Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

Quan điểm cho rằng: Việt Nam là xã hội không có "dân chủ" là hoàn toàn sai trái


Những năm gần đây, để đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, các thế lực thù địch tăng cường đưa ra các quan điểm sai trái nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta, trong đó, chúng đưa ra quan điểm: Xã hội Việt Nam không có “dân chủ” (hay nhân dân Việt Nam sống trong môi trường không có dân chủ hoặc xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với nền dân chủ hình thức). Đây là những quan điểm hoàn toàn sai trái, phản động, nhằm kích động, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước ta, nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đang dày công xây dựng.
Như chúng ta đã biết, dân chủ ở Việt Nam hiện nay là dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ rộng rãi với nhân dân lao động, chuyên chính với những kẻ đi ngược lại lợi ích của nhân dân và chống đối chủ nghĩa xã hội. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện bản chất dân chủ và nhân đạo của chủ nghĩa xã hội, của Nhà nước, của dân, do dân, vì dân. Tư tưởng cơ bản, xuyên suốt của mọi hoạt động, mọi tổ chức, mọi con người về dân chủ là xác định quyền dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, là khẳng định và thực hiện mọi quyền lực thuộc về nhân dân; ý chí, nguyện vọng, lợi ích và quyền lực của nhân dân là sức mạnh to lớn. Dân chủ ở Việt Nam có nội dung toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó dân chủ hóa đời sống kinh tế là quyết định. Chỉ có dân chủ hóa trong đời sống kinh tế thì dân chủ hóa trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa mới thực sự có ý nghĩa và phát huy tác dụng tích cực đối với công cuộc đổi mới.
Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, đã lãnh đạo toàn dân kháng chiến giành độc lập dân tộc lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà  nước thực sự của dân, do dân, vì dân, đưa người dân nô lệ thành người làm chủ đất nước. Trong công cuộc xây dựng xã hội mới, sau hơn 30 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo thành công việc xây dựng phát triển dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, kết quả được thể hiện trên ba lĩnh vực cơ bản sau:
Trên lĩnh vực kinh tế, Kinh tế đất nước không ngừng phát triển, với nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2003 dần hồi phục, năm sau cao hơn năm trước; chất lượng tăng trưởng được nâng lên[1](tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 7,3%); thu nhập bình quân đầu người (năm 2015) khoảng 2.109 USD. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Trong những năm qua, và hiện nay, Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế tuyên dương là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về tốc độ tang trưởng và hiệu quả xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Trên lĩnh vực Tư tưởng, văn hóa - xã hội phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết quả tích cực. Chính sách an sinh xã hội được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trên các lĩnh vực lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, người có công và bảo trợ xã hội. An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.
Trên lĩnh vực chính trị, Mọi người dân đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, thực hành dân chủ rộng rãi, tạo mọi điều kiện cho các tầng lớp nhân dân thực hiện quyền dân chủ rộng rãi thực hiện quyền dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở; đồng thời xác lập rõ cơ chế vận hành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trên con đường phát triển đất nước, một mặt, tăng cường sức mạnh của các thành viên, mặt khác quan trọng hơn là tạo ra sức mạnh tổng thể của hệ thống chính trị với cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ”. Nhân dân Việt Nam đã được trực tiếp tham gia vào các văn kiện đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam và đảng bộ các cấp, tham gia xây dựng các bộ luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương.
Với những thành tựu trên, Việt Nam ngày càng là đất nước tươi đẹp, phồn vinh, có nền dân chủ rộng rãi, có môi trường văn hóa tốt đẹp lành mạnh…một đất nước ngày càng có uy tín trên trường quốc tế trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, năm 2019 đã chính thức trở thành ủy viên không thường trực của liên hợp quốc. Những minh chứng trên đã bác bỏ hoàn toàn quan điểm của các thế lực thù địch, cho rằng: Xã hội Việt Nam là xã hội không có “dân chủ”


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, tr 224, 225.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét