Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2024

NHỮNG THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN MỌI MẶT CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

 Thời gian qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam tiếp tục huy động nguồn lực nhằm phát triển kinh tế,

văn hóa, xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc

thiểu số đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay. Và những thành tựu trên

tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã minh

chứng cho tính đúng đắn trong các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Cụ thể

như:

Về chính trị, số đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số ngày càng tăng qua các kỳ bầu cử,

trong đó Quốc hội Khóa XV đã có 89/499 đại biểu là người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 17,84%,

cao nhất trong các khóa Quốc hội. Đồng thời, các dân tộc thiểu số có dân số đông như Tày, Thái,

Mông, Mường, Khmer, Nùng... đều có đại diện qua các khóa của Quốc hội và các dân tộc thiểu

số có dân số dưới 10.000 người đã có đại biểu tham gia Quốc hội khóa XV (như các dân tộc

Mảng, Lự, Brâu...). Đến nay, có 51/53 dân tộc thiểu số đã có đại diện tham gia Quốc hội các

khóa, chỉ còn 2  dân tộc Ơ đu và Ngái là chưa có đại diện tham gia Quốc hội. Đồng thời, tỷ lệ

cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số ở các cấp ngày càng chiếm tỷ lệ cao (đến

tháng 5/2023 tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số chiếm 11,5% trên tổng

số cán bộ, công chức, viên chức).

Về kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên rõ

rệt trên tất cả các phương diện. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số đến năm 2023 còn khoảng 33%

(giảm 5,62%) so với chỉ tiêu được giao; có 7,9 triệu lao động người dân tộc thiểu số có việc làm,

chiếm 82,1% tổng số người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên; tỷ lệ thất nghiệp của người dân tộc

thiểu số chỉ là 1,4%, thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp chung của toàn quốc; 96,12% người dân tộc thiểu

số được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế; số người nghèo, người dân tộc thiểu số tham gia thực hiện

khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đạt gần 43 triệu lượt người, chiếm 24% số người tham gia bảo

hiểm y tế toàn quốc. Đồng thời, các chính sách bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ

viết, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân

tộc thiểu số được thực hiện hiệu quả. Nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc được

phục hồi, phát triển, góp phần giữ gìn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng quốc gia

dân tộc Việt Nam. Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ và ngành quản lý nhà nước về tôn

giáo, hiện nay nước ta có khoảng 2,8 triệu người dân tộc thiểu số theo tôn giáo (chiếm khoảng

20% dân số là người dân tộc thiểu số) với 16 tôn giáo được nhà nước cấp phép hoạt động.

Do đó, việc Vàng Chỉnh Mình cùng số đối tượng trong tổ chức “Liên minh người Mông vì công

lý” cho rằng  “người dân tộc thiểu số ở Việt Nam vẫn bị phân biệt đối xử, bị chính quyền quản

chế khiến không phát triển được, yêu cầu quốc tế can thiệp bằng hình thức khảo sát, phỏng vấn

thực tế vùng đồng bào dân tộc Mông tại Việt Nam, nhất là người Mông tại các tỉnh Tây Nguyên”

là hoàn toàn sai sự thật, không có căn cứ thực tiễn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét