Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2024

Xu thế thời đại và lựa chọn chính nghĩa

  Năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Cạnh tranh lợi ích giữa các cường quốc ngày càng gay gắt. Xung đột vũ trang, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, đảo chính, nội chiến... cùng nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống đang vượt khỏi tầm kiểm soát ở nhiều quốc gia, khu vực.

Tuy nhiên, những rung chấn, biến động thời cuộc không thể đảo ngược xu thế tất yếu của thời đại, đó là khát vọng hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển. Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” theo nguyên tắc “Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, chủ động thích nghi với từng đối tác, từng hoàn cảnh; kiên trì chọn chính nghĩa, không chọn bên... là hướng đi hoàn toàn phù hợp với xu thế thời đại.

Nhấn mạnh và làm sâu sắc thêm những vấn đề trên đây chính là nhằm củng cố vững chắc cơ sở lý luận và hiện thực khách quan của xu thế đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam. Đó cũng là căn cứ khoa học và thực tiễn để chúng ta đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, làm thất bại các chiến dịch truyền thông xuyên tạc, kích động, chống phá của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng văn hóa, ngoại giao.

Chúng ta cũng cần thấy rõ, bất cứ lĩnh vực nào đất nước đạt được thành tựu quan trọng thì ở chiều đối nghịch, các thế lực thù địch cũng ra sức sử dụng các phương thức, thủ đoạn thâm độc hòng phủ nhận thành quả, làm lung lay trận địa tư tưởng của Đảng và nhân dân ta. Việc các thế lực thù địch xuyên tạc bằng những luận điệu ngụy biện, phi thực tế, phản khoa học càng chứng tỏ một thực tế hiển nhiên không thể phủ nhận của những thành tựu đối ngoại, ngoại giao và tính tất yếu, chính nghĩa của ngoại giao “Cây tre Việt Nam”.

Năm nay, đất nước ta kỷ niệm 80 năm truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng trong trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc. Hòa mình vào các hoạt động kỷ niệm là dịp để mỗi người dân Việt Nam bồi đắp tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, thêm tin yêu Bộ đội Cụ Hồ. Bám theo dòng chủ lưu này, các thế lực thù địch cũng gia tăng cường độ xuyên tạc, chống phá chính sách quốc phòng của Việt Nam.

Chủ trương “4 không” (không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế) trong đối ngoại quốc phòng chính là sự cụ thể hóa trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”.

Nắm rõ âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, chúng ta cần nêu cao ý thức tự giác học tập, nghiên cứu, quán triệt, thấm nhuần quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong quan hệ quốc tế. Cán bộ, đảng viên và công dân yêu nước cần thẳng thắn bày tỏ quan điểm, đấu tranh kiên quyết với các hành vi xuyên tạc, chống phá của những đối tượng cực đoan, bất mãn trên các nền tảng mạng xã hội. Bảo vệ tính tất yếu và chính nghĩa của ngoại giao “Cây tre Việt Nam” là cuộc đấu tranh kiên định, kiên trì, kiên quyết và lâu dài. Vì vậy, chúng ta cần vững về mục tiêu, lập trường; chắc về lý luận, sách lược; uyển chuyển về hình thức, giải pháp...

Việt Tân cố tình xuyên tạc hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam

 

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng đối với mỗi quốc gia. Tận dụng nguồn lực quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là biện pháp quan trọng, góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ lao động, … đồng thời góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước khác trên thế giới.






Tuy nhiên, với mục đích xuyên tạc, chống phá, mới đây, trên trang Facebook Việt Tân đã đăng tải bài viết với nội dung: “Phí môi giới người lao động làm việc tại nước ngoài của Việt Nam cao vì Bộ lao động bảo kê môi giới”, hay Xuất khẩu lao động sang Nhật, họ không lấy tiền của lao động Việt Nam nhưng chính quyền cùng đám sân sau cấu kết cắt phế… ”. Đây là luận điệu hết sức vô lý nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà nước ta.

Trước hết phải khẳng định, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khác nhau góp phần tạo điều kiện cho người lao động trong nước sang làm việc tại nước ngoài, trong đó phải kể đến Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020; Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 15/12/2021. Đây là những cơ sở pháp lý vững chắc để phản bác luận điệu xuyên tạc của Việt Tân.

Thứ nhất, căn cứ vào điểm d, khoản 2, Điều 6 Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài năm 2020 thì người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng có nghĩa vụ phải có nghĩa vụ nộp tiền dịch vụ và ký quỹ theo quy định của pháp luật

Thứ hai, căn cứ vào Điều 8, Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH thì với thị trường Nhật Bản, mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động với ngành nghề thực tập sinh kỹ năng số 3 và lao động kỹ năng đặc định là 0 đồng. Riêng với lao động kỹ thuật cao, lao động xây dựng đóng tàu theo chế độ hoạt động đặc định thì mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động là 0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 2 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên.

Thứ ba, căn cứ vào Điều 8, Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg về quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước của Thủ tướng Chính phủ thì người lao động đi làm việc ở nước ngoài đóng góp Quỹ mức 100.000 đồng/người/hợp đồng

Như vậy, rõ ràng mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đối với từng ngành nghề ở Nhật Bản là khác nhau, không phải ngành nghề nào mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động cũng là miễn phí. Do vậy, việc Việt Tân cho rằng người lao động Việt Nam sang Nhật Bản không phải đóng tiền là không chính xác. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật riêng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia đó, do vậy việc so sánh mức thu trần tiền dịch vụ người lao động của Việt Nam so với Philippines, để cho khẳng định Việt Nam đang “cắt cổ” người lao động là không phù hợp. Thậm chí, theo Thông tư 21/2021 cũng quy định một số thị trường, ngành, nghề, công việc có mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đối với là 0 đồng như lao động giúp việc gia đình (Malaisia, các nước Tây Á), hay một số ngành nghề không phải người lao động không ký quỹ như người lao động sang làm việc tại Nhật Bản, các nước thuộc khu vực châu Mỹ, Đông Nam Á, Trung Đông 

Những thông tin của Việt Tân đã đưa là hoàn toàn xuyên tạcsai sự thậtVì vậy, chúng ta cần hết sức cảnh giác, không để bị lợi dụng lòng tin vào những thông tin vô căn cứ như trên.

BT

Nhìn từ chiều sâu bản sắc văn hóa dân tộc

 Đề cập đến những bài học, thông điệp truyền đời từ truyền thống của tiên tổ, ông cha trong hoạt động đối ngoại, đặc biệt là với các quốc gia láng giềng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá: “Đó là những tư tưởng, triết lý vượt thời đại của cha ông ta, mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị. Những truyền thống và bản sắc tốt đẹp ấy càng được bồi đắp, phát huy và tỏa sáng trong thời đại Hồ Chí Minh, đã phát triển lên thành nền ngoại giao Việt Nam hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc...”.

Vận dụng cách nói của dân gian để khái quát, đúc kết thành trường phái ngoại giao mang đậm triết lý, bản sắc dân tộc theo cách của người đứng đầu Đảng ta, chính là phương pháp hiệu quả để đường lối, chủ trương của Đảng nhanh chóng đi vào cuộc sống. Cán bộ, đảng viên và công dân của đất nước, kiều bào ở nước ngoài, khi học tập, quán triệt đường lối đối ngoại, chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước đều dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thấm, thuận tiện trong vận dụng.

Đó cũng là cách nói khái quát để “định vị” ngoại giao Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Bạn bè khắp năm châu bốn biển khi quan hệ với Việt Nam đều dễ dàng tiếp cận, hiểu rõ lập trường quan điểm, chính sách, phong cách, thái độ của Việt Nam và người Việt Nam trong các quan hệ quốc tế.

Bình luận về trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”, các nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước đều đánh giá cao hình tượng cây tre trong đời sống người Việt. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cây tre đã trở thành biểu tượng văn hóa, văn minh, văn hiến của người Việt Nam. Nền văn hóa nông nghiệp và đặc điểm địa lý vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên khắc nghiệt đã giúp ông cha ta tích lũy, đúc kết những phương cách sinh tồn, thích ứng với thiên nhiên.

Từ đó, tìm ra những giải pháp huy động sức mạnh toàn dân tộc để đấu tranh với các thế lực ngoại bang, bảo vệ hòa bình, giữ yên bờ cõi. Trong hành trình ấy, cây tre Việt Nam là hình ảnh tượng trưng cho tâm hồn, bản lĩnh, khí phách, sức mạnh, khát vọng... con người Việt Nam. “Thân gầy guộc, lá mong manh/ Mà sao nên lũy nên thành tre ơi/ Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu...”.

Cây tre Việt Nam còn là biểu tượng của khả năng thích nghi với mọi điều kiện hoàn cảnh. Những bài học lịch sử được ông cha truyền lại cho chúng ta thông qua văn hóa dân gian, văn nghệ truyền khẩu. Câu chuyện Thánh Gióng là một dẫn chứng điển hình. Ngựa sắt, gậy sắt, áo giáp sắt, niêu cơm càng ăn càng đầy... (biểu hiện cho khát vọng làm chủ văn minh công nghiệp, thông điệp về phát triển kinh tế, hiện đại hóa lực lượng vũ trang) là những điều kiện cần nhưng chưa đủ. Để quét sạch giặc Ân, Thánh Gióng phải có thêm cây tre. Cây tre tượng trưng cho nguồn sức mạnh nội sinh của văn hóa dân tộc.

Nói “văn hóa còn thì dân tộc còn” chính là sự khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp, kế thừa, phát triển sáng tạo truyền thống ông cha, bản sắc dân tộc trên mặt trận ngoại giao, dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trên nguyên tắc cốt lõi “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đã soi đường, chỉ lối cho chính sách ngoại giao của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Nhìn từ chiều sâu văn hóa dân tộc, chúng ta thấy rõ, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sử dụng hình tượng cây tre Việt Nam để thể hiện, khẳng định, nhấn mạnh, phát triển triết lý, phương châm, chiến lược, sách lược, giải pháp... ngoại giao của Việt Nam trong giai đoạn mới, chính là lối tư duy khoa học. Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” thể hiện tính kế thừa, phát triển, sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, phù hợp với đòi hỏi thực tiễn và xu thế thời đại. Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” là thành tố, động lực tạo sức mạnh mềm của dân tộc trong hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quy định một số hành vi nghiêm cấm về an ninh mạng và xử lý các hành vi vi phạm về an ninh mạng theo pháp luật

 


Điều 8 Luật An ninh mạng năm 2018, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng, trong đó, điểm c, d khoản 1 quy định như sau:

“c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;

d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”.

Điều 9 Luật An ninh mạng năm 2018 quy định: "Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.".

Hành vi đưa những thông tin bị cấm lên không gian mạng; đưa thông tin giả mạo, sai sự thật xúc phạm danh dự nhân phẩm uy tín của người khác, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015; cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015.

BT

Tính tất yếu không thể phủ nhận

Theo dõi những thông tin xuyên tạc trên không gian mạng, chúng ta dễ dàng nhận ra bộ mặt thật của những đối tượng thù địch chống phá đất nước. Không phải họ không hiểu bản chất vấn đề, mà họ đã cố tình “cắt ngọn”, “hớt váng” để đánh tráo khái niệm.

Chúng ta đều biết, thuật ngữ ngoại giao “Cây tre Việt Nam” được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 29 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế-Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII”, diễn ra tại Hà Nội, ngày 22-8-2016. Trong bài phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Đảng ta đã nêu rõ bài học kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược trong công tác ngoại giao. “...Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoạt động đối ngoại đã làm nên nhiều thành tích vẻ vang, xây dựng nên một trường phái ngoại giao độc đáo, mang đậm bản sắc "Cây tre Việt Nam"-mềm mại mà cứng cỏi, nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người..., thể hiện tâm hồn và khí phách của dân tộc Việt Nam...”.

Tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, diễn ra tại Hà Nội ngày 14-12-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhấn mạnh, làm sâu sắc thêm trường phái ngoại giao mang bản sắc “Cây tre Việt Nam”. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc đối ngoại, ngoại giao và văn 

Hồ Đình Cương – người hùng hay kẻ tội đồ?

 

 Mới gần đây, trang facebook phản động Việt Tân đã đăng tải bài viết của Hồ Đình Cương nói về tâm tình của một cựu tù nhân chính trị mà Cương là nhân vật chính trong câu chuyện. Càng đọc những lời tự sự của Cương tôi lại cảm thấy buồn cười về một con người sống trên mảnh đất Việt Nam khi đã vi phạm pháp luật phải vào tù để cải tạo nhân cách, đúng ra đó là một điều đáng xấu hổ, nỗi ô nhục với người thân trong gia đình, dòng họ cũng như với toàn thể xã hội, nhưng Cương lại cho rằng những hành động của mình lại là niềm vinh dự, tự hào.

Với những lời thanh minh, than vãn để nhận lại sự xót thương, thương hại của người khác: “Tôi làm đúng với trách nhiệm và bổn phận của một người con dân Việt. Khi đã sinh ra, ai cũng có quyền lợi, trách nhiệm và bổn phận như nhau, không ai hơn ai, cũng không ai thua ai cả. Vì vậy, tôi chỉ nghĩ đơn giản thôi: tôi chỉ làm trách nhiệm, bổn phận của mình để ngày sau cháu con tôi không trách cha ông của nó, khi đất nước lâm nguy mà không làm gì. Tôi làm để sau khi tôi chết, tôi không hổ thẹn với các vị Vua Hùng qua bao nhiêu triều đại đã chiến đấu, giữ nước và xây dựng đất nước…”.






Thử hỏi rằng Hồ Đình Cương đã làm đúng với trách nhiệm và bổn phận của một người con dân Việt chưa khi chính hắn là một trong những thành viên của nhóm hội kín “Hiến Pháp” chuyên phổ biến sai lệch nội dung các quyền được quy định trong Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thường xuyên tiếp xúc với các trang mạng xã hội có nội dung xấu, từ đó nảy sinh tư tưởng bất mãn với chính quyền. Tham gia livestream, đăng tải các video clip sai sự thật, kêu gọi xuống đường biểu tình lật đổ chế độ của các đối tượng phản động lưu vong ở nước ngoài. Được hứa hẹn tài trợ kinh phí, vật chất các đối tượng trên tích cực hưởng ứng, chia sẻ các video clip trên trang facebook cá nhân với mục đích kêu gọi, kích động, lôi kéo người tham gia biểu tình. Quá trình thực hiện hành vi phạm tội, vào năm 2018, đã tổ chức họp bàn để lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ, kêu gọi tài trợ, chuẩn bị hung khí, công cụ hỗ trợ để tổ chức một cuộc biểu tình mang tính chất bạo động, gây bạo loạn tại khu vực trung tâm quận 1, TP Hồ Chí Minh, với mục đích gây mất trật tự xã hội, an ninh chính trị, tạo “tiếng vang”... nhằm chống phá chính quyền Nhà nước Việt Nam. Cương đã bị TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt lãnh 4 năm 6 tháng tù và 2 năm quản thúc tại địa phương vào ngày 31/7/2018 về tội “Phá rối an ninh” theo Điều 118 Bộ luật hình sự 2015.

Đây là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn trật tự xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia nên cần phải xử lý nghiêm để giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung và cũng thật đáng hổ thẹn khi Cương không chịu phấn đấu để trở thành một người công dân tốt, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước, một thành viên có trách nhiệm với gia đình, xã hội mà lại còn trở thành gánh nặng cho gia đình, mang đến cho xã hội những hệ lụy nguy hiểm gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Sau thời gian chấp hành án cứ ngỡ rằng Cương đã nhận thức ra những sai lầm đáng tiếc của mình, cải tạo bản thân thành một con người có ích cho xã hội nhưng những lời dụ dỗ ngon ngọt, tung hô, hứa hẹn của bọn phản động hắn vẫn “ngựa quen đường cũ”, “quen ăn, ngại làm” bán nhân cách để kiếm những đồng tiền dơ bẩn thì không biết rằng cuộc đời của hắn sẽ đi về đâu?.

Chúng ta đã biết rằng thủ đoạn của bọn phản động vô cùng nguy hiểm, với chiêu bài “mưa dầm, thấm lâu” đưa ra những luận điệu sai trái, những video clip không đúng sự thật hoặc chỉ phản ánh một phần hiện thực để chèo kéo dư luận, lợi dụng vào những kẽ hở để nói xấu chế độ, bôi nhọ hạ thấp uy tín lãnh đạo, kích động quần chúng nhẹ dạ cả tin tụ tập, biểu tình gây rối trật tự vẫn được chúng sử dụng thường xuyên. Vì vậy mỗi chúng ta phải hết sức cảnh giác khi tiếp cận những thông tin mới, nhìn nhận sự việc một cách khách quan, đa chiều để tránh bị chúng lợi dụng, lôi kéo dẫn đến những hành động đáng tiếc xảy ra.

BT

Thấy gì từ thủ đoạn đánh tráo khái niệm?

 Năm 2023 đánh dấu những cột mốc quan trọng của ngoại giao Việt Nam, được dư luận tiến bộ toàn cầu ghi nhận, đánh giá cao. Hai dấu ấn nổi bật là việc nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên đối tác chiến lược toàn diện và tiếp tục làm sâu sắc, nâng tầm mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc vững chắc, ổn định, bền vững lâu dài và hiệu quả... Truyền thông quốc tế đã dành thời lượng lớn phản ánh, phân tích, bình luận về hai chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến Việt Nam. Dư luận tích cực bày tỏ sự ủng hộ, đánh giá cao thành tựu ngoại giao và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Những dấu ấn và thành tựu ngoại giao của Việt Nam là kết quả vận dụng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta và hoạt động ngoại giao nhân dân theo trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”.

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; các quốc gia, dân tộc yêu chuộng hòa bình đứng trước những thách thức mang tính thời đại về bảo vệ độc lập, chủ quyền và thể chế chính trị. Sự cạnh tranh lợi ích gay gắt giữa các cường quốc tác động sâu sắc, toàn diện đến đường lối, chiến lược, sách lược ngoại giao của các nước. Trong bối cảnh đó, việc chủ động thích nghi, lựa chọn chính nghĩa trong các mối quan hệ đa phương và song phương không chỉ là giải pháp giữ vững hòa bình, ổn định cho quốc gia, dân tộc, mà còn góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển trong môi trường toàn cầu. “Chủ động thích nghi” để không phải “bị động chống đỡ”; “chọn chính nghĩa” thay vì “chọn bên”... là những biểu hiện sinh động và cụ thể của trường phái ngoại giao mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”. Tính tất yếu và chính nghĩa của ngoại giao “Cây tre Việt Nam” đã được chứng minh trên thực tế. Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” đã góp phần khẳng định, không ngừng nâng cao cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tiễn sinh động ấy là hiện thực khách quan, không thể xuyên tạc, phủ nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh đại đa số thông tin tích cực, trên không gian mạng xuất hiện không ít thông tin sai lệch. Một số phương tiện truyền thông phát tiếng Việt ở hải ngoại và nhiều tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội mang tư tưởng thù địch ra sức xuyên tạc, phá hoại trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”. Họ cố tình đánh tráo khái niệm “Cây tre Việt Nam” bằng những thuật ngữ mang tính kích động, chống phá, như: “Ba phải”, “hai mặt”, “đu dây”, “hai mang”... Bằng kiểu ngụy biện, suy diễn, quy chụp, võ đoán, “hớt váng”, “cắt ngọn”... họ rêu rao rằng, Việt Nam đang theo đuổi chính sách ngoại giao đi ngược xu thế thời đại, “không giống ai”. Họ gán ghép khiên cưỡng những cuộc xung đột vũ trang, đảo chính, nội chiến đang xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới để so sánh, quy chụp đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là “đu dây”, sớm muộn cũng nhận kết cục “thảm bại”. Đáng tiếc là những luận điệu mang tư tưởng thù địch này lại được một số đối tượng người Việt ở hải ngoại tự xưng là “nhà nghiên cứu”, “nhà phản biện”, “nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh”, “học giả”... cổ xúy, tung hô bằng những hình thức gọi là “bàn tròn”, “bình luận”, “góc nhìn”... nhằm gây nhiễu thông tin, lèo lái dư luận. Một số đối tượng lên giọng kiểu bề trên, kẻ cả, lộng ngôn chỉ trích, bôi nhọ, hạ bệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta; phủ nhận đường lối, chính sách đối ngoại và thành tựu ngoại giao “Cây tre Việt Nam”...

Cần lên án những hành động phản cảm!

 

Trong lúc cả dân tộc đang hân hoan vui mừng đón tết cổ truyền của dân tộc thì lại có những kẻ cố tình tụ tập và có nhiều hành động gây phản cảm không thể chấp nhận được. Nhóm người này có những sở thích rất “lố lăng, phản cảm” – “Thích mặc đồ lính ngụy, tụ tập và làm những hành động đi ngược lại với văn hóa Việt Nam”, họ đã và đang góp phần cổ xúy cho bạo lực, kích động hận thù, khoét sâu vào những vết thương chiến tranh, đi ngược lại cho chủ trương hòa hợp dân tộc mà Đảng, Nhà nước ta đang nỗ lực thực hiện. Đồng thời, phá hoại mối quan hệ tốt đẹp của Việt nam với các quốc gia trên thế giới.






Trên thực tế, “ngụy quyền Sài Gòn” chính là tay sai của đế quốc Mỹ lập nên để giúp đế quốc Mỹ thực hiện mưu đồ thôn tính Việt Nam. Chính quyền Sài Gòn đã gây ra rất nhiều mất mát đau thương cho dân tộc Việt Nam, họ chính là tội đồ của nhân dân Việt Nam.

Từ trước đến nay, các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, hoạt động chống pháxuyên tạc bản chất, hình ảnh của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Do đó, hành động của những kẻ thuộc tàn dư của “ngụy quyền Sài Gòn” chính là một tội ác, chúng cố tình khơi dậy hận thù, phá hoại nền hòa bình của dân tộc. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay là triệt để sử dụng không gian mạng để tuyên truyền lối sống, văn hóa lệch chuẩn, khôi phục tàn dư của chế độ VNCH trước đây, kích động hận thù, gợi lại nỗi đau chiến tranh,…Vì vậy, chúng ta cần phải lên án mạnh mẽ để góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân bảo vệ vững chắc độc lập toàn dân của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.

Ngày nay, chúng ta được sống trong đất nước hòa bình, thịnh vượng là do lớp lớp thế hệ cha ông đã anh dũng chiến đấu hy sinh mà có được, vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động nhận diện, đấu tranh với những hoạt động, hành vi phản cảm, gây bức xúc, phẫn nộ trong dư luận xã hội. Còn đối với “một số kẻ có sở thích lố lăng này” thì nên tự suy ngẫm và chịu khó học lại lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam, đừng cố học đòi với những văn hóa xấu độc làm ảnh hưởng đến xã hội.

 

BT

Luận điệu xuyên tạc kệch cỡm về phòng chống tham nhũng

 

Tham nhũng đang là một vấn nạn chung của toàn cầu, không riêng một quốc gia nào. Song trớ trêu thay, với tư duy lộn ngược, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội không thấy rõ điều đó, mà còn lợi dụng vấn đề này để chống phá sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước của nhân dân ta, chúng còn cho rằng: càng chống tham nhũng, tham nhũng càng nhiều.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí là “giặc nội xâm”, đám “giặc” này có khi còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Đảng ta luôn xác định, đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, kiên quyết và kiên trì. Đấu tranh chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó những người công tác trên trận tuyến nay có vị trí, vai trò hết sức quan trọng.

Thực tế, không có một quốc gia nào không có tham nhũng, quốc gia nào cũng phải tiến hành chống tham nhũng, không riêng gì Việt Nam. Nhìn sang phía Đông, vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng, được xem trọng đặc biệt. Từ Trung Quốc, Ấn Độ tới Nhật Bản, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a...

Số vụ tham nhũng, đối tượng tham nhũng bị xét xử tăng không có nghĩa tham nhũng tăng. Việt Nam chống tham nhũng trước hết bằng nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân, nâng cao nhận thức, đồng thời răn đe bằng sự nghiêm minh của pháp luật. Do vậy, chống tham nhũng góp phần ngăn chặn đẩy lùi tham nhũng, hoàn toàn không có chuyện người đời càng chống tham nhũng, tham nhũng lại càng gia tăng như luận điệu của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội.

Những thông tin, bài viết được đăng tải trên các blog, facebook, wesite,… của các hội, nhóm “dân chủ, nhân quyền”, “vì dân”, “vì nước”,... chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nó thường mang nặng sự suy diễn chủ quan, tô vẽ, thổi phồng, thậm chí xuyên tạc trắng trợn tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Nguy hiểm hơn, để truyền tải rộng rãi các thông tin xuyên tạc tới người dân, đăng tải bài viết, hình ảnh xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ về đời tư, sự minh bạch của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.






Mục đích trên của chúng nhằm vẽ lên một bức tranh xám xịt về thực trạng xã hội Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ đó gây hoài nghi trong nhân dân vào các cấp lãnh đạo, hệ thống chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ, tạo “hoài nghi” về quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đồng thời, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng, chia rẽ cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân và sự đồng thuận trong xã hội.

Thực tiễn cho thấy nhận định của các “anh hùng bàn phím” khi cho rằng theo “giới quan sát” thì hiệu quả chống tham nhũng ở Việt Nam “không hiệu quả” là khiên cưỡng, một chiều và chủ quan. Những nhận định cho tham nhũng là "bản chất của bộ máy công quyền này”, "quyết tâm phòng chống tham nhũng là thanh trừng nội bộ, đánh bóng tên tuổi", là những luận điệu bẻ cong sự thật, bôi đen mục đích, nội dung, kết quả và ý nghĩa cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cùng với đó, người dân cũng cần phải cảnh giác với các luận điệu "mượn gió bẻ măng", phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, dẫn dắt dư luận hoài nghi, dao động, chống chế độ. 

Như vậy đã rõ, các tổ chức hội, nhóm, cá nhân trên đang cố tình muốn sử dụng vấn đề tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam làm “công cụ”, “ngọn cờ tiên phong” để thực hiện ý đồ xấu, chống phá Việt Nam. Đây rõ ràng là chiêu trò, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” nhằm gây “nhiễu loạn” chính trị - xã hội, nhằm xóa bỏ Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Chống tham nhũng là công việc cực kỳ khó khăn và hết sức phức tạp. Khó khăn và phức tạp là bởi tham nhũng diễn ra trong nội bộ, ở nhiều lĩnh vực, kể cả trong công tác cán bộ; liên quan đến lợi ích vật chất, tiền tài, danh vọng của tổ chức và cá nhân con người; đụng chạm đến những người có chức, có quyền, có tiền, có quan hệ rộng. Nguy hiểm hơn, tham nhũng hiện nay không chỉ là hành vi của một cá nhân, mà thường là hoạt động của một nhóm người tha hóa quyền lực, câu kết với nhau, hình thành “nhóm lợi ích”, đục khoét tiền của, tài sản của Nhà nước, của nhân dân.

Thời gian qua, hàng loạt vụ án tham nhũng lớn đã được đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật, như vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC, vụ án xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh, vụ án liên quan Công ty AIC, vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB, vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Trung tâm đăng kiểm địa phương. Phòng, chống tham nhũng là để xây dựng và chỉnh đốn đảng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ để xử lý nghiêm các sai phạm.

Như vậy, Đảng, Nhà nước ta không phủ nhận tham nhũng đã và đang tồn tại ở Việt Nam; là vấn đề nhức nhối, gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với xã hội, trực tiếp phá hoại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, “tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống,… chưa được ngăn chặn, đẩy lùi” đã làm giảm sút niềm tin của nhân dân, làm sai lệch các chủ trương, chính sách của Đảng, dẫn đến nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Để ngăn chặn tệ nạn này, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn thể hiện rõ quan điểm và quyết tâm không bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết đấu tranh loại trừ những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, tham nhũng và loại trừ tệ nạn này ra khỏi đời sống xã hội, không để tham nhũng cản trở công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

BT

KHÔNG GIAN MẠNG NƠI CHIẾN ĐẤU CỦA MỖI "ĐẢNG VIÊN" VÀ CỦA NGƯỜI DÂN YÊU NƯỚC

 


Mạng xã hội ngày nay là một phần không thể thiếu của cuộc sống con người. Tuy nhiên, không gian mạng cũng có nhiều rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn mà mỗi người dân chúng ta cần phải khắc phục và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất để bảo vệ, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Ðồng thời, tuyên truyền, lan toả rộng rãi sự đúng đắn của nền tảng tư tưởng của Ðảng.

Nhn din rõ nguy cơ trên không gian mng

Nước ta có lượng người dùng Internet được đánh giá cao, những thông tin xấu độc có ảnh hưởng, tác động tiêu cực rất lớn tới xã hội. Hàng ngày, các tin, bài chống phá được các thế lực thù địch tung lên không gian mạng, gây nhiễu loạn thông tin, hướng công chúng hiểu sai lệch, kích động những tư tưởng bất mãn, phản kháng, chống đối với Ðảng, Nhà nước. Nếu chủ quan, lơ là, mất cảnh giác hoặc thiếu những giải pháp đấu tranh cứng rắn, hữu hiệu sẽ gây nên hệ luỵ khôn lường.

Các thông tin xấu, độc trên không gian mạng với những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch tấn công trực diện vào những vấn đề lý luận cốt lõi thuộc nền tảng tư tưởng của Ðảng ta đặc biệt nguy hiểm. Hiện nay, sự chống phá này không chỉ ở diện rộng bằng những bài viết dung tục, thù hận, cực đoan một chiều như trước đây, các thế lực thù địch đầu tư xây dựng và sử dụng ngày càng nhiều bài viết đa tầng thông tin, đa quan điểm, với nhiều chiêu trò đánh tráo khái niệm, ngụy tuyên truyền hết sức tinh vi, khiến công tác đấu tranh của ta càng thêm khó khăn, phức tạp.

Nội dung thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch đa dạng, phức tạp, trên tất cả các lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, xây dựng Ðảng, kinh tế, văn hoá, xã hội..., trong đó tập trung tấn công vào một số nội dung cốt lõi thuộc hệ tư tưởng, đường lối của Ðảng ta.

Làm chủ” không gian mng để bo v Ðảng

Ðại hội XIII của Ðảng đề cập trực tiếp và nhấn mạnh việc quản lý và phát triển thông tin trên không gian mạng, trong đó có việc…

 

LÝ DO NGƯỜI VIỆT NAM TỰ HÀO VỀ CHIẾC MŨ CỐI CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

 


Dưới đây là hình ảnh chiếc mũ cối của liệt sĩ Bùi Đức Hưng được một người lính Mỹ giữ lại trong suốt 46 năm. Chiếc mũ là kỷ vật mà John Wast tìm lại được sau một cuộc đấu súng căng thẳng với liệt sĩ Hưng tại chiến trường miền Nam.

Cuộc đấu căng thẳng suốt 3 ngày đêm và người Mỹ chỉ thật sự yên tâm sau khi không còn nghe thấy bất kỳ tiếng bắn trả nào trong nhiều giờ đồng hồ. Họ tìm lên quả đồi nơi những người lính Bắc Việt ẩn náu để xem "Đội quân nhỏ bé với chỉ vài chục người" đó như thế nào. Tất cả còn lại chỉ là sự hoang tàn, vết cày xới của đạn bom.

John Wast đã tìm thấy được chiếc mũ này, chiếc mũ khi ấy là dấu hiệu nhận biết những anh giải phóng quân. Nhưng khi nằm trên tay John Wast nó đã lỗ chỗ 11 vết đạn thù, có lẽ người lính ấy đã chiến đấu đến những hơi thở cuối cùng và trong giây phút đó, sức mạnh của anh xuất phát từ tình yêu nước và quyết tâm giữ lại từng tấc đất quê hương.

Điều khiến anh lính Mỹ kinh ngạc là khi lật chiếc mũ đó lên, anh thấy dòng chữ Việt Nam và hình ảnh một chú chim bồ câu. Anh chợt nhận ra những con người phía bên kia chiến tuyến cũng yêu hòa bình, cũng chiến đấu vì sự tự do dân tộc chứ không phải những gì anh được nước Mỹ tuyên truyền về 1 cuộc chiến tại Việt Nam đầy nhân văn, công lý. Ông ghi nhận: "Đó là một người lính yêu nước, đáng được tôn vinh và trân trọng."

Ở Việt Nam có những thứ thiêng liêng như thế. Những người bạn nước ngoài không thể hiểu tại sao chúng ta lại thích đội mũ cối và có những chiếc kẻng bằng vỏ bom...Chúng ta yêu vì chúng ta hiểu, hiểu lịch sử dân tộc và những gì cha ông ta đã trải qua!

BT