Nói về
tác hại của duy ý chí, sinh thời, lãnh tụ V.I.Lê-nin từng cho rằng: “Đối với
một chính đảng vô sản, không có sai lầm nào nguy hiểm hơn là định ra sách lược
của mình theo ý muốn chủ quan”. Đối với cán bộ, đảng viên, tư tưởng duy ý chí,
thái độ áp đặt ý kiến chủ quan cá nhân không chỉ là biểu hiện nổi cộm của chủ
nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, độc đoán, gia trưởng, mà còn gây ra sự nghi kỵ,
mất đoàn kết nội bộ, dẫn tới mất sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng; kìm
hãm sự phát triển lành mạnh của cơ quan, đơn vị, địa phương và rộng hơn là cả
xã hội.
Vậy làm
sao để phòng, chống, ngăn chặn, đẩy lùi bệnh duy ý chí trong một bộ phận cán
bộ, đảng viên, nhất là những người có chức có quyền hiện nay? Để tìm ra câu trả
lời thỏa đáng cho vấn đề này không đơn giản, nếu như một bộ phận cán bộ không
thật sự có tư tưởng tiến bộ, tinh thần cầu thị, tinh thần liêm khiết và ý thức
thật sự vì nước, vì dân, vì lợi ích chung của cộng đồng và tập thể.
Một giải
pháp cần chú trọng là thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, giám
sát, tăng cường kiểm soát quyền lực cá nhân người đứng đầu và những người có
thẩm quyền ban hành quyết định về chủ trương, cơ chế, chính sách; kịp thời phát
hiện, kiên quyết xử lý nghiêm minh những biểu hiện duy ý chí, áp đặt ý kiến cá
nhân gây tổn hại đến lợi ích chung. Vấn đề này đã được đặt ra từ nhiều năm nay,
nhưng trên thực tế công tác kiểm tra, giám sát ở không ít cấp ủy, tổ chức đảng
(nhất là cấp trung gian, cấp cơ sở) thời gian qua không được duy trì chặt chẽ,
hiệu quả; nhiều nơi vừa có dấu hiệu buông lỏng, vừa có biểu hiện kiểm tra, giám
sát không đến nơi đến chốn. Từ đó dẫn đến tình trạng một bộ phận cán bộ lãnh
đạo, nhất là người đứng đầu, những người thường mắc bệnh công thần, kinh nghiệm
chủ nghĩa, coi điều gì mình nói cũng đúng, cũng đáng phải học tập, làm theo vẫn
không thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, không giải quyết đúng
đắn và xử lý hài hòa mối quan hệ giữa vai trò tập thể lãnh đạo với trách nhiệm
cá nhân phụ trách, mà thực chất là đề cao ý chí quyền lực cá nhân để làm tha
hóa quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước, khiến nhân dân bất bình, oán thán.
Vì vậy,
chúng ta cần quan tâm giáo dục, bồi đắp tinh thần phấn đấu bền bỉ, thường
xuyên, liên tục cho cán bộ, đảng viên; động viên mọi người nêu cao ý thức tự
rèn, tự học tập để chủ động cập nhật thông tin, kiến thức mới, không ngừng làm
giàu tri thức, năng lực trí tuệ cho bản thân. Bất cứ một sự “ru ngủ” nào trên
vinh quang quá khứ không chỉ khiến cán bộ, đảng viên dễ nảy sinh tâm lý tự
kiêu, tự mãn, mà còn dễ tự đào thải chính mình trước sự phát triển mau lẹ của
mọi mặt đời sống xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét