Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2024

Xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để thúc đẩy "Diễn biến hòa bình"

 Xuyên tạc công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để thúc đẩy “Diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến,”, “tự chuyển hóa” là thủ đoạn hết sức thâm độc của các thế lực thù địch. Để giữ vững ổn định chính trị, tăng cường, củng cố nền tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng, cần phải nhận diện và phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái.

Diễn biến hòa bình” và tham nhũng là hai trong bốn nguy cơ mà Đảng ta chỉ ra từ giữa nhiệm kỳ Đại hội VII và đến nay. Hai nguy cơ này xuất phát từ hai chủ thể khác nhau, một là từ chiến lược phản động của các thế lực thù địch bên ngoài, hai là “giặc nội xâm”, nhưng lại có quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Một trong những trọng tâm của chiến lược “Diễn biến hòa bình” là thúc đẩy suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, mà tham nhũng, tiêu cực là một trong những biểu hiện của nó, đồng thời, chính các hành vi tham nhũng, tiêu cực lại bị các thế lực thù địch triệt để lợi dụng để tạo ra các chiến dịch xuyên tạc, kích động trong chiến lược của mình. Đây thực sự là thủ đoạn thâm độc của chúng.

Vì vậy, nhận diện đúng, phản bác có hiệu quả với những luận điệu sai trái xuyên tạc cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của các thế lực thù địch; đồng thời, đấu tranh đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, ngăn chặn sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là những nhiệm vụ, giải pháp hữu hiệu góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đủ sức lãnh đạo dân tộc hoàn thành sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhận diện sự xuyên tạc của các thế lực thù địch

Để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch bằng nhiều biện pháp thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh tuyên truyền, xuyên tạc với nhiều luận điệu sai trái, trong đó, nổi lên là: “Tham nhũng là vấn đề thuộc bản chất của chế độ một đảng ở Việt Nam”; hoặc: “Việt Nam không thể phòng, chống tham nhũng thành công”; “Việt Nam, càng chống, tham nhũng càng nặng, bởi vì đó là căn bệnh kinh niên của chế độ một đảng cầm quyền...”.

Chúng còn cho rằng, thực chất cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay là “thanh trừng phe phái”, “đấu đá nội bộ”, “triệt hạ lẫn nhau” trong Đảng Cộng sản Việt Nam... Những luận điệu đó lại được các đối tượng cơ hội chính trị, những kẻ “trở cờ”, bất mãn với chế độ hết sức cổ súy, tán dương và ủng hộ nhiệt tình.

Đây là những luận điệu hết sức thâm độc, xảo trá, phản động hòng xuyên tạc quyết tâm và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chia rẽ nội bộ Đảng và hệ thống chính trị, gây phân tâm trong xã hội, làm giảm sút ý chí, lòng tin của Nhân dân vào Đảng, vào chế độ, từng bước hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, công kích chế độ, kêu gọi Việt Nam phải thực hiện đa đảng, tam quyền phân lập thì mới có thể chống được tham nhũng, tiêu cực, với mục đích phủ nhận, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét