Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Những thành tựu trong thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam

 


Thành tựu lớn nhất trong thực hiện chính sảch dân tộc của Đảng, Nhà nước đến nay là: Tất cả mọi công dân không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giới đều bình đẳng về chính trị, bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sổng và bình đẳng trước pháp luật. Đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố, tăng cường, các dân tộc tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước quan tâm và có chính sách ưu tiên đầu tư đối với các vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu như: phát triển hệ thống giao thông nông thôn, điện, thủy lợi, nước sinh hoạt, các công trình trường học, trạm y tế. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã có sự chuyển biến rõ rệt; đây là những tiền đề, điều kiện quan trọng cho phát triển toàn điện, bền vững ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Sản xuất ở hầu hết các địa bàn vùng dân tộc đều phát triển, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng bào đã thay đổi phương thức canh tác truyền thống, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giống mới có chất lượng năng suất cao. Các huyện, xã đều có điển hình sản xuất giỏi; một số vùng đã có sản xuất hàng hóa với các sản phẩm chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su (ở các tỉnh Tây Nguyên), lúa gạo (Điện Biên), chè (Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ), cây ăn quả (Bắc Giang). Việc làm và thu nhập của người dân tăng lên. Tỷ lệ hộ nghèo các vùng giảm rõ rệt, đặc biệt ở những huyện nghèo trong Chương trình 30a (với 3-4%/năm). Đời sống, vật chất, tinh thần, chất lượng cuộc sống của đồng bào từng bước được cải thiện đáng kể.

Công tác giáo dục, đào tạo nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho các dân tộc thiểu số đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cơ bản xóa được tình trạng mù chữ và thực hiện phổ cập giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi. Năm 2017, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số hoàn thành chương trinh tiểu học đạt 95%. Các loại hình trường nội trú, bán trú phát triển trên phạm vi cả nước với 314 trường dân tộc nội trú và 1.013 trường dân tộc bántrú. Đến nay đã có 50/54 dân tộc có người học từ trình độ cao đẳng, đại học trở lên”1.

Văn hóa các dân tộc tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Thiết chế văn hóa cơ sở nhiều nơi được củng cố gắn với phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới. Đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số được nâng lên. Mạng lưới thông tin, phát thanh, truyền hình phủ rộng khẳp, giúp người dân tiếp cận được nhiều hơn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đời sống chính trị, xã hội của đất nước, tiến bộ khoa học - kỹ thuật góp phần quan trọng mở mang dân trí. Các giá trị văn hóa dân tộc được bảo tồn, phát huy góp phần làm phong phú, sống động hơn văn hóa Việt Nam. Nhiều di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc được Tổ chức Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận (Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên) và một số di sản được công nhận là di sản quốc gia (Sử thi Đam San - Tây Nguyên, Hát then - dân tộc Tày, Nùng), v.v…

Công tác y tế có bước cải thiện đáng kể. Mạng lưới y tế ở vùng dân tộc phát triển. Đến nay, nhiều xã đã đạt chuẩn về y tế, có bác sĩ. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu được nâng lên, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em được thực hiện đều khắp, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được kiểm soát và đẩy lùi như bệnh sốt rét, bạch hầu, uốn ván. Đồng bào nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí và hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định. Đời sống mọi mặt của đồng bào các dân tộc không ngừng được cải thiện đã góp phần nâng cao chất lượng dân số và kiểm soát ban đầu tỷ lệ sinh tăng tự nhiên.

Hệ thống chính trị vùng dân tộc không ngừng được xây dựng, củng cố, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu lănh đạo nhân dân thực hiên nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vùng dân tộc và là người dân tộc thiểu số trong hệ thống chỉnh trị từng bước được nâng lên, nhất là cấp cơ sở, cả về số lượng và chất lượng.

Lành thổ và chủ quyền quốc gia ở các vùng biên giới được đảm bảo. An ninh chính trị và trật tự xã hội trong vùng dân tộc cơ bản ổn định. Hiện nay, đại đa số đồng bào các đân tộc thiểu số vẫn tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng bào đoàn kết, nâng cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ, phá hoại của các thế lực thù địch; đã và đang tham gia tích cực vào quá trình hội nhập với khu vực và thế giới của cả nước.

Những kết quả, thành tựu nêu trên cũng chính là những thuận lợi rất cơ bản đảm bảo cho sự phát triển toàn diện, bền vững của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét