Cụ ông đứng ở ngoài cùng bên trái là Nguyễn Văn Tố. Một nhà trí thức yêu nước nhiệt thành.
Cụ Nguyễn Văn Tố hiệu là Ứng Hòe sinh ngày 05/6/1889, quê ở là Đông Thành, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố Bát Sứ, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội). Cụ Nguyên là Trưởng Ban Thường trực Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nguyên Bộ trưởng Cứu tế xã hội, Bộ trưởng Bộ Không Bộ, một chí sĩ yêu nước nhiệt thành, nhà văn hóa xuất sắc, người cộng sự gần gũi, thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của dân tộc.
Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cụ Nguyễn Văn Tố cùng các thành viên của Chính phủ rời Thủ đô Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc để tiếp tục lãnh đạo toàn dân kháng chiến.
Trong cuộc tiến công vào thị xã Bắc Cạn, quân Pháp đã bắt được ông. Ông có hình thể bề ngoài hao hao giống Bác Hồ và nói tiếng Pháp rất giỏi nên quân Pháp mới nhầm lẫn rằng ông là Hồ Chí Minh. Trong lúc bị bắt, cụ luôn yêu cầu Pháp rút quân, đảm bảo hòa bình độc lập tự do cho đất nước.
Hai người đứng đầu quân sự và chính trị của Pháp sau khi nghe tin đã tưởng chừng nắm được chiến thắng nên đã gấp rút bay ra Hà Nội. Nhưng trên đường bay thì được cấp dưới báo là nhầm lẫn, người quân Pháp bắt được là ông Nguyễn Văn Tố. Sau đó quân Pháp đã hạ lệnh xuống tay với ông.
Trân trọng những cống hiến cho dân tộc, cho đất nước của học giả yêu nước Nguyễn Văn Tố, được tin cụ hy sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết lời điếu với sự đánh giá rất cao, với niềm thương tiếc vô bờ, trong đó có đoạn:
"Cụ dù hy sinh, tinh thần cụ ngàn thu sẽ vẻ vang bất diệt
Với cụ, dân tộc mất một người chí sĩ, thế giới mất một người dan nho
Cho nên Chính phủ khôn xiết buồn rầu, đồng bào khôn xiết nỗi lòng thương tiếc”
Câu chuyện trên được kể trong Tập 3 của Series phim tài liệu Cùng Nhau Gìn Giữ Nước Non do QPVN sản xuất nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam./.
St
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét