Tôn giáo là vấn đề thuộc về đời sống tâm linh liên quan đến một bộ phận không nhỏ dân cư trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các thế lực thù địch coi đây là một trong những mũi nhọn xung kích trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cho nên, tôn giáo là một trong những vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp, đang có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của một bộ phận nhân dân và xã hội.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn có quan điểm, chính sách giải quyết vấn đề tôn giáo đúng đắn: thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào tín đồ các tôn giáo, thực hiện đoàn kết lương, giáo, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta là một hệ thống các chủ trương, sách lược, kế hoạch và biện pháp cụ thể của Đảng và Nhà nước nhằm chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị, cũng như mỗi công dân trong giải quyết, xử lý vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa một cách khoa học, đạt hiệu quả cao.
Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta là kết quả của sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tôn giáo, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể ở nước ta.
Thực tế trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cho thấy đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhìn chung, các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận đã hoạt động theo pháp luật, xây dựng được đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”; “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, tập hợp được đông đảo tín đồ, chức sắc các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân.
Đảng, Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực về đạo đức, văn hóa của tôn giáo; khuyến khích những hoạt động xã hội, từ thiện của tín đồ, chức sắc và các tổ chức tôn giáo như các hoạt động: xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ cứu hộ thiên tai, khám, chữa bệnh miễn phí, mở các lớp học tình thương, là đúng đắn, hợp lòng dân, đem lại sự đồng thuận trong xã hội.
Năm là, chống mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc, làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân
Đi đôi với tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta khẳng định: nghiêm cấm những hoạt động “lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước, kích động bạo lực, hoặc tuyên truyền trái với pháp luật, chủ trương chính sách của Nhà nước, chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe nhân dân, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, hoạt động mê tín dị đoan”.
Thực tế vẫn còn một số tín đồ, chức sắc các tôn giáo, do nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác nên bị các thế lực thù địch lợi dụng hòng gây chia rẽ, làm mất đoàn kết; ở một số nơi, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, một số người đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống đối, kích động tín đồ, chức sắc nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, gây mất ổn định chính trị. Tình hình đó không những ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp cách mạng, đến sinh hoạt tôn giáo lành mạnh của nhân dân.
Vì vậy, đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, chống phá cách mạng là một nhiệm vụ thường xuyên không thể coi thường của cả hệ thống chính trị và của đồng bào tín đồ các tôn giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét