Những ngày qua, tổ công tác gồm 7 cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng Ngư Thủy, BĐBP Quảng Bình luôn thường trực ở “rốn lũ” huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình để đảm bảo an toàn và chăm lo cuộc sống cho nhân dân. Bất kỳ thời điểm nào khi người dân cần, kể cả trong đêm tối, những người lính Biên phòng sử dụng ca nô đến tận nơi để hỗ trợ bà con. Sự tận tâm của cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã tô thắm thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân.
Nằm ở hạ lưu của dòng sông Kiến Giang, người dân tại các xã, thị trấn của huyện Lệ Thủy luôn chủ động về mọi mặt để “sống chung” với lũ lụt. Tuy nhiên, trận lũ những ngày cuối tháng 10/2024 diễn biến phức tạp, gây ra nhiều khó khăn cho chính quyền và nhân dân địa phương. Sau những trận mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn khiến địa bàn các xã vùng trũng như: Lộc Thủy, An Thủy, thị trấn Kiến Giang ngập sâu, cô lập hoàn toàn. Nước lũ lên nhanh, dâng cao bất thường khiến phương án ứng phó của nhiều gia đình không phát huy được hiệu quả. Trong đó, hàng trăm người dân buộc phải sơ tán đến nơi an toàn. Trước tình huống đó, chính quyền huyện Lệ Thủy đã đề nghị các đơn vị lực lượng vũ trang tăng cường quân số, phương tiện hỗ trợ đảm bảo an toàn cho nhân dân trong vùng bị chia cắt.
Những ngày mưa lũ, BĐBP Quảng Bình đã huy động tối đa lực lượng để giúp chính quyền địa phương và nhân dân ứng phó. Ngày 28/10, từ đề nghị của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh BĐBP, BĐBP Quảng Bình đã điều động 7 cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng Ngư Thủy cơ động bằng ca nô lên thường trực tại vùng “rốn lũ” để thực hiện nhiệm vụ. Ngay trong đêm đầu tiên, tổ công tác của đơn vị đã sơ tán hàng chục người dân ở những khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.
Những ngày tiếp theo, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ngư Thủy được chính quyền địa phương giao nhiệm vụ vận chuyển lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân ở những khu vực bị nước lũ chia cắt. Trong thời điểm lũ lụt, Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy có hàng chục bệnh nhân lưu trú điều trị bệnh, lũ về bất ngờ khiến cho mọi hoạt động tại đây bị đảo lộn. Trước tình huống đó, đội ngũ y, bác sĩ và các lực lượng phải tập trung chuyển trang thiết bị, người bệnh lên các tầng cao hơn. Bốn bề nước lũ cô lập, việc ăn, uống, sinh hoạt của những người làm công tác chuyên môn và bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Trong lúc cuộc sống nhân dân vùng “rốn lũ” đang gặp nhiều khó khăn, người dân các xã lân cận, các đoàn thiện nguyện từ nhiều nơi đã đến hỗ trợ kinh phí, tặng nhiều phần quà thiết thực cho bà con đang bị cô lập. Còn tổ công tác của Đồn Biên phòng Ngư Thủy sử dụng ca nô để đưa những phần cơm, món quà của các tổ chức, cá nhân đến với nhân dân vùng lũ.
Nhiều ngày trước, trong quá trình cùng gia đình chuẩn bị ứng phó với bão số 6, bà Nguyễn Thị Quân, ở thôn Xuân Lai, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy không may bị ngã gãy tay và phải điều trị tại bệnh viện. Những ngày lũ về, nhà bà cũng bị ngập sâu, con cháu không thể lên thăm nom, tiếp tế, bà phải nhờ vào sự giúp đỡ của lực lượng chức năng và các bệnh nhân xung quanh. Đón nhận suất cơm từ cán bộ Đồn Biên phòng Ngư Thủy mang vào trao tận tay tại giường bệnh, bà Quân xúc động chia sẻ: “Không may gặp phải tai nạn, bệnh tật, trong khi bốn bề đều là nước lũ bao vây, chúng tôi rất lo lắng. Nhưng ở đây, mọi bệnh nhân luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, lực lượng chức năng. Từ thức ăn, nước uống đều được bộ đội, các nhà hảo tâm chuyển đến tận nơi, chúng tôi biết ơn vô cùng.”
Những ngày qua, ca nô của các các lực lượng chức năng và BĐBP gần như hoạt động liên tục, có khi đêm muộn mới tắt máy, có khi trong bữa cơm, người lính cũng phải bỏ dở để lên đường hỗ trợ nhân dân. Thiếu tá Võ Doãn Dũng, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ngư Thủy chia sẻ câu chuyện: “Vào lúc 20 giờ 30 phút, ngày 30/10, anh em đang chuẩn bị ăn cơm thì nhận được điện thoại của anh Nguyễn Hữu Hán, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy đề nghị tổ công tác nhanh chóng điều khiển ca nô tiếp cận Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy để đưa nạn nhân bị nhồi máu cơ tim lên tuyến trên cấp cứu. Chúng tôi đã bỏ dở bữa cơm để thực hiện nhiệm vụ và đón được bác Đỗ Trọng Lực, sinh năm 1943, ở thôn Xuân Giang, thị trấn Kiến Giang để đưa lên Bệnh viện Hữu nghị Cu Ba - Đồng Hới tiếp tục cấp cứu, điều trị”.
Thiếu tá Dũng cho biết thêm, trong đêm nước lũ rút nhanh, ca nô phải dừng lại ở vị trí cách quốc lộ 1A (điểm đậu xe đón bệnh nhân) khoảng 2km. Không còn cách nào khác, cán bộ, chiến sĩ đơn vị phải lội
“Theo đề nghị của chính quyền địa phương, ngày 31/10, BĐBP Quảng Bình tiếp tục điều động thêm 20 cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy để hỗ trợ các trường học, gia đình tổng dọn vệ sinh sau lũ. Chúng tôi đã quán triệt để mọi quân nhân phát huy tinh thần, trách nhiệm hỗ trợ chính quyền địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, sớm đưa các hoạt động trở lại bình thường” – Đại tá Trịnh Thanh Bình, Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Bình cho biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét