Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2024

NỖ LỰC CỦA VIỆT NAM TRONG ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI

 Tôn trọng, bảo đảm quyền con người là quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước

Việt Nam, được quy định trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, được cụ thể

trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng giai đoạn phát triển

của đất nước, luôn được thể hiện tích cực, có trách nhiệm trong quá trình triển khai các nghĩa vụ

và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết về quyền con người.

Hiện nay, các quyền tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam năm

2013, được bảo vệ và thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cụ thể và được thể hiện minh chứng

sống động thông qua thực tiễn đời sống của người dân. Trong các lần phát biểu trước cộng đồng

quốc tế, các cơ quan báo chí, lãnh đạo Đảng, Nhà nước hay người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt

Nam luôn khẳng định, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà

nước Việt Nam. Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và

công cuộc phát triển đất nước, luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của

người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thông qua các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyền

con người về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn

thương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong

bảo đảm quyền con người, nhất là trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người theo

các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể như trong Báo cáo

quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam đã được tiến hành một cách nghiêm túc, toàn diện, có sự

tham gia đầy đủ của các bên liên quan cũng như các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam. Ngày

10/5/2024, tại trụ sở Liên hợp quốc (Geneva, Thụy Sỹ), nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ

phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (tại phiên họp thứ 46 của

nhóm làm việc về UPR của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc diễn ra từ ngày 29/4 đến ngày

10/5/2024) đã đồng thuận về Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam và ghi nhận, đánh

giá cao về vấn đề bảo đảm quyền con người ở Việt Nam trong những năm qua.

Trong đó, những dẫn chứng cụ thể được ghi nhận như thành tựu của Việt Nam về giảm nghèo đa

chiều bền vững, đảm bảo an sinh xã hội (hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất

nghiệp...), nâng cao đời sống của người dân, đảm bảo quyền cho các nhóm dễ bị tổn thương (phụ

nữ, trẻ em, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người có

HIV/AIDS...) và các hoạt động đối thoại, hợp tác quốc tế và khu vực về quyền con người mà

Việt Nam đã tham gia. Cụ thể như từ năm 2009 đến nay, GDP theo đầu người ở Việt Nam đã

tăng 25%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5% mỗi năm. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tăng từ 81% (vào

năm 2016) tăng lên 92% (năm 2022). Tỷ lệ hộ dân sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 98,3%

(tăng gần 1 điểm % so với năm 2018). Đến tháng 9/2023, Việt Nam đã có 78 triệu người sử dụng

Internet (tăng 21% so với số thuê bao năm 2019), 96,6% triệu thuê bao băng rộng di động (tăng

38% so với năm 2019). Đến nay, có 72.000 hội hoạt động ở Việt Nam thường xuyên, tích cực

tham gia đóng góp vào xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Các phương

tiện truyền thông, báo chí và Internet phát triển mạnh mẽ và trở thành diễn đàn ngôn luận của

người dân, các tổ chức xã hội, là công cụ giám sát thực thi chính sách, pháp luật, bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của người dân.

Về lĩnh vực xây dựng văn bản luật, từ năm 2019 đến năm 2023, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng

Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên

quan đến quyền con người, quyền của công dân như: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022,

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023... Đồng

thời, Việt Nam cũng đã gia nhập thêm Công ước thứ 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về

quyền tổ chức và thương lượng tập thể, Công ước 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức và

tham gia đàm phán, chính thức tham gia thỏa thuận toàn cầu về di cư an toàn và trật tự...

Về quan hệ đối ngoại, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao Đối tác chiến lược toàn diện với

8 quốc gia (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Pháp); quan hệ

Đối tác Chiến lược với 11 quốc gia (Tây Ban Nha, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland,

Đức, Ý, Pháp, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, New Zealand) và quan hệ

Đối tác toàn diện với 13 quốc gia (Nam Phi, Venezuela, Chile, Brasil, Argentina, Ukraina, Đan

Mạch, Myanmar, Canada, Hungary, Brunei, Hà Lan).

Không chỉ nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người, thời gian qua Việt

Nam luôn chủ động, tích cực, có nhiều đóng góp trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ quyền con

người trong khu vực và trên thế giới. Minh chứng rõ nét nhất cho điều đó là thông qua mức độ

tín nhiệm với tỷ lệ phiếu đồng thuận rất cao khi Việt Nam ứng cử tham gia thành viên Hội đồng

Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 và đã có nhiều sáng kiến về bảo đảm quyền

con người, quyền lợi của các nước đang phát triển, quyền của các nhóm yếu thế... được cộng

đồng quốc tế và các quốc gia ghi nhận, đánh giá cao. Đó là những minh chứng điển hình về

những thành tựu trong bảo đảm quyền con người của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Những minh chứng thực tế về nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người

đã phản bác về những luận điệu của Vàng Chỉnh Mình và số đối tượng chống phá khi cho rằng

“tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tệ đi không thể cải thiện được”. Thật khôi hài khi

các đối tượng phớt lờ sự thật, vẫn cố tình nhắm mắt không thấy, không nghe để vu cáo, xuyên

tạc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét