Gần đây, Trung đoàn Không quân 940, Trường Sĩ quan Không quân (Quân chủng Phòng không - Không quân) tổ chức bay huấn luyện tại sân bay Phù Cát (Bình Định), với máy bay Yak-130 (số hiệu 2101); thực hiện bay bài 208, bay đường dài - không vực - xuyên mây trong điều kiện khí tượng phức tạp, do Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng, bay buồng trước và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay, bay buồng sau. Máy bay cất cánh lúc 9 giờ 55 phút, đến 10 giờ 38 phút, khi kết thúc bài bay về hạ cánh, phi công báo cáo tình trạng máy bay thả càng không ra, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý tình huống thả càng khẩn cấp nhưng vẫn không được.
Lợi dụng vụ việc này, trên trang Vietnamthoibao có đăng bài viết của “Cảnh Chân” với tiêu đề “Vụ rơi máy bay chiến đấu Yak - 130: mối lo cho năng lực quốc phòng của Việt Nam”. Điều đáng nực cười ở đây chính là Cảnh Chân không hiểu biết gì về năng lực quốc phòng của đất nước Việt Nam, nhưng lại phán xét, đánh giá, nhận định một cách phiến diện, siêu hình, vô căn cứ. Y cho rằng “thời bình máy bay chiến đấu vẫn bị rơi dù không có giặc; nếu bị tấn công không quân Việt Nam sẽ làm gì để bảo vệ Tổ quốc”.
Có thể thấy rằng, trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu nói riêng và các hoạt động khác nói chung, các vụ tai nạn hi hữu xảy ra là điều không thể tránh khỏi; không chỉ ở nước ta mà ngay các nước trên thế giới, máy bay chiến đấu bị tai nạn trong huấn luyện cũng sảy ra rất nhiều. Ngày 1/5/2024 trang Ap đưa tin, một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm F-16 Fighting Falcon của Mỹ đã gặp sự cố và rơi xuống gần Công viên quốc gia White Sands, phía Tây Căn cứ Không quân Holloman ở bang New Mexico (Mỹ). Chiếc F-16 bị rơi thuộc biên chế Phi đội tiêm kích số 49 của Căn cứ Không quân Holloman. Đây là vụ tai nạn thứ ba của loại máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ trong 6 tháng qua. Trước đó, hai chiếc F-16 đã bị rơi ngoài khơi biển Hàn Quốc vào tháng 1 năm nay và tháng 12 năm ngoái trong lúc đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện tại Căn cứ Không quân Kunsan của Hàn Quốc . Ngày 4/8/2024, một máy bay chiến đấu Mirage của Không quân Pháp đã bị rơi trong khi tham gia huấn luyện tại miền Nam nước này, nâng số máy bay Mirage bị tai nạn trong huấn luyện của Pháp lên 6 vụ trong 2 năm vừa qua.
Như vậy, không chỉ Việt Nam, mà ở Mỹ, Anh, Pháp hay Đức các vụ việc máy bay chiến đấu trong huấn luyện vẫn bị tai nạn, bị rơi. Điều đó cho thấy, việc máy bay Yak - 130 bị rơi trong quá trình huấn luyện ở Việt Nam cũng là việc hi hữu, giống như các nước khác trên thế giới chứ đâu phải như phán xét thiếu căn cứ của Cảnh Chân. Việc máy bay huấn luyện bị rơi, không phản ảnh năng lực quốc phòng của một quốc gia, vùng lãnh thổ. Mới đây Global Firepower, Tổ chức phân tích quốc phòng nổi tiếng hàng đầu thế giới đã nghiên cứu và công bố sức mạnh quân sự của các quốc gia năm 2023. Việt Nam có sự tăng hạng ấn tượng, từ vị trí 24 năm 2021, lên vị trí thứ 19 năm 2023.
Thực hiện chủ trương Đại hội XIII của Đảng đề ra, xác định Quân chủng Phòng không, Không quân tiến thẳng lên hiện đại và được trang bị các loại máy bay chiến đấu hiện đại như: Su-30 MK2, Su-27, Su-22, máy bay vận tải tầm trung C-295, máy bay chiến đấu tiêm kích hạng nhẹ MiG-21, v.v. và từ thực tiễn trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã chứng minh rằng lực lượng Phòng không - Không quân đủ sức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới; hoàn thành sứ mệnh vẻ vang là lực lượng giữ vai trò nòng cốt trong quản lý và bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Với truyền thống yêu nước, thương nòi, đoàn kết một lòng của dân tộc Việt Nam và với một tiềm lực quốc phòng ngày càng được củng cố, tăng cường thì việc bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là điều hiển nhiên, đâu cần đến những kẻ phản quốc, như Cảnh Chân phải lo thay./.
Yêu nước ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét