Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

“Né” trách nhiệm - Căn bệnh trầm kha



Như chúng ta biết, trách nhiệm công vụ có thể coi là hạt nhân tiêu biểu trong tập hợp các trách nhiệm. Vì trách nhiệm ấy là nhiệm vụ mà đất nước giao cho cá nhân cán bộ, công chức, viên chức theo chức trách được phân công. Trách nhiệm công vụ đòi hỏi cán bộ, công chức phải thực hiện nhiệm vụ được giao đến cùng, không thể thoái thác hoặc trao lại cho ai khác, buộc người cán bộ, công chức, viên chức phải gắn mình với thực hiện công vụ cho đến khi có kết quả. Vì thế, khi đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, cụm từ “làm tròn nhiệm vụ”, "hoàn thành nhiệm vụ", "hoàn thành tốt nhiệm vụ" thường được dùng để nói về việc đã thực hiện đúng, đủ, tốt nhiệm vụ theo chức trách được phân công.

“Sợ trách nhiệm” và “né trách nhiệm” để chỉ những người được giao nhiệm vụ công nhưng đã không làm tròn nhiệm vụ, thậm chí thoái thác nhiệm vụ, lẩn tránh nhiệm vụ theo chức trách của mình. Vì người ta cho rằng những nhiệm vụ đó khá “xương”, không có lợi cho bản thân, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Biểu hiện "né" trách nhiệm cao độ là trong thời gian qua, rất nhiều việc đáng lẽ phải được giải quyết ở cấp dưới, ở cấp cơ sở, nhưng cứ dồn dần lên cấp trên, nên làm giảm hiệu quả quản trị của cả hệ thống, chậm được giải quyết. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang bước vào cuộc cạnh tranh toàn cầu rất quyết liệt, mà trong đó hiệu quả quản trị công là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnh tranh. Thời gian tạo ra chi phí rất lớn (chi phí vốn, chi phí lãi suất, mất cơ hội). Tuy nhiên, sự vật hiện tượng luôn luôn vận động, phát triển, có những điều luật hôm nay là đúng nhưng ngày mai không còn phù hợp, có những quy trình trong quá khứ là được nhưng hiện tại cần phải thay đổi.Cán bộ, công chức, viên chức luôn phải lắng nghe, nắm bắt, không “nhắm mắt, bịt tai”, vô cảm không quan tâm hậu quả.
Tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” vì cái chung, khuyến khích tinh thần tự giác, dám đương đầu với khó khăn; xóa tư tưởng “an phận thủ thường” vì “làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít, không làm không sai” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét