải quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các tôn giáo

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp vĩ đại nhằm giải phóng quần chúng nhân dân khỏi mọi sự áp bức, nô dịch cả về vật chất và tinh thần. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào theo tôn giáo là mục tiêu, nhiệm vụ to lớn của Đảng và Nhà nước ta trong cách mạng XHCN. Điều đó, đòi hỏi phải quan tâm đến cả “phần đạo và phần đời” của đồng bào tôn giáo. Có như vậy, đồng bào các dân tộc.

Hai là,  Đảng, Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc

- Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Đồng bào các  tôn giáo trước hết là người Việt Nam, sau đó mới là tín đồ tôn giáo. Nói cách khác, là người Việt Nam theo tôn giáo chứ không phải là người theo tôn giáo nhập quốc tịch Việt Nam. Vì vậy, ở đồng bào theo tôn giáo có tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào và ý thức dân tộc sâu sắc. Họ đều mong muốn xoá bỏ áp bức, bóc lột, bất công xã hội, khao khát có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Điều đó phù hợp với mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Mặt khác, sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây chính là cơ sở để tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp cách mạng.

Trong quá trình cách mạng, đồng bào các tôn giáo ngày càng nhận thức sâu sắc lợi ích của bản thân và của dân tộc mình, tôn giáo mình gắn bó với lợi ích của toàn dân tộc và của cách mạng; tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải gắn liền và phụ thuộc vào độc lập, tự do của Tổ quốc; Tổ quốc có độc lập, thống nhất thì tôn giáo mới có tự do. Sự thống nhất lợi ích đó là “điểm tương đồng” căn bản, tạo động lực để đồng bào các dân tộc, các tôn giáo một lòng, một dạ theo Đảng làm cách mạng trong đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.

- Thực hiện đoàn kết đồng bào các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo.

Cơ sở của đoàn kết là: “Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xoá bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung… để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội”[1].

- Kiên quyết đấu tranh chống những hành động gây chia rẽ, làm suy yếu khối đại đoàn kết, làm tổn hại đến lợi ích quốc gia dân tộc

Đây là lập trường có tính nguyên tắc trong quan điểm về công tác tôn giáo và quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Trong mọi trường hợp, cần phân biệt rõ đâu là vấn đề tôn giáo, đâu là vấn đề các thế lực thù địch lợi dụng chống phá để có biện pháp xử lý đúng đắn.

Ba là,  Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là vận động quần chúng

Đồng bào các tôn giáo là nhân dân lao động, là quần chúng của Đảng, là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việt Nam có khoảng 24 triệu tín đồ các tôn giáo. Đó là lực lượng to lớn, vì vậy nếu làm tốt công tác vận động quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phải làm cho đồng bào các tôn giáo nhận thức đúng, tin và làm đúng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Điều này xuất phát từ sự khác nhau giữa niềm tin tôn giáo và lý tưởng của CNXH mà sâu xa là thế giới quan tôn giáo và thế giới quan cộng sản.

Làm tốt công tác vận động quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và BVTQ

Bốn là, Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị

Đảng luôn có chủ trương, chính sách đúng đắn về tôn giáo

Nhà nước trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng ban hành pháp luật, chính sách cụ thể và tổ chức thực hiện. Nhà nước phải có những giải pháp thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào các dân tộc.Trong đó chú trọng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc, tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa, các vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời việc giải quyết các vấn đề về hoạt động hợp pháp của các tổ chức tôn giáo, Nhà nước kiên quyết xử lý đối với mọi hành vi truyền đạo trái phép, lợi dụng tôn giáo làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, làm mất trật tự, an toàn xã hội, gây tổn hại đến đạo đức, lối sống, văn hoá, thuần phong mỹ tục của các dân tộc; xử lý nghiêm những hành vi ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo trong thực hiện nghĩa vụ công dân, những hành vi làm phương hại đến độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân, chống Nhà nước.

Mặt trận, Đoàn thanh niên, Tổng LĐLĐ, Hội CCB, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ... là những tổ chức có vị trí, vai trò quan trọng, trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước về dân tộc và tôn giáo.

LLVT là lực lượng nòng cốt, đi đầu và là lực lượng chủ yếu thực hiện tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân hiểu rõ và chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo; đồng thời là lực lượng chủ yếu nắm bắt tình hình dân tộc, tôn giáo để tham mưu với Đảng và Nhà nước về Chính sách dân tộc, tôn giáo và trực tiếp chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề phức tạp của dân tộc và tôn giáo, xử lý các hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch với Việt Nam.

Năm là,  Vấn đề theo đạo và truyền đạo   

Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 26/1999/NĐ - CP, trong đó quy định chính sách cụ thể về các hoạt động theo đạo và truyền đạo, như sau:

- Đối với tín đồ các tôn giáo: mọi công dân có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào, từ bỏ hoặc thay đổi tôn giáo. Tín đồ có quyền thực hiện các hoạt động tôn giáo không trái với chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà n­ước, không đ­ược hoạt động mê tín dị đoan. Ng­ười n­ước ngoài cư­ trú hợp pháp tại Việt Nam đ­ược sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật Việt Nam.

- Đối với chức sắc, nhà tu hành tôn giáo có quyền: thực hiện chức trách, chức vụ tôn giáo của mình trong phạm vi trách nhiệm đã đư­ợc cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền chấp thuận. Việc mở tr­ường đào tạo, phong chức cho chức sắc, bổ nhiệm, thuyên chuyển... phải đư­ợc sự chấp thuận của Thủ tư­ớng Chính phủ hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Đối với các tổ chức tôn giáo đư­ợc Thủ tướng Chính phủ cho phép hoạt động thì đư­ợc pháp luật bảo hộ.

- Đối với hoạt động tôn giáo: các hoạt động tôn giáo tại cơ sở thờ tự tôn giáo đã đăng ký hàng năm và thực hiện trong khuôn viên cơ sở thờ tự thì không phải xin phép. Những hoạt động khác: các hội nghị, đại hội tôn giáo, in ấn xuất bản các loại kinh sách... phải đ­ược phép của cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền và thực hiện tuân thủ theo chính sách, pháp luật của Nhà nư­ớc.

- Đối với nơi thờ tự và tài sản của các tổ chức tôn giáo: Nhà n­ước bảo hộ nơi thờ tự của các tổ chức tôn giáo. Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gìn giữ tu bổ nơi thờ tự. Việc sửa chữa lớn các cơ sở thờ tự, xây dựng mới phải đư­ợc phép của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh...

- Đối với hoạt động đối ngoại của tôn giáo: hoạt động quốc tế của tổ chức tôn giáo, của tín đồ, chức sắc tôn giáo phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật, phù hợp với chính sách đối ngoại của Nhà nư­ớc. Tổ chức, cá nhân nư­ớc ngoài vào Việt nam để hoạt động ở lĩnh vực không phải là tôn giáo, thì không được phép tổ chức điều hành các hoạt động tôn giáo và truyền bá tôn giáo.



[1]  Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 239- 240.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét