Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Việt Nam kiên quyết đấu tranh phòng chống di cư trái phép, mua bán người

 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng khẳng định như trên tại Hội nghị quan chức cao cấp lần thứ 14 Nhóm Công tác của Tiến trình Bali về phòng, chống đưa người di cư trái phép, mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia vừa diễn ra trong hai ngày 22 và 23/7 tại Đà Nẵng.

Chủ tịch Quốc hội: Không để gia đình người có công có mức sống thấp hơn cộng đồng dân cư

“Qua 3 năm triển khai theo quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng xác nhận người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với nỗ lực rất cao đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai giải quyết hồ sơ tồn đọng với những cách làm sáng tạo, thận trọng, chặt chẽ, công khai, minh bạch, đến nay đã xác nhận được gần 2.000 liệt sĩ, trên 2.600 thương binh”. -

CẢ NƯỚC HƯỚNG VỀ NGÀY 27. 7



Theo thông lệ, hàng năm cứ đến dịp này, Nhân dân cả nước Việt Nam đều hướng tới ngày Tri ân công lao to lớn của các Anh hùng Liệt sĩ, các đồng chí Thương - Bệnh binh, là những người đã anh dũng hy sinh hoặc cống hiến một phần xương máu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên của Nhân dân. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, nhân dịp này đề nghị mỗi người con Đất Việt nên có một hành động thiết thực hoặc một cử chỉ đẹp tri ân họ và gia đình họ.


NHẬN DIỆN MẶT TRÁI “CẦN”



Hiện nay, nhiều biểu hiện về nhận thức và việc làm chưa đúng với Tư tưởng Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính thể hiện sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên ở các mức độ khác nhau.

TỰ DO BÁO CHÍ Ở PHƯƠNG TÂY



Từ sau thế chiến II, hoạt động báo chí ở Mỹ và các nước phương Tây đã cởi mở hơn trước. Tuy nhiên, bằng hệ thống luật pháp, những chính sách và mức độ khác nhau, chính quyền Mỹ và các nước phương Tây vẫn quản lý chặt chẽ báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngoài ra với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường báo chí, truyền thông, hầu như tự do xuất bản báo chí và thành lập các tổ chức truyền thông hiện đại chỉ là quyền tự do của các ông chủ những tập đoàn tài phiệt giàu có, của những người có tiền, có quyền lực trong tay. Những người nghèo hay tổ chức của họ không thể tự do xuất bản báo chí hoặc duy trì hoạt động của một cơ quan truyền thông. Đặc biệt, các chính quyền phương Tây chưa bao giờ đối xử nhẹ tay đối với thông tin báo chí và những người làm báo bất đồng chính kiến, có tư tưởng không đồng thuận với họ, nhất là đụng chạm đến lợi ích của các ông chủ và nhà cầm quyền. Tiêu biểu là vụ việc của E. Xnâu-đân cựu nhân viên Tình báo CIA (Mỹ).

“đấu tranh vì tự do cho Việt Nam”. Theo kiểu của Will Nguyen là hoàn sai trái.



Đó là Will Nguyen, kẻ năm ngoái từng bị TAND TP Hồ Chí đưa ra xét xử và cho hưởng khoan hồng, nhưng khi trở về Mỹ lại tiếp tục cấu kết với nhiều tổ chức phản động chống phá Việt Nam. hô hào kêu gọi về Việt Nam biểu tình làm “cách mạng mùa hè”. với những kế sách chuyển “lửa dân chủ về quê nhà”. Bằng các chiêu trò xuyên tạc, kích động, sử dụng tin giả, tin xấu làm phương hại đến an ninh kinh tế và chính trị của đất nước. Nhìn lại những hoạt động chống phá đất nước những năm gần đây của các tổ chức phản động , chúng ta dễ dàng nhận ra, âm mưu kích động người dân tụ tập, biểu tình, tạo ra các điểm nóng rồi có thể thổi phồng thành xung đột, bạo loạn, có sử dụng vũ khí, tạo ra bạo lực.

Thói cục bộ, bè phái - một trong những vấn đề nhân dân bức xúc nhất



Trong trái tim mỗi con người, ai cũng có “một phần” thuộc về mẹ cha, con cái, anh em, bạn bè, dòng họ, quê nhà của mình. Trong tình cảm chung, ai cũng có một phần tình cảm dành riêng cho những người có quan hệ thân thiết với mình. Đã là tình cảm thì khó để phân chia chi li, tách bạch rạch ròi theo kiểu “cân đong đo đếm” chính xác như tính toán trọng lượng, nhưng một khi đã dấn thân vào con đường cách mạng và theo đuổi sự nghiệp chính trị thì mỗi cán bộ, đảng viên rất nên giữ được sự tỉnh táo, minh mẫn cần thiết để không bị tình cảm cá nhân chi phối, thiên vị trong giải quyết, xử lý các mối quan hệ với đồng chí, đồng đội và với tổ chức, cơ quan, đơn vị.

“Chủ nghĩa hậu duệ” làm biến dạng, tha hóa quyền lực Nhà nước



Tục ngữ Việt có câu “Con hơn cha là nhà có phúc”. Đó không chỉ là mong muốn, khát vọng nhân văn của thế hệ trước đối với thế hệ sau mà còn phần nào nói lên tình cảm, niềm tin của ông cha gửi gắm vào sự nỗ lực phấn đấu trưởng thành, tiến bộ của con cháu. Trên thực tế, dù ước vọng “nhà có phúc” là chính đáng, nhưng vẫn có một số cán bộ, đảng viên hoặc là thiếu phương pháp giáo dục, rèn luyện, quản lý con một cách đúng mực, hoặc là nuông chiều, nâng đỡ con một cách vội vàng, thái quá khiến con cái họ sớm ảo tưởng về mình rồi thui chột, sa ngã. Thời gian gần đây, sau khi các phương tiện thông tin đại chúng công bố việc bổ nhiệm nhân sự cán bộ lãnh đạo trung, cao cấp hay đăng tải thông báo kết quả xem xét, xử lý kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, dư luận thường “soi” rất kỹ nhân sự được bổ nhiệm hay cá nhân cán bộ, đảng viên bị xem xét, xử lý, thi hành kỷ luật. Với những nhân sự đủ tài đức, tiêu chuẩn và trải qua quá trình rèn luyện, công tác, trưởng thành từ cơ sở mà được bổ nhiệm, mọi người dân đều cảm thấy yên lòng và tỏ ý khẩu phục, tâm phục đối với quyết định bổ nhiệm nhân sự này. Còn với những nhân sự được bổ nhiệm dù trẻ tuổi, có bằng cấp cao, song chưa trải qua rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tiễn, chưa chứng tỏ được năng lực nổi trội so với người khác và chưa có nhiều cống hiến cho tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương thì dư luận thường đặt câu hỏi đầy nỗi niềm: “Đồng chí này là con đồng chí nào?”. Với những nhân sự đủ tài đức, tiêu chuẩn và trải qua quá trình rèn luyện, công tác, trưởng thành từ cơ sở mà được bổ nhiệm, mọi người dân đều cảm thấy yên lòng và tỏ ý khẩu phục, tâm phục đối với quyết định bổ nhiệm nhân sự này. Còn với những nhân sự được bổ nhiệm dù trẻ tuổi, có bằng cấp cao, song chưa trải qua rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tiễn, chưa chứng tỏ được năng lực nổi trội so với người khác và chưa có nhiều cống hiến cho tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương thì dư luận thường đặt câu hỏi đầy nỗi niềm: “Đồng chí này là con đồng chí nào?”.

Cần kiên quyết hơn trong phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa”


Phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa” vốn là công việc rất khó khăn, phức tạp, nó liên quan tới tư tưởng, biểu hiện âm thầm, gặm nhấm dần lòng tin, xói mòn dần dần phẩm chất đạo đức của cá nhân, tổ chức. Thực tế hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” liên quan gián tiếp và trực tiếp tới công tác xây dựng tổ chức, xây dựng con người, công tác cán bộ v.v.. Hơn nữa, khi thực hiện nhiệm vụ dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của mỗi con người. Tuy khó nhưng không thể không làm, vì vấn đề này có liên quan đến sinh mệnh chính trị, uy tín của Đảng và sự tồn vong chế độ. Như vậy, quan điểm tích cực, chủ động và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là rất quan trọng. Nếu không kiên quyết thực hiện sẽ trở nên “nửa vời” và không đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Cán bộ, đảng viên cần khiêm tốn học hỏi, cầu thị, lắng nghe ý kiến phản biện lành mạnh



Nói về tác hại của duy ý chí, sinh thời, lãnh tụ V.I.Lê-nin từng cho rằng: “Đối với một chính đảng vô sản, không có sai lầm nào nguy hiểm hơn là định ra sách lược của mình theo ý muốn chủ quan”. Đối với cán bộ, đảng viên, tư tưởng duy ý chí, thái độ áp đặt ý kiến chủ quan cá nhân không chỉ là biểu hiện nổi cộm của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, độc đoán, gia trưởng, mà còn gây ra sự nghi kỵ, mất đoàn kết nội bộ, dẫn tới mất sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng; kìm hãm sự phát triển lành mạnh của cơ quan, đơn vị, địa phương và rộng hơn là cả xã hội.

Sẽ phải trả giá đắt nếu để bệnh duy ý chí tái phát



Những người duy ý chí thường có chung đặc điểm là xem xét, nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng theo cảm tính chủ quan của riêng mình, coi ý kiến của mình luôn đúng, thậm chí “duy nhất đúng”, muốn nhanh chóng đạt kết quả, mục tiêu mà không xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện, thấu đáo mọi vấn đề, mọi khía cạnh, dễ ảo tưởng về sức mạnh chủ quan mà không tiên lượng được hết những khó khăn, trở ngại do cả yếu tố khách quan và chủ quan gây ra. Đánh giá tình hình thường chỉ dựa vào ban thường vụ, cấp ủy, ban cán sự đảng… một nhóm người có quyền quyết định, mà không nghiên cứu kỹ thực tế, nên đã ban hành quyết sách không phù hợp. Còn nữa “tân quan, tân chính sách”, nhiều cán bộ thời gian đầu mới giữ cương vị lãnh đạo luôn tỏ ra sốt sắng, lo lắng cho việc chung, muốn sớm tạo ra dấu ấn của riêng mình. Đáng lo hơn xuất phát từ lợi ích nhóm rất tinh vi ban hành cơ chế, chính sách có lợi cho nhóm thiểu số cá nhân người có chức có quyền, song lại gây ra bao hệ lụy, thậm chí để lại hậu quả khôn lường về kinh tế-xã hội.

Đánh giá đúng để quy hoạch và bổ nhiệm đúng cán bộ



Tiến tới Đại hội XIII của Đảng, công tác nhân sự cấp ủy hết sức quan trọng, đòi hỏi phải được tiến hành đúng nguyên tắc, quy trình, công tâm, khách quan, phát huy dân chủ, trí tuệ của tập thể cấp ủy và cán bộ, đảng viên. “Cán bộ là gốc của mọi công việc”,“công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, nên phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ, phải trọng nhân tài.

“Né” trách nhiệm - Căn bệnh trầm kha



Như chúng ta biết, trách nhiệm công vụ có thể coi là hạt nhân tiêu biểu trong tập hợp các trách nhiệm. Vì trách nhiệm ấy là nhiệm vụ mà đất nước giao cho cá nhân cán bộ, công chức, viên chức theo chức trách được phân công. Trách nhiệm công vụ đòi hỏi cán bộ, công chức phải thực hiện nhiệm vụ được giao đến cùng, không thể thoái thác hoặc trao lại cho ai khác, buộc người cán bộ, công chức, viên chức phải gắn mình với thực hiện công vụ cho đến khi có kết quả. Vì thế, khi đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, cụm từ “làm tròn nhiệm vụ”, "hoàn thành nhiệm vụ", "hoàn thành tốt nhiệm vụ" thường được dùng để nói về việc đã thực hiện đúng, đủ, tốt nhiệm vụ theo chức trách được phân công.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

MỸ ĐẢ KÍCH TRUNG QUỐC 'BẮT NẠT' VIỆT NAM GIỮA TRANH CÃI VỀ TÀU KHẢO SÁT


Hôm thứ Bảy lên án Trung Quốc bằng những lời lẽ đanh thép, cáo buộc nước này có “hành vi bắt nạt” và “làm suy yếu hòa bình và an ninh” khu vực giữa lúc tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở phía nam Biển Đông.

     Thông cáo dài của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy một sự ủng hộ gần như rõ ràng đối với Việt Nam trong một tranh cãi gay gắt với nước láng giềng và thể hiện lập trường mạnh mẽ của Mỹ về vụ việc được nói là tàu Trung Quốc cản trở hoạt động dầu khí của các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Sự xuất hiện của tàu Hải Dương Địa Chất 8 gần Bãi Tư Chính khơi ra phản ứng quyết liệt từ Việt Nam kể từ khi tin tức loan đi hồi tuần trước cho biết các tàu của lực lượng hải cảnh của Việt Nam đã làm đúng nhiệm vụ ở khu vực này trong suốt một tuần gần một lô dầu thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Mỹ, nước không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng luôn khẳng định quyền tự do hàng hải ở đây, đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc về những hành động ngày càng quyết đoán nhằm xác lập chủ quyền rộng lớn trong vùng biển mà Việt Nam và một số nước khác có tranh chấp với Trung Quốc. “Hoa Kỳ lo ngại về những bản tin về sự can thiệp của Trung Quốc vào các hoạt động dầu khí ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], bao gồm các hoạt động thăm dò và sản xuất từ lâu nay của Việt Nam,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói trong một phát biểu sáng thứ Bảy. “Những hành động khiêu khích liên tục của Trung Quốc nhắm vào việc phát triển dầu khí ngoài khơi của các nước có tuyên bố chủ quyền khác đe dọa an ninh năng lượng trong khu vực và làm suy yếu thị trường năng lượng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”Thông cáo nói thêm: “Việc Trung Quốc cải tạo và quân sự hóa các tiền đồn đang tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa, cùng với những nỗ lực khác để khẳng định các yêu sách hàng hải bất hợp pháp ở Biển Nam Trung Hoa, bao gồm việc sử dụng dân quân hàng hải để hăm dọa, cưỡng ép và đe dọa các quốc gia khác, làm suy yếu hòa bình và an ninh của khu vực. “Áp lực gia tăng của Trung Quốc đối với các nước ASEAN chấp nhận các điều khoản của Bộ Quy tắc Ứng xử tìm cách hạn chế quyền của họ hợp tác với các công ty bên thứ ba hoặc các nước, càng để lộ ra thêm ý định khẳng định quyền kiểm soát tài nguyên dầu khí ở Biển Đông. “Mỹ kiên quyết phản đối sự cưỡng ép và đe dọa của bất kì nước tuyên bố chủ quyền nào nhằm khẳng định các yêu sách lãnh thổ hoặc hàng hải của mình. “Trung Quốc nên chấm dứt hành vi bắt nạt và kiềm chế thực hiện loại hoạt động khiêu khích và gây bất ổn này. Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng ngày thứ Sáu cũng đưa ra phát biểu tương tự nhắm vào Trung Quốc dù không nhắc cụ thể tới vụ tranh chấp với Việt Nam. “Hành vi cưỡng ép của Trung Quốc đối với các nước láng giềng Đông Nam Á là phản tác dụng và đe dọa hòa bình & ổn định trong khu vực,” ông viết trên Twitter.




"Các hành động khiêu khích lặp đi lặp lại" và "gây bất ổn" của Trung Quốc nhắm vào các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam phải bị chấm dứt.

Trong tuyên bố được phát đi ngày 20-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nhấn mạnh các hành động của Trung Quốc trong những ngày gần đây là "sự cản trở các hoạt động khai thác và sản xuất dầu khí đã có từ lâu của Việt Nam".

72 NĂM NGHĨA NẶNG TÌNH SÂU - HỌC VIỆN QUỐC PHÒNG NÊU CAO ĐẠO LÝ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN


Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, trải qua những cuộc kháng chiến trường kỳ dựng và giữ nước đã có biết bao lớp người làm nên những chiến công vĩ đại, cống hiến hy sinh, xây dựng, bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Trong đó, có những người con dũng cảm của Quân đội nói chung, Học viện Quốc phòng nói riêng.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

VẬT CHẤT <=> DANH DỰ

Vật chất cũng chỉ phù du.
Đừng tham lam qúa ngồi tù như chơi.
Danh dự sống mãi trên đời.
Lưu truyền muôn thuở làm Người nhớ nha.
Kết quả hình ảnh cho trần bắc hà
Kết quả hình ảnh cho trần bắc hà

BÃI TƯ CHÍNH HOÀN TOÀN THUỘC VỀ VIỆT NAM, TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ BẤT KỲ QUYỀN GÌ

         Khu vực nhà giàn DK1, trong đó có Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam.       Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
        Vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam
       Theo các quy định của Luật biển quốc tế về vùng đặc quyền kinh tế, hoạt động thăm dò địa chất của tàu Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm gần như tất cả các điều khoản trong Công ước Luật biển quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
Hoạt động này nếu nhằm mục đích thăm dò trữ lượng dầu khí ở đáy vùng đặc quyền kinh tế, cũng là vùng thềm lục địa của Việt Nam, đã xâm phạm vào quyền chủ quyền của Việt Nam tại đây.
       Nếu hoạt động thăm dò địa chất nhằm phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, thì dù dưới mục đích hoà bình hay không, cũng đã xâm hại đến quyền tài phán của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế của mình.
        Ngoài ra, nó còn làm ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định trong khu vực biển này; ảnh hưởng đến các quyền tự do đi lại và khai thác thác kinh tế của Việt Nam cũng như các quốc gia khác (dưới sự cho phép của Việt Nam) tại đây.
         Trung Quốc không có vùng biển hợp pháp nào chồng lấn với Bãi Tư Chính của Việt Nam
         Khu vực nhà giàn DK1, trong đó có Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam, và là thềm lục địa phía nam của Việt Nam.

         Đây là vùng biển được hoạch định theo Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hợp Quốc.
Vùng biển này không tranh chấp với nước nào, và lại càng không tranh chấp với Trung Quốc.
Việc Trung Quốc vẽ đường lưỡi bò liếm qua 60% vùng biển Việt Nam, biến vùng biển không tranh chấp của Việt Nam thành vùng tranh chấp là hoàn toàn phi pháp, không được luật pháp quốc tế công nhận.
Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, một văn bản pháp lý quốc tế hướng dẫn, giải thích Công ước 1982, đã bác bỏ thẳng thừng yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc không tham gia vụ kiện và tuyên bố không chấp nhận Phán quyết, nhưng văn bản pháp lý này vẫn nguyên giá trị của nó. Và Phán quyết khẳng định rằng, đường lưỡi bò là không có cơ sở pháp lý, nói nôm na là nó không có giá trị gì để Trung Quốc đòi quyền khai thác tài nguyên trong đường lưỡi bò. Do đó, Trung Quốc không có vùng biển hợp pháp nào tranh chấp với Việt Nam tại khu vực DK1, trong đó có Bãi Tư Chính.
      Tòa Trọng tài quốc tế kết luận rằng, không có căn cứ pháp lý nào để Trung Quốc yêu sách các quyền lịch sử đối với tài nguyên, bên ngoài những quyền quy định trong Công ước, tại các vùng biển nằm bên trong ‘đường chín đoạn’.
       Điểu gì ẩn sau những cẳng thẳng trên biển Đông?
Hoạt động trái phép của các tàu Trung Quốc ở khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam trước hết là nhằm ngăn cản các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam tại khu vực giàu tiềm năng dầu khí này.
Việc Trung Quốc đe dọa, ngăn cản Việt Nam và các đối tác nước ngoài thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực này là hành động vô lý và ngang ngược.
Hành động này nằm trong chiến lược của Trung Quốc áp đặt đường lưỡi bò bất hợp pháp tại Biển Đông để ngăn cản tất cả các đối tác quốc tế nào muốn hợp tác dầu khí với Việt Nam.
        Các bước đi này nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông, kiểm soát hoàn toàn tài nguyên trong Đường lưỡi bò, chiếm 80% diện tích Biển Đông.
Việt Nam kiên trì, kiên quyết bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trong vùng đặc quyền kinh tế
         Ngày 19/7, Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam”.
        Đây là lần thứ 2 Việt Nam lên tiếng về vấn đề này. Trước đó, ngày 16/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 và pháp luật Việt Nam.
        Trên thực tế, thời gian qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình.
         Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.
Phát huy tinh thần dũng cảm, khôn khéo và sáng tạo, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam nhất định sẽ bảo vệ thành công chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trên vùng biển phía nam của Tổ quốc.
      Nhân dân Việt Nam, dư luận các nước trong khu vực và thế giới phản đối các hành động trái phép của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam, ủng hộ các lực lượng chấp pháp Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng của mình, góp phần bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực và trên thế giới./.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

LỜI VỌNG LÊN TỪ ĐÁY SÔNG HUYỀN SỬ

Đò lên Thạch hãn ơi, chèo nhẹ!
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm,
Có tuổi 20 thành sóng nước,
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.
Khi đọc những dòng này không ai là không day dứt, cảm thấy còn mắc nợ với cha anh. Không biết có ai chung nỗi niềm day dứt theo chiều hướng với tôi không?)
Sau mỗi đêm gần đại đội không về.
81 ngày đêm gần một trăm đại đội!
Các anh vượt sông mỗi khi trời tối
Bờ bên kia theo tiếng gọi cổ thành.
Và giờ đây tất cả hóa vô hình
Máu hòa nước nước sông xanh màu sẫm,
45 năm dưới đáy sông thăm thẳm,
Thạch hãn bao mùa anh đói lạnh lắm không?
Xương cốt đè nhau lớp lớp chất chồng.
Hoa ngày lễ tràn mặt sông ứa lệ,
Xác đồng đội, sông lở bồi lặng lẽ,
Ai xin ai chèo nhẹ để anh nằm?
Lời thơ buồn, đẫm chất nhân văn,
Với xương máu các anh
vẫn là chưa đủ.
Dù chèo nhẹ anh cũng không thể ngủ,
Bê bết bùn, cùng đủ thứ tanh hôi.
Các anh kêu đáy sông vọng thấu trời:
Hỡi đồng đội đưa chúng tôi về đất mẹ!
Thức dậy chúng tôi xin đừng chèo nhẹ!
Chậm ngày nào thi thể hóa bùn đen!
Chậm một ngày ,lịch sử nợ dày thêm.

ĐẠI HỘI TÉ NƯỚC

Tóm tắt sơ bộ nguyên nhân và tình hình đại hội té nước 2019 (XIN ĐĂNG LẠI):

- Việt Nam cắm giàn khoan khai thác dầu mỏ trên thềm lục địa của mình. Vị trí không liên quan tới các tranh chấp trên Biển Đông, nhưng "vô tình" nằm gần vị trí chiến lược, chốt chặn đường ra eo biển Malacca và không xa các tuyến hàng hải chủ chốt trong khu vực.

- Trung Quốc triển khai lực lượng nhằm gây áp lực buộc Việt Nam ngừng dự án và rút giàn khoan, âm mưu biến nơi không có tranh chấp thành nơi có tranh chấp và thực thi chiến lược "để lâu cứt trâu hóa bùn".

- Việt Nam quyết không lùi bước và phản ứng nhanh chóng khi điều lực lượng tương đương để đấu tranh, khiến đối phương hoàn toàn bất ngờ. Các tàu chấp pháp Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình như phát loa tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, yêu cầu phía Trung Quốc không có hành động khiêu khích và gây hấn.

- Tàu Trung Quốc liên tục thể hiện sự hung hăng khi dùng sườn đâm húc vào mũi tàu Việt Nam.

- Đại hội diễn ra ở một vùng trên Biển Đông gần bãi Tư Chính, còn bản thân bãi Tư Chính không có hoạt động nào vì đây là khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam và không có tranh chấp.

- Đông Lào và Các tiểu vương quốc TNT Thống nhất đặt hàng loạt đơn vị trong tình trạng sẵn sàng xuất phát nhanh, nhiều lần tỏ ý sẵn sàng can thiệp để làm dịu tình hình. Tuy nhiên, Việt Nam từ chối do đây là vùng không có tranh chấp, thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam và tình hình chưa vượt mức kiểm soát. Quán bia sẽ tiếp tục đưa những thông tin không ảnh hưởng tới vấn đề ngoại giao và hoạt động tác chiến. KAKA.......