Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2022

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 01/8


“Phụ nữ cần phải học tập tiến bộ nhiều hơn nữa”.
Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Người nói trong bài phát biểu tại Hội nghị các đại biểu phụ nữ tham gia công tác chính quyền toàn miền Bắc, ngày 1/8/1960, Báo Nhân dân đăng trên số 2327, ngày 2/8/1960.
Đây là giai đoạn miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đuổi đế quốc Mỹ và tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng CNXH càng được chú trọng, số lượng phụ nữ công tác trong các cơ quan chính quyền từ trung ương đến cơ sở tăng cao; đặc biệt, trong Quốc hội khóa II có tới 53 đại biểu Quốc hội là nữ. Khẳng định Đảng, Chính phủ và Nhân dân ta đã đánh giá cao vị trí, vai trò của phụ nữ và đó cũng là một thắng lợi của sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy: “Phụ nữ cần phải học tập tiến bộ nhiều hơn nữa”, kế thừa và phát huy truyền thống con cháu Bà Trưng, Bà Triệu, các thế hệ phụ nữ Việt Nam đã tích cực học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; từ các phong trào thi đua rộng lớn của phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ, tiêu biểu với các phong trào thi đua “Ba đảm đang”, phong trào “Đồng khởi”… đã xuất hiện nhiều nữ anh hùng dũng cảm trong chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được lịch sử vinh danh, trở thành niềm tự hào của cả dân tộc, xứng đáng với 8 chữ Vàng Bác Hồ trao tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, phát triển hiện nay, lời Bác Hồ dạy năm xưa vẫn vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn để các thế hệ phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, ra sức học tập, rèn luyện theo 4 phẩm chất: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, ngày càng có nhiều phụ nữ phấn đấu trở thành chính trị gia, nhà khoa học giỏi, nhà quản lý năng động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phương hướng xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, phụ nữ Quân đội tiếp tục nêu cao tinh thần, trách nhiệm, tích cực, chủ động, sáng tạo, vượt mọi khó khăn, học tập, lao động sáng tạo, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc để cùng với phụ nữ cả nước thực hiện trọn vẹn lời Bác Hồ dạy năm xưa.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'TƯ TƯỞNG Há CHÍ MINH MÃI MÃI SOI SÁNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM'
14
7 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

“Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sách chủ nghĩa cá nhân” - một thông điệp thiêng liêng về đạo đức của cán bộ, đảng viên của Đảng cầm quyền

Để thấy rõ những giá trị to lớn, tính thời sự và hiện đại của tác phẩm với tựa đề nêu trên của Hồ Chí Minh, với bút danh Trần Lực (T.L), trước hết chúng ta cần lưu ý mấy điểm quan trọng thuộc về hoàn cảnh, xuất xứ tác phẩm và phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh in dấu trong tác phẩm này.

- Thứ nhất, tác phẩm được Người lên kế hoạch thực hiện rất công phu và khoa học. Người trù tính, nhân sinh nhật Đảng lần thứ 39, cần có một tài liệu giáo dục nhận thức và bồi dưỡng tình cảm cách mạng trong toàn Đảng, từ các đảng viên, các chi bộ đảng ở cơ sở cho đến các cấp ủy, các cơ quan lãnh đạo ở Trung ương. Tài liệu ấy chính là đạo đức cách mạng trong Đảng phải có sự nêu gương, thúc đẩy toàn Đảng, toàn dân. Muốn vậy phải gắn liền nó với chống chủ nghĩa cá nhân. Đó là một cuộc chiến đấu như một cuộc cách mạng, từng người, từng tổ chức đảng phải thấm nhuần. Trong đề cương chuẩn bị, đích thân Người đặt tên từ đầu là “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”, Người giao cho hai cơ quan tham mưu chiến lược tổ chức thực hiện nhiệm vụ này là Ban Tuyên huấn Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) và Văn phòng Trung ương. Cụ thể là thể hiện thành một bài báo, tối đa 1.000 từ và công bố trên báo Đảng đúng dịp sinh nhật Đảng 03/02/1969, trên cơ sở đề cương do Người vạch ra với phong cách khoa học và dân chủ, Người yêu cầu các đồng chí được giao trọng trách cần thảo luận thẳng thắn với Người để thống nhất, nhất trí việc mình làm. Người vào phút chót đã lắng nghe ý kiến đề xuất, tán thành điểm hợp lý để tiếp thu, vừa tôn trọng tập thể vừa có ý “bảo lưu” ý kiến của mình bằng cách đồng ý đổi tên đầu đề bài báo Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân song yêu cầu trong nội dung bài phải in đậm một dòng chữ “quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”. Bằng việc làm này, Người đã cung cấp cho chúng ta một bài tập thực hành mẫu về tập trung dân chủ. Chưa kể đến, Người chu đáo chỉ dẫn, bước đi, thời gian và phương pháp thực hiện nhiệm vụ Người giao cho hai cơ quan tham mưu nói trên. Người sửa chữa thật công phu bản thảo để định hình tài liệu mà chúng ta được biết hiện nay. Bài báo trở thành một trong những tác phẩm lý luận cuối cùng của Người, xứng đáng là một tác phẩm kinh điển về đạo đức, xứng đáng được xếp vào Quốc Bảo.

- Thứ hai, ý nghĩa lịch sử của tác phẩm là ở thời điểm và hoàn cảnh ra đời của nó, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lúc đó đang ở vào giai đoạn quyết liệt giống như Đảng ta đã trải qua gần 4 thập kỷ đấu tranh oanh liệt, vẻ vang. Trong chỉ đạo viết tác phẩm này, Người đã thấy rõ vấn đề phải tập trung chỉnh đốn lại Đảng mà Người đã căn dặn trong Di chúc, Người đặc biệt nhấn mạnh đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân như một vấn đề sinh tử. Đây là trù tính chiến lược của Người. Sự nghiệp lớn liên quan tới vận mệnh của Đảng, của cách mạng và số phận, tương lai, triển vọng của cả dân tộc tùy thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công tác tư tưởng và đạo đức của Đảng, của cán bộ, đảng viên.

Sự nghiệp vĩ đại đòi hỏi trí tuệ lớn, đạo đức cao cả và bản lĩnh vững vàng của Đảng, đức hy sinh của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cho nên, Người cân nhắc thấu đáo khi xác định chủ đề tác phẩm với ý nghĩa thức tỉnh toàn Đảng, như muốn truyền đi một thông điệp hành động. Vào lúc này, khi Đảng ta quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng và cả hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện thì ý nghĩa hiện thời của tác phẩm của Người càng sáng tỏ. Vậy trong tác phẩm in đậm dấu ấn đặc sắc tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (khi báo Đảng đăng toàn văn bài báo 700 từ này của Người). Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta những chỉ dẫn quý báu như thế nào? Có thể nói tới những chỉ dẫn quan trọng, nổi bật dưới đây:

Một là, người mở đầu tác phẩm bằng cách khẳng định tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, qua lời khen chân thành của quần chúng đối với đảng viên và cán bộ chúng ta.

Người minh chứng điều này qua thực tế lịch sử 30 năm đấu tranh quyết liệt của Đảng với rất nhiều tấm gương sáng của các thế hệ cách mạng. Người khẳng định, đó là những bông hoa tươi thắm của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là niềm tự hào của nhân dân ta và Đảng ta[7].

Hai là, phần lớn bài báo dành cho việc phê phán chủ nghĩa cá nhân ở một số ít cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém”2. Người chỉ ra những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân ở những người mang nặng chủ nghĩa cá nhân, “việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết, họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”3. Đó là động cơ, mục đích xấu, tầm thường, vụ lợi, vị kỷ. Nó biểu hiện thành những thói xấu trong công việc, trong lối sống, trong quan hệ, xa lạ với người cách mạng; “... ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa”[8]; “... tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành... tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng,... mắc bệnh quan liêu,... không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ”2. Người còn vạch rõ: “... do chủ nghĩa cá nhân mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân”3. Từ những phê phán gay gắt đó, Người khái quát lại, “... do chủ nghĩa cá nhân mà phạm nhiều sai lầm”4.

Ba là, phần cuối cùng của bài báo ngắn mà tầm tư tưởng lại rất rộng lớn là ở chỗ, Người đề ra nhiệm vụ của Đảng là phải tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên. Đặc biệt, phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng, hoan nghênh và khuyến khích quần chúng, thật thà phê bình cán bộ, đảng viên.

Người yêu cầu hàng loạt những nhiệm vụ và giải pháp từ chế độ sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc, kỷ luật Đảng phải nghiêm minh, công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân là trên hết, trước hết5.

Để nâng cao đạo đức cách mạng (xây) và quét sạch chủ nghĩa cá nhân (chống) phải bồi dưỡng tinh thần tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật.

Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thực sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ.

Làm tốt những biện pháp đó là cách thiết thực kỷ niệm ngày thành lập Đảng ta, Đảng là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân anh hùng, làm cho mọi cán bộ, đảng viên đều tiến bộ, góp sức nhiều hơn nữa cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước toàn thắng và xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công[9].

Với những chỉ dẫn đó, tác phẩm của Hồ Chí Minh cho ta thu hoạch sâu sắc rằng, nâng cao đạo đức cách mạng là sức mạnh chống chủ nghĩa cá nhân, là sự kết hợp giữa nhận thức với hành động, là sự phát triển mối quan hệ giữa đảng viên với tổ chức và lý luận, giữa Đảng với dân, giữa chính trị với khoa học, đạo đức và văn hóa. Tác phẩm càng cho thấy mối quan tâm đặc biệt của Người với vũ khí phê bình và tự phê bình, giữa dân chủ và tập trung, giữa trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người đối với Đảng, với dân tộc, với nhân dân, giữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng với mục đích, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng.

Ngày nay, Đảng ta nêu cao quyết tâm, tinh thần và đồng tâm, thống nhất ý Đảng với lòng dân và phép nước tạo ra sức mạnh tổng hợp để đưa sự nghiệp đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội tới thành công thì những điều chỉ dẫn của Người hơn một phần hai thế kỷ trước đây vẫn còn nguyên giá trị mà chúng ta phải ra sức phát huy.