Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2024

Cảnh giác chiêu trò lợi dụng giới trẻ để thực hiện “Cách mạng màu” ở Việt Nam

  

Trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến hàng loạt cuộc “Cách mạng màu” nổ ra ở các nước có thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng thuộc Trung Đông và Bắc Phi hay khu vực Đông Âu là Gruzia, Ukraine và gần đây là các nước Venezuela, Bangladesh,… dẫn đến các quốc gia đó rơi vào tình trạng bất ổn chính trị và hệ quả của nó vẫn kéo dài đến tận bây giờ. Điểm chung của thủ đoạn “Cách mạng màu” là nhen nhóm lên những bất mãn, mưa dầm thấm lâu, tạo những “đốm lửa” phá hoại để tổ chức kích động, bạo loạn, thế lực thù địch bên ngoài đóng vai trò “đạo diễn”, lực lượng bên trong giữ vai trò “thực thi”.Thời gian gần đây,ở Việt Nam,các đối tượng lợi dụng những vấn đề nóng trong đời sống chính trị, xã hội trong nước để tấn công như công tác bố trí cán bộ cấp cao của Đảng, các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, sự tha hóa, xuống cấp về đạo đức của một số chức sắc các tôn giáo, sự việc gần 1.000 công dân Việt Nam di cư bất hợp pháp bị mắc kẹt tại sân bay Brazil và đặc biệt là phát ngôn nông cạn, thiếu chuẩn mực của nam học sinh lớp 12 Chu Ngọc Quang Vinh từng tham gia chương trình “Đường lên đỉnh Olympia được chia sẻ rầm rộ,tràn lan trên không gian mạng thông qua các nền tảng như Facebook, Telegram, Youtube… Ngay lập tức,các trang mạng như: RFA,Việt Tân, Chân trời mới Media, Dân làm báo… tung ra các bài viết “Liệu Việt Nam có giống như Venezuela”, “Chúc mừng người dân Bangladesh thay đổi chế độ độc tài, bao giờ tới Việt Nam”,“Phát biểu của Chu Ngọc Quang Vinh ngày 02/9 có khác gì bản tuyên ngôn của thế hệ trẻ”, “Chu Ngọc Quang Vinh không chỉ là một nhân tài, mà còn là một người dũng cảm. Dân tộc ta đang cần những người trẻ như thế”, “Anh hùng tuổi trẻ”.vv. Thực chất, phương thức, thủ đoạn trên mạng xã hội không có gì mới. Tuy nhiên, gần đây các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đội lốt phản biện xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau như đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm nhằm thực hiện chiến lược “ngụy sử, lật sử, tẩy trắng lịch sử dân tộc”, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướcĐặc biệt là chúng triệt để tận dụng phương thức truyền thông hiện đại, ứng dụng công nghệ AI, đưa giọng nói “thổi” vào các hình ảnh, video cắt ghép, tung tin, xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo các sự kiện chính trị, bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và vai trò lãnh đạo của Đảng, khoét sâu vào những vụ việc tham nhũng, tiêu cực, công tác bố trí cán bộ cấp cao của Đảng, các vấn đề bức xúc, nổi cộm để tấn công, làm suy giảm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, thực hiện âm mưu kích động bạo loạn, biểu tình tại Việt Nam.Đối tượng mà các thế lực thù địch nhắm đến là số đối tượng chống đối trong nước, những người có định kiến với Đảng, Nhà nước, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đặc biệt tìm mọi cách tác động vào thế hệ trẻ, đây là lực lượng chiếm tỷ lệ đông đảo trong các cuộc biểu tình của “Cách mạng màu” đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới như ở Bangladesh và Venezuela.

Anh-tin-bai
          Ảnh minh họa                   

Để kịp thời đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi âm mưu, thủ đoạn chống phá ngày càng tinh vi, nham hiểm của các thế lực thù địch, các địa phương, đơn vị cần thực hiện tốt một số giải pháp trọng tâm sau:

Một là,cần thực hiện nhiều giải pháp cơ bản, đồng bộ, ngăn chặn không để lan truyền các thông tin xấu, độc trên không gian mạng; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, các tin đồn thất thiệt trên mạng internet và các nền tảng xã hội.

Hai là, các cấp ủy Đảng,các tổ chức chính trị, xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam... cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo để đoàn viên, thanh niên, sinh viên hiểu rõ âm mưu và bản chất của “Cách mạng màu”, tránh xa các tổ chức đội lốt xã hội dân sự, các phong trào mạo danh “yêu nước” nhưng thực chất là kêu gọi tụ tập, gây rối an ninh, trật tự; cảnh giác với các khoản học bổng núp dưới danh nghĩa tổ chức phi chính phủ (NGO) hoặc các tổ chức dân sự trá hình.Tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, thiếu niên và học sinh bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, thông qua những việc làm thiết thực kết hợp với việc giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội và phù hợp với từng đối tượng, giúp thế hệ trẻ nhận thức đúng đắn, tự hào và trân trọng lịch sử, trân quý những hy sinh, đóng góp của thế hệ đi trước,tự hào về đất nước, dân tộc, sống có lý tưởng, hoài bão, có ý thức chấp hành pháp luật.

Ba là, tổ chức đấu tranh thường xuyên, kịp thời với các thông tin xấu độc, các tin đồn lan truyền trên mạng xã hội. Khơi dậy ý thức cảnh giác cao độ của mỗi công dân sử dụng mạng xã hội, nhất là cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Các cấp ủy Đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội và hệ thống các trường từ trung học phổ thông đến các trường đại học cần thường xuyên tổ chức các hội nghị, cuộc họp chuyên đề về đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng để mỗi công dân mạng nâng cao ý thức đấu tranh, tự tạo cho mình sức đề kháng, nhận thức rõ bản chất đúng - sai của thông tin xấu độc, gương mẫu, chuẩn mực khi tham gia môi trường mạng,không “vào hùa” theo đám đông chia sẻ, nhận xét, phê bình trước một thông tin, sự kiện khi chưa hiểu rõ về vụ việc, không bị mắc bẫy khi chia sẻ, lan truyền các tin đồn,vi phạm Luật an ninh mạng. Đặc biệt, quan tâm đến công tác tuyên truyền đối với sinh viên, thanh niên, trí thức; đây là lực lượng chiếm tỷ lệ đông đảo trong các cuộc biểu tình của “Cách mạng màu” đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Đồng thời, cần nghiêm khắc đấu tranh, phê phán những biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác trong một bộ phận Nhân dân, học sinh, sinh viên.

Bốn là, các cơ quan chức năng cần xây dựng và phát huy vai trò của thông tin chính thống trên các nền tảng truyền thông và không gian mạng; qua đó, cung cấp thông tin chính thống nhanh và chính xác cho các địa phương, cơ quan, đơn vị, trường học để chia sẻ, lan tỏa kịp thời, tránh tạo khoảng trống thông tin để các đối tượng phản động lợi dụng phát tán các thông tin xuyên tạc. Từ đó, tạo ra không gian an toàn cho mọi đối tượng được tiếp cận với thông tin chính thống để “miễn nhiễm” thông tin xuyên tạc, sai sự thật, kích động từ các tổ chức và đối tượng chống đối, phòng ngừa “từ sớm, từ xa” trước những thách thức và nguy cơ về “Cách mạng màu”. Đồng thời, yêu cầu các mạng xã hội như facebook, google, tiktok... phải tuân thủ pháp luật, bóc gỡ các tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đạo đức xã hội và vi phạm luật pháp của Việt Nam, đấu tranh và xử lý kịp thời, nghiêm minh với các hành vi, vi phạm trên mạng xã hội./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét