Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, hậu
quả thiên tai gây ra là không thể tránh khỏi. Chúng ta chỉ có thể nắm bắt tình hình, dự báo sớm
để chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất hậu quả xảy ra và nỗ lực khắc phục thiệt hại. Trong
thực tế, chúng ta đã rất chủ động đối phó với cơn bão ngay từ sớm.
Thủ tướng đã ban hành các công điện chỉ đạo các bộ, ban, ngành, địa phương triển khai nhiều
biện pháp cấp bách chủ động ứng phó thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả, đồng thời
phân công các thành viên Chính phủ, các cơ quan chức năng kiểm tra việc ứng phó, lập ban chỉ
đạo tiền phương để kịp thời chỉ đạo xử lý các tình huống đặt ra trước, trong và sau khi bão đổ bộ.
Toàn dân tộc đã phát huy tinh thần đại đoàn kết, đồng lòng, chung tay giúp đỡ đồng bào vượt
qua khó khăn.
Để phòng, chống bão số 3, Bộ Công an đã huy động hơn 100.000 lượt cán bộ, chiến sĩ của Công
an 35 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng, giúp đỡ nhân dân chằng chống nhà cửa, tuyên truyền, vận
động nhân dân đến nơi tránh trú bão an toàn, sơ tán gần 53.000 người trên lồng bè, chòi canh
nuôi thuỷ sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn. Phối hợp Bộ đội Biên phòng kiểm đếm, hướng
dẫn hơn 51.000 tàu cá, gần 220.000 người về nơi tránh trú an toàn; bố trí các trang thiết bị,
phương tiện phục vụ công tác phòng chống bão.
Theo báo cáo của Cục Cứu hộ cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân
đội đã huy động hơn 450 nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ và hơn 10.000 phương tiện ứng phó siêu
bão số 3. Trước khi bão đổ bộ, các đơn vị Quân đội đã nhanh chóng có mặt tại những nơi nguy
hiểm, xung yếu hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ.
Trong những ngày xảy ra mưa lũ trên diện rộng, Công an các địa phương phía Bắc tập trung hỗ
trợ sơ tán người dân di dời khỏi vùng nguy hiểm, tham gia gia cố đê kè ngăn lũ, trực tiếp tuần
tra, đưa người bị mắc kẹt trong lũ đến nơi an toàn, đưa người bị nạn đi cấp cứu.
Hậu bão số 3 đã gây ra lũ quét, lũ lụt diện rộng cho nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc với nhiều
thiệt hại về người và của. Để ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, giúp
đỡ nhân dân nhanh chóng ổn định sản xuất, cuộc sống, không để người dân nào bị đói, rét, không
nơi ở, đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ, lực lượng Công an
đã khẩn trương huy động tối đa lực lượng, phương tiện ở nhiều đơn vị, địa phương. Công an các
tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng… huy động toàn lực lượng từ cấp
tỉnh tới cấp xã sử dụng các phương tiện tiếp cận, di chuyển toàn bộ người và tài sản trong vùng
có nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng tới nơi tránh trú.
Đã có nhiều tấm gương anh dũng trong thực hiện nhiệm vụ, trong đó có cán bộ đã hy sinh để bảo
vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân, đó là Thượng úy Nguyễn Đình Khiêm (sinh năm 1997), Đại
đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn Công binh 1, Lữ đoàn Công binh 513, Quân khu 3; Trung tá
Trần Quốc Hoàng (sinh năm 1987), cán bộ Trại giam Quảng Ninh.
Đặc biệt, sau khi xảy ra tai nạn sập cầu Phong Châu và trận lũ quét kinh hoàng làm hơn 100
người bị vùi lấp ở bản Làng Nủ, Lào Cai, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Công an địa phương và
CSCĐ thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ cùng một số đơn vị Quân đội đã đến hiện trường tiến hành cứu
nạn, cứu hộ với quyết tâm, nỗ lực cao nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét