Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đã tồn tại hàng
nghìn năm. Kể từ khi xuất hiện, tôn giáo đã trở thành một yếu tố tham gia vào
các quá trình xã hội, ảnh hưởng đến nhiều phương diện của đời sống con người.
Tôn giáo đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, với mong muốn tìm ra
tiếng nói chung nhất về tôn giáo. Tuy nhiên đến nay, khái niệm tôn giáo vẫn
đang là vấn đề tranh cãi trong giới nghiên cứu. Định nghĩa về tôn giáo phụ
thuộc vào quan điểm và phương pháp tiếp cận của các nhà nghiên cứu.
Thuật ngữ tôn giáo bắt nguồn từ tiếng Latinh
“Religion” có nghĩa là sự ràng buộc giữa cái hiện thực và cái hư ảo, siêu nhiên
Các nhà duy tâm
Các
nhà duy tâm, xem tôn giáo là sản phẩm có
nguồn gốc siêu nhiên, nó là sản phẩm “bẩm sinh” chứ không phải là kết quả của
sự vận động xã hội. Tôn giáo có vai trò sáng tạo ra loài người, xã hội, quy
định hoạt động, quyết định số phận của các cá nhân và xu hướng vận động của xã
hội.
Trong
lịch sử nhân loại, "đêm trường trung cổ" chính là thời kỳ tôn giáo đã
làm mưa gió trong xã hội con người- giáo hội cơ đốc đã trở thành trụ cột tinh
thần của chế độ phong kiến ở Tây Âu. Trong thời kỳ này, "triết học kinh
viện" là chỗ dựa chủ yếu của thần học. Đại biểu điển hình cho những triết
gia kinh viện học đó là Tô-mát Đa Canh (1225-1274). Trong tư tưởng triết học
của mình, ông đã chứng minh sự tồn tại
của thượng đế, bênh vực chế độ phong kiến và âm mưu thống trị thế giới của
giáo hoàng.
Theo ông, sự tồn tại của Thượng đế chỉ
có thể được chứng minh trên cơ sở của kinh nghiệm, nghĩa là trên cơ sở tồn tại
của thế giới như là sự sáng tạo của Thượng đế. Tômát đưa ra năm điều chứng
minh:
1. Cần có cái động lực ban đầu, vì thế
giới không phải là sự vận động vĩnh cửu;
2. Mục đích của những nguyên nhân tác
động không thể là vô tận, nên cần phải có cái nguyên nhân đầu tiên;
3. Mọi sự vật của thế giới là ngẫu
nhiên, do đó cần tồn tại một cái tất nhiên tuyệt đối;
4. Các sự vật bộc lộ những giai đoạn
hoàn thiện tuyệt đối;
5. Tính chất hợp lý của giới tự nhiên
không thể giải thích bằng những nguyên nhân tự nhiên, cần phải tồn tại một thực
thể lý trí siêu tự nhiên điều chỉnh thế giới.
Như vậy theo Tômát, Thượng đế chính là động
lực ban đầu, là nguyên nhân ban đầu, là cái tất nhiên tuyệt đối, sự hoàn thiện
tuyệt đối cũng như là nguyên nhân tạo ra sự hợp lý của giới tự nhiên.
Giáo hoàng đã bảo vệ và đề cao Tô-mát Đa-canh
là "Thánh Tômát", gọi triết học của ông là "triết học chân chính
duy nhất" của giáo hội cơ đốc.
Tư tưởng triết học của Tô mát Đa canh vẫn còn
ảnh hưởng mãi tới các nhà triết học duy tâm tư sản hiện nay. Sự lũng đoạn của
triết học kinh viện là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh gay
gắt trên lĩnh vực triết học thời kỳ phục hưng.
Những người theo chủ nghĩa vô thần
Thời
cổ đại: E-pi-quya phủ nhận sự can thiệp của thần thánh vào sự phát triển của tự
nhiên và số phận con người, xã hội.
Con người muốn được hưởng tự do thì phải thoát khỏi
sự sợ hãi trước thần linh, tự mình đấu tranh cho tự do.
Thời
kỳ phục hưng: Điđrô kịch liệt
chống lại tôn giáo, ông cho rằng tôn giáo là một trong hai sợi dây thắt cổ,
muốn chống lại sự áp bức phải cắt đi trước hết sợi dây tôn giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét