Những
ngày gần đây, dư luận trong nước và khu vực lại nóng lên bởi phát
biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, phản ánh không đúng lịch
sử về cuộc kháng chiến đánh đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ của quân
và dân Campuchia, với sự giúp sức của các chiến sĩ quân tình nguyện
Việt Nam.
Lợi dụng
vấn đề này, một số đối tượng thông qua mạng xã hội tiếp tục thực
hiện những âm mưu, thủ đoạn kích động, phá hoại mối quan hệ tốt đẹp
giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam - Campuchia đã hun đúc từ lâu trong
lịch sử và được thử thách trong phong trào cách mạng chống kẻ thù
chung. Hoặc một số kẻ lại xuyên tạc mối quan hệ hữu nghị giữa Việt
Nam và Singapore; chúng rêu rao “Đảng, Nhà nước ta hèn nhát không dám
đứng lên đấu tranh”, kích động công nhân trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư từ Singapore đứng lên đình công, đậ̣p phá công xưởng, biểu
tình, phản đối tẩy chay Singapore.
Trước
tình hình đó, tại cuộc gặp với Thủ tướng Lý Hiển Long bên lề Hội
nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 tổ chức ở Bangkok, Thái Lan, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã phê phán phát biểu của ông Lý Hiển Long. Đồng
thời khẳng định lịch sử đã chứng minh những nhận định của phía Singapore
về vai trò của Việt Nam vào thời điểm đó là không đúng, việc nêu
lại những định kiến này làm tổn thương sâu sắc tới Việt Nam và
Campuchia, đặc biệt là thân nhân của hàng trăm nghìn quân tình nguyện
Việt Nam đã hy sinh xương máu để mang lại hòa bình, giúp giải phóng
nhân dân Campuchia khỏi chế độ Khmer Đỏ tàn bạo và cả quá trình xây
dựng đất nước khó khăn, gian khổ say này.
Về phía
Capuchia, cả giới chức và giới học giả đều bày tỏ sự phản đối
mạnh mẽ trước phát ngôn của ông Lý Hiển Long. Ngay tại Hội nghị diễn
đàn Shangri-la thứ 18 diễn ra tại Singapore, Phó Thủ tướng- Bộ trưởng
Quốc phòng Campuchia ông Tea Banh khẳng định rằng: những lời nói của
ông Lý Hiển Long không phản ánh đúng sự thật lịch sử và Campuchia
không thể chấp nhận điều đó. “Quân tình nguyện Việt Nam đã đến giải
phóng nhân dân Campuchia, chúng tôi luôn coi họ là ân nhân. Chúng tôi luôn
ghi nhớ và coi ngày 7/1/1979 là ngày được sinh ra lần thứ hai”.
Còn nhớ, tháng
12/1946, trong Lời kêu gọi Liên hợp
quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đối với Lào và Miên,
nước Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai nước đó và bày tỏ lòng
mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có
chủ quyền”[1].
Trong chuyến thắm chính thức Việt Nam vào cuối tháng 12/2016, Thủ
tướng Hun Xen đã nhấn mạnh rằng chuyến thăm của ông lần này đến Việt
Nam mang theo thông điệp cảm ơn của nhân dân Campuchia đối với Đảng,
Chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam, đã giúp đỡ đánh đổ và ngăn
chặn, không cho chế độ Pôn Pốt quay trở lại, tạo tiền đề cho quá
trình xây dựng và phát triển đất nước Campuchia phồn vinh như ngày
nay.
Nhìn lại
những trang sử hào hùng và thấm đẫm sự hy sinh lớn lao của nhân dân
hai nước, chúng ta có thể hiểu được quan điểm của Chính phủ Campuchia
nêu ra trên đây không phải là ngẫu nhiên. Biết trân trọng, giữ gìn và
phát triển tình hữu nghị là nguyện vọng chung của chính phủ và nhân
dân hai nước.
Để đẩy
lùi những âm mưu phá hoại của kẻ thù, cần tỉnh táo trước những
luận điệu xuyên tạc, thủ đoạn “không mới” nhằm chia rẽ mối quan hệ
tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia nói riêng và với các thành viên
trong ASEAN nói chung, làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền, giáo dục để
các tầng lớp nhân dân nắm vững được đường lối đối ngoại của Đảng
và Nhà nước ta; nâng cao hiểu biết về thực tiễn lịch sử và thực
chất quan hệ Việt Nam và Campuchia, quan hệ Việt Nam với Singapore để
góp phần chung tay vun đắp tình hữu nghị, đồng thời tạo sức đề
kháng trước âm mưu xấu độc của kẻ thù./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét