Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

VIỆC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG THEO NGHỊ ĐỊNH 120/2013/NĐ-CP

 Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;  b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;  c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Nếu không có mặt khi sơ tuyển hoặc nhập ngũ mà không có lý do chính đáng thì người vi phạm cũng sẽ bị xử phạt theo nghị định 120/2013/NĐ-CP:

Điều 5. Vi phạm quy định sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

 Ở đây có một khái niệm cần chú ý, đó là “lý do chính đáng“. Vậy thế nào là lý do chính đáng? Thông tư 95/2014/TT-BQP quy định các lý do chính đáng này bao gồm:

Người thực hiện nghĩa vụ quân sự bị ốm, tai nạn

Thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự bị ốm nặng. Thân nhân gồm bố mẹ, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con.

Thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự qua đời nhưng chưa tổ chức tang lễ.

Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc thân nhân bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.

Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy náo khám sức khỏe, lệnh nhập ngũ do lỗi của người có trách nhiệm hoặc người khác gây cản trở.

Chỉ trong những trường hợp trên thì người thực hiện nghĩa vụ quân sự mới có thể vắng mặt.

Xử lý hình sự hành vi vi phạm

Nếu đã bị xử phạt hành chính mà còn tái phạm thì người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự. Ngoài ra, nếu phạm tội kèm theo tình tiết tăng nặng thì cũng sẽ bị xử lý hình sự (theo điều 332 bộ luật hình sự 2015):

Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Phạm tội trong thời chiến;

c) Lôi kéo người khác phạm tội. 

Hình phạt nặng nhất cho hành vi này là 05 năm tù giam. So với 24 tháng thực hiện nghĩa vụ thì đúng là một trời một vực.

Trốn nghĩa vụ quân sự là hành vi cần phải được lên án mạnh mẽ, bởi việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm cao cả của thanh niên để góp phần tiếp nối truyền thống bảo vệ tổ quốc. Và đây cũng chính là niềm vinh dự, tự hào của tuổi trẻ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét