Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ của Đảng

 

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; coi đó là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Theo Bác, “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”1.                   Người khái quát nội hàm đạo đức cách mạng là: “Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân”2; “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác”.

      Vận dụng tư tưởng của Người vào thực tiễn hiện nay, cần tập trung giải quyết một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, tập trung nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.

Thứ hai, tiếp tục nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng, gắn với xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

Thứ ba, không ngừng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo hướng thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Thứ tư, xây dựng Đảng về đạo đức phải được tiến hành thường xuyên, đồng bộ, bằng nhiều hình thức, theo phương châm kết hợp biện pháp tư tưởng và tổ chức, lý luận và thực tiễn, giữa giáo dục, nâng cao nhận thức lý luận, quan điểm, tư tưởng với rèn luyện trong thực tiễn, tự phê bình và phê bình.

Thứ năm, xây dựng và thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, trong đó chú trọng xây dựng hệ thống chuẩn mực các mối quan hệ của cán bộ, đảng viên với tổ chức đảng và với nhân dân.

Đảng muốn vững mạnh, phải thường xuyên giáo dục, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên. Đó là việc hết sức quan trọng và rất cần thiết của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phải trở thành việc làm tự giác, nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên./.

 "HÙNG XÁM" NHỮNG TRẬN ĐÁNH ĐỂ ĐỜI


Treo cờ cách mạng trước 120 họng súng của lính Bảo Đại
Ông Việt nhớ lại, sau cách mạng tháng 8-1945, ông rời Hà Nội trở về Huế và nhập học Trường Thanh niên Tiền tuyến do luật sư Phan Anh và Giáo sư Tạ Quang Bửu lập ra, hiệu trưởng khi đó là ông Phan Tử Lang.
Một mặt hình thức đây là tổ chức thuộc Bộ Thanh niên của Chính phủ Trần Trọng Kim nhưng bên trong thực chất lại là hoạt động Việt Minh. Đặng Văn Việt nằm trong nhóm 4 sinh viên Việt Minh từ Hà Nội trở về hoạt động bí mật tại trường. Tổ trưởng khi đó là anh Lâm Kèn, anh Phan Hàm, anh Võ Quang Hồ sau này đều là thiếu tướng quân đội cả.
Người mà Đặng Văn Việt và Lâm Kèn khi đó thường gặp xin chỉ thị là đồng chí Hoàng Anh (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa – Thiên Huế, sau này là Phó thủ tướng Chính phủ) và đồng chí Trần Hữu Dực (nguyên Chủ tịch Uỷ ban Hành chính kháng chiến Trung Bộ, sau này là Phó thủ tướng Chính phủ).
Chàng thanh niên Đặng Văn Việt cùng bạn học đã được "Việt Minh hóa" với 43 sinh viên trở thành 43 sĩ quan của Giải phóng quân Thừa Thiên – Huế sau này.
Đúng thời điểm đó, cách mạng tháng 8 nổ ra, ngày 20-8-1945 Đặng Văn Việt nhận được tin cử đến một địa điểm bí mật gặp đồng chí Trần Hữu Dực và được trao nhiệm vụ treo cờ đỏ sao vàng trước Kỳ đài Ngọ Môn vào sáng 21-8.
Chàng thanh niên 25 tuổi hăng hái nhận nhiệm vụ rồi cuộn tròn lá cờ vào bao tải đem về Trường. Cùng lúc đó, tổ chức huy động thêm anh Nguyễn Thế Lương (tức Cao Pha, sau này là Thiếu tướng, Cục trưởng Cục 2) cùng tham gia với Đặng Văn Việt.
Đồng chí Lâm Kèn tổ trưởng giao cho Việt một khẩu súng lục để thị uy. Đồng thời yêu cầu Việt và Nguyễn Thế Lương phải ăn mặc đồng phục chỉnh tề của Trường, đi giày da, đội mũ ca nô sao cho oai phong lẫm liệt nhất.
Khi đó, Kỳ đài Huế nằm cách Ngọ Môn khoảng 300m, trên khuôn viên 4 héc-ta, xây 3 tầng cao 17,5m, chính giữa là cột bê tông 30m. Trên đỉnh cột cờ có ròng rọc, dây kéo cờ to bằng cổ tay, phải 5-6 người mới kéo nổi. Có một tiểu đội 12 người với súng trường canh gác kỳ đài. Ngoài ra là 120 lính khố vàng trang bị súng, pháo và cả thần công để bảo vệ nhà vua.
Sáng sớm 21-8, không khí mùa thu dịu mát, bầu trời cố đô Huế trong xanh cao vợi, Đặng Văn Việt và Nguyễn Thế Lương cuộn lá cờ buộc chặt lại, gác lên hai xe đạp rồi còng lưng đẩy xe đến chân Kỳ đài.
Việt dặn Lương đợi ở xe để anh vào gặp thầy đội chỉ huy rồi nói: Theo lệnh của Ủy ban Kháng chiến Trung Bộ, chúng tôi có nhiệm vụ treo cờ cách mạng lên thay cờ quẻ ly. Các anh hãy giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Viên thầy đội có phần nao núng, liền bảo 2 tên lính đến giúp Việt và Lương đưa cờ lên. Thầy đội và 6 tên lính đứng dàn hàng ngang, Lương đứng ở đầu hàng, Việt đứng ngoài rồi ra lệnh hạ cờ quẻ ly, kéo cờ Việt Minh lên… Khi là cờ đỏ sao vàng vừa tung bay trước gió, đội cảnh vệ của vua Bảo Đại đã chĩa súng từ xa về phía Đặng Văn Việt và Nguyễn Thế Lương.
Ông Việt kể, khi ấy Bảo Đại đã định cho nổ súng nhưng Nam Phương hoàng hậu ngăn lại, bà viện dẫn với nhà vua rằng, trong lịch sử cách mạng Pháp 1789, vua Louis 16 và Marie Antoinette vì cho lính bắn người cách mạng mà cả hai bị chém đầu… Vua Bảo Đại nghe xong lập tức ra lệnh: "Chớ, không được bắn, các ngươi mà bắn thì trẫm chết trước đó".
Thành công trong "trận đánh" treo cờ cách mạng trước 120 họng súng của nhà vua đã mở ra một trang mới trong cuộc đời Đặng Văn Việt.
Hai ngày sau, 23-8-1945, nhân dân đồng loạt đứng lên giành chính quyền tại Huế, vua Bảo Đại thoái vị, chấm dứt triều đại phong kiến cuối cùng tại Việt Nam.

Hoạt động lợi dụng cái gọi là “Tổ chức Tin lành đấng Christ Tây Nguyên - CHPC” (Bài 3 - hết)

 Bề ngoài, CHPC tổ chức sinh hoạt tôn giáo bình thường với các hoạt động hát thánh ca, chia sẻ kinh thánh và cầu nguyện nhưng bên trong lại là một tổ chức phản động đội lốt tôn giáo để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của CHPC không có gì mới, tương tự như “Tin lành Đêga” trước đây và tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành đấng Christ” ở Mỹ hiện nay, là tập hợp tín đồ là người dân tộc thiểu số ở trong nước liên kết với các nhóm Tin lành khác và số đối tượng phản động người Việt lưu vong lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá Việt Nam, đòi thành lập “nhà nước riêng, tôn giáo riêng” cho người dân tộc thiểu số.

Để phát triển tổ chức phản động của mình, A Ga đã cộng tác, liên kết với các tổ chức phản động nước ngoài khác như “Ủy ban cứu trợ người vượt biển” (BPSOS) của Nguyễn Đình Thắng ở Mỹ, nhóm “Người Thượng đứng lên vì công lý” (MSFJ) của Y Quynh Bdăp ở Thái Lan để tạo dựng, phát triển các “nhóm lõi”, tuyên truyền phát triển cơ sở bên trong.

Thông qua các ứng dụng trên mạng xã hội, A Ga đã kết nối với các đối tượng bên trong để tuyên truyền, củng cố niềm tin, lôi kéo mọi người tham gia CHPC, mở rộng tín đồ, tập hợp lực lượng, từng bước công khai hóa hoạt động. Bên cạnh đó, A Ga và các đối tượng phản động lưu vong khác tích cực móc nối, lôi kéo, hướng dẫn các tín đồ theo đạo tin lành thuần túy trong nước tham gia các buổi tập huấn trực tuyến về nhân quyền mà thực chất chính là các buổi đào tạo cách thức viết “báo cáo vi phạm” về nhân quyền, tự do tôn giáo; đào tạo kỹ năng hoạt động “xã hội dân sự”; hướng dẫn phương pháp thu thập, cung cấp các thông tin sai lệch về tình hình trong nước để xuyên tạc, vu cáo trên mạng xã hội và các diễn đàn quốc tế; hướng dẫn cách thức đối phó với cơ quan Công an khi bị phát hiện.

Với thủ đoạn này, từ tháng 9/2020 đến nay, CHPC đã phát triển được 82 trường hợp tại các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Phú Yên (tuy nhiên, qua thu giữ tài liệu của chúng cho thấy: chúng khuếch trương thanh thế là đã gây dựng được 27 điểm nhóm với gần 700 “Tín đồ” ở Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Phú Yên và Trà Vinh).

Sau một thời gian theo dõi và triển khai các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng Công an đã nắm được toàn bộ hoạt động của tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” cũng như hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng tham gia trong nước. Qua mời làm việc với các đối tượng liên quan, lực lượng Công an đã phát hiện, thu giữ nhiều phương tiện, tài liệu thể hiện việc tham gia CHPC cũng như hoạt động tập huấn trực tuyến của các đối tượng.

Ngoài đối tượng A Đảo ở Kon Tum như đã nói ở trên, một trong những người tham gia CHPC tích cực nhất trên địa bàn Đắk Lắk đó là Y Krếc Byă (hay còn gọi là Ama Guôn, sinh năm 1978; trú tại buôn Knia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn). Y Krếc là đối tượng FULRO, bị xử phạt 8 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”, năm 2013, sau khi ra tù được một năm, Y Krếc lại tiếp tục tham gia hoạt động cơ sở ngầm FULRO và bị cơ quan Công an đấu tranh xử lý, đưa ra kiểm điểm trước dân. Với vai trò là “Quản nhiệm điểm sinh hoạt buôn Knia 2”, sau khi được liên lạc, lôi kéo, Y Krếc đã đồng ý tham gia CHPC và được A Ga giao cho làm Thủ quỹ của Ban điều hành tạm thời. Từ tháng 3/2020 cho đến khi bị phát hiện, Y Krếc đã tích cực lôi kéo 15 người, hầu hết là các tín đồ Tin lành sinh hoạt trong điểm nhóm tại gia của mình tham gia CHPC.

Ngoài ra còn có một số đối tượng khác tích cực tham gia phát triển CHPC trên địa bàn Đắk Lắk cũng bị sa lưới như: Y Nuen Ayun (Ama Đawit, sinh năm 1967; trú buôn Puăn B, xã Ea Phê, huyện Krông Pắc); Y Chới Bkrông (Ama HNal, sinh năm 1972; trú buôn Ko Mleo, xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột); Y Yuăn Byă (Ama HWôn, sinh năm 1966; trú tại buôn Knia 3, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn). Trong quá trình làm việc với cơ quan Công an, những đối tượng này khai nhận, được sự chỉ đạo từ A Ga và các đối tượng cầm đầu bên ngoài, đã đi tuyên truyền, vận động, lôi kéo những người thân trong gia đình, các tín đồ sinh hoạt đạo thuần túy nhẹ dạ cả tin khác trong buôn cùng tham gia.

Để quảng bá cho CHPC, theo chỉ đạo của A Ga, dịp Tết Nguyên đán 2021, Y Krếc đã cùng Y Nuen đặt in 100 cuốn lịch tết Nguyên đán 2021 mang biểu tượng của CHPC để phát cho tín đồ ở các điểm nhóm; bản thân Y Krếc đã tập hợp, gửi các “bản tường trình”, “báo cáo” xuyên tạc về tình hình tôn giáo, nhân quyền cho phản động bên ngoài để tập hợp, báo cáo cho phản động lưu vong, phản ánh sai lệch cho các tổ chức quốc tế, gây sức ép, làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, những đối tượng này cũng thừa nhận đã trục lợi cá nhân, “ăn chặn” và “tự chia tiền” từ số tiền mà các đối tượng phản động bên ngoài gửi về.

Rõ ràng, từ những chứng cứ này, phải khẳng định, “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” chính là một tổ chức phản động xâm phạm an ninh quốc gia, do đó, mọi hoạt động liên quan đến tổ chức này đều là hành vi vi phạm pháp luật. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, nhưng bên cạnh đó cũng nghiêm cấm việc lợi dụng tôn giáo để xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Mỗi tín đồ tôn giáo bên cạnh việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân của mình trên cơ sở chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.

Những con bài của các thế lực thù địch, phản động (Bài 2)

Ngày 18/8/2021, sau khi bị bắt quả tang về hành vi “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” theo điều 275 BLHS năm 1999. Ngoài việc nhận tội về hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, đối tượng A Đảo đã khai nhận về việc tham gia tổ chức UMCC.

Cụ thể: ngoài Y Hin Niê thì A Ga, A Đảo (đều trú ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) có vai trò quan trọng trong tổ chức phản động này. Năm 2013, A Ga trốn sang Thái Lan; thực  hiện chỉ đạo của Y Hin Niê, A Ga đẩy mạnh hoạt động chỉ đạo, phát triển “Tin lành đấng Christ” ở Tây Nguyên; tháng 7/2014, theo sự chỉ đạo của số cầm đầu UMCC bên ngoài (Y Hin Niê, A Ga), A Đảo cùng một tên khác là Y Nuen Ayun ở Đắk Lắk ra Hà Nội gặp một số đối tượng trong đó có Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Đài để cung cấp tài liệu (giấy mời, giấy triệu tập làm việc, giấy chứng nhận mãn hạn tù… của các đối tượng tại Tây Nguyên); xuyên tạc chính sách tôn giáo, xuyên tạc, vu cáo chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo.

Từ tháng 02 - 12/2015, số đối tượng cầm đầu UMCC ở bên ngoài tiếp tục giới thiệu, chỉ đạo số tay chân trong nước gồm: A Đảo, A Hlum, A Hmưk, A Trung, A Xã, A Viei, Y Huy, A Đoàn, A Hluih, A Chang, Y Bét ở Kon Tum tham gia đào tạo, huấn luyện trực tuyến về nhân quyền, tự do tôn giáo quốc tế, hướng dẫn cách thức đối phó với chính quyền Việt Nam… Qua khóa học này A Đảo quen biết Huỳnh Thục Vy (tự phong là “Chủ tịch Hội phụ nữ nhân quyền” của tổ chức Việt Tân trong nước), sau đó A Đảo, Y Bét, A Trung tiếp tục thông qua Huỳnh Thục Vy để được gặp, tiếp xúc với một số đoàn Đại sứ với mục đích xin tiền, phục vụ tiêu xài cá nhân.

Tháng 7 và 8/2016, A Đảo cùng Y Bét xuất cảnh sang Đông Timor dự Hội nghị tự do tôn giáo khu vực Đông Nam Á để trục lợi cá nhân và nhận số tiền thù lao là 500 USD. Sau đó, theo chỉ đạo của A Ga, A Đảo và Nay Them đã tổ chức 3 đợt đưa 10 người dân tộc thiểu số xuất cảnh và định cư trái phép ở Thái Lan (từ tháng 3 đến tháng 8/2016). Đến đợt thứ 3, ngày 18/8/2016, bị lực lượng Công an phát hiện, bắt quả tang.

Sau khi bắt, cơ quan Công an thu giữ 160 USD, 49.735.000đ liên quan hoạt động phạm tội của A Đảo; củng cố tài liệu chứng cứ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với A Đảo về hành vi tổ chức người khác trốn ra nước ngoài theo điều 275, BLHS năm 1999; truy nã quốc tế đối với A Ga về tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài theo điều 275 BLHS năm 1999.

Sau khi A Đảo bị xử lý, số quần chúng bị tác động, ảnh hưởng, khống chế theo UMCC tại các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước tỏ ra bất mãn, không tin tưởng vào UMCC, đồng thời viết đơn tự nguyện xin chuyển sinh hoạt theo hệ phái Tin lành đã được cấp quy chế pháp nhân và được cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện để chuyển sinh hoạt tại các hệ phái Tin lành như Bắp tít Liên hiệp; Bắp tít Nam Phương…  Bộ khung tổ chức trong nước của UMCC cũng tự tan rã.

Nhưng đến tháng 5/2017, theo chỉ đạo của Y Hin Niê, một tổ chức phản động khác được nhen nhóm thành lập trong nước với tên gọi “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam - ECCV” với ban điều hành gồm 4 đối tượng đều trú tại tỉnh Đắk Lắk. Y Jôl Bkrông (con trai Y Hin Niê) làm Hội trưởng, 22 “hội thánh” tại 5 tỉnh (Đắk Lắk, Bình Phước, Lâm Đồng; Kon Tum; Trà Vinh), tập trung chủ yếu ở Đắk Lắk.

Từ tháng 6/2017 đến đầu năm 2018, lực lượng Công an các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai đấu tranh quyết liệt với tổ chức phản động đội lốt tôn giáo này. Riêng tại Đắk Lắk, lực lượng An ninh Công an tỉnh đã bóc gỡ hơn 30 đối tượng cốt cán. Tuy nhiên, với ý đồ sử dụng vấn đề tôn giáo như một chiêu bài chính trị để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc, vu khống Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền, các thế lực thù địch và FULRO lưu vong tìm mọi cách để phục hồi lại tổ chức phản động này.

Tháng 9/2019, do mâu thuẫn về quyền lợi, A Ga (hiện ở Mỹ, đang bị Cơ quan điều tra Công an tỉnh Gia Lai truy nã về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài) tách khỏi UMCC, chỉ đạo số đối tượng đã từng tham gia ECCV trước đây thành lập một tổ chức riêng để tiếp tục hoạt động.

Đến tháng 9/2020, A Ga chính thức thay đổi logo và tên gọi của ECCV thành “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”, gọi tắt là CHPC, tự nhận mình làm người đại diện, đồng thời chỉ định nhân sự “Ban đại diện” tạm thời trong nước gồm 5 thành viên, do A Đảo (mới ra tù) làm “Giáo hội trưởng”. Thời điểm này, A Đảo lập Facebook tên “Giôsê Đảo” liên lạc với Y Hin Niê, A Ga và số phản động người Việt lưu vong như: Nguyễn Đình Thắng, Nguyễn Văn Đài... và thường xuyên hoạt động trên không gian mạng, nhận chỉ đạo của các đối tượng trên và thu thập thông tin tài liệu cung cấp cho bên ngoài; tuyên truyền phát triển lực lượng. (nòn nữa)

Cảnh giác với mưu đồ lập “Nhà nước Đêga” ở Tây Nguyên (Bài 1)

 Theo tài liệu của các cơ quan chức năng, tổ chức “Tin lành đấng Christ” (UMCC)” do Mục sư Tin lành Y Hin Niê (SN 1952) thành lập năm 2001, có trụ sở chính tại 114 South English, Greensboro, North Carolina, Mỹ và một số chi nhánh tại Mỹ, Canada. Y Hin Niê là người dân tộc Êđê, gốc Đắk Lắk, nguyên Đại tá, Bộ trưởng ngoại giao FULRO III và hiện sống lưu vong ở Mỹ. Tên này luôn muốn thông qua UMCC để tập hợp lực lượng, kích động ly khai, tự trị, thành lập “Nhà nước Đêga” ở Tây Nguyên. Vì thế, hắn đã tìm mọi cách quy tụ các chức sắc, tín đồ người dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở Mỹ và Việt Nam để tập hợp lực lượng, đấu tranh “đòi” tự do tôn giáo, dân chủ nhân quyền, tiến tới thành lập “tôn giáo riêng”, “nhà nước riêng”…


Y Hin Niê (thứ 2 từ trái sang) tham dự Hội nghị Tự do tôn giáo Đông Nam Á tại Đông Timor 2016.

Hắn cùng các đối tượng cầm đầu, cốt cán khác chủ trương câu kết, móc nối, “lợi dụng” các tổ chức phản động người Việt lưu vong để trục lợi cá nhân, đào tạo trực tuyến, chỉ đạo số cầm đầu trong nước hoạt động đấu tranh bất bạo động, củng cố, phát triển lực lượng, thu thập thông tin, tài liệu về dân chủ, nhân quyền gửi ra nước ngoài để vu cáo Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế; tranh thủ sự ủng hộ của các thế lực thù địch chống Việt Nam; thông qua mạng xã hội, các diễn đàn quốc tế... vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử, đàn áp người dân tộc và gia tăng hoạt động vận động, tranh thủ sự ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế.

UMCC do Y Hin Niê cầm đầu cũng có liên kết các tổ chức phản động người Việt lưu vong  như “Hội người Thượng Đêga-MDA”, đảng Việt Tân, “Ủy ban cứu trợ người vượt biển-BPSOS”, “Hội đồng sắc tộc và tôn giáo Việt Nam” do Nguyễn Công Chính cầm đầu,...). Bọn chúng lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để chống phá Việt Nam; lợi dụng không gian mạng để đào tạo trực tuyến và thông qua các mối quan hệ gia đình, bạn bè người thân tuyên truyền, phát triển lực lượng, hình thành điểm nhóm sinh hoạt trong và ngoài nước. Cao điểm là tháng 10/2015, tổ chức UMCC đã lôi kéo được hơn 400 đối tượng bên ngoài và phát triển lực lượng ở 9 tỉnh (Đắk Lắk, Trà Vinh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Phước, Gia Lai, Kon Tum) với 10 mục sư và 11 truyền đạo, hoạt động tại 15 điểm nhóm với hơn 1.400 tín đồ. (Còn nữa)

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐƯỢC PHÁT HUY VÀ NGÀY CÀNG MỞ RỘNG

Những điểm mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng có ý nghĩa hết sức to lớn về lý luận và thực tiễn; kế thừa những kết quả đã đạt được của nhiều nhiệm kỳ trong việc thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa, đóng góp vào sự phát triển đất nước trong điều kiện mới, đồng thời, coi trọng khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng vào năm 2030, và 100 năm thành lập nước vào năm 2045.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa, một đặc trưng quan trọng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thứ nhất, Cương lĩnh năm 2011 khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm”. Đây là những quan điểm được tổng kết, có tính khái quát cao về dân chủ, khẳng định bản chất của chế độ xã hội ta là “dân chủ” và “nhân dân làm chủ”, trở thành một trong tám đặc trưng của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng.

Xác định dân chủ xã hội chủ nghĩa là mục tiêu phấn đấu, đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Để dân chủ được thực hành đầy đủ, phụ thuộc nhiều yếu tố, như: bản chất chế độ xã hội, năng lực thực thi của bộ máy công quyền, trình độ phát triển kinh tế- xã hội, đặc điểm lịch sử, truyền thống văn hóa, dân trí..., đặc biệt là phải được xây dựng và thực hành qua từng nhiệm kỳ, các giai đoạn phát triển của đất nước. Vì thế, mỗi nhiệm kỳ đại hội Đảng cần tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận, định hướng cho việc xây dựng, hoàn thiện và thực hành dân chủ phù hợp.

Thứ hai, các văn bản quan trọng khác của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội, Hiến pháp 2013 được ban hành với nhiều điểm mới, trong đó có vấn đề liên quan đến dân chủ, quyền con người, quyền làm chủ của nhân dân. Hệ thống các văn bản pháp luật về dân chủ trong hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước được cụ thể hóa và thể chế hóa. Bộ Chính trị đã ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội” và “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” và nhiều quy định khác. Các hình thức thực hiện dân chủ (dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp) được coi trọng. Việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, cũng như: Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã đạt những kết quả quan trọng. Bầu không khí dân chủ trong Đảng, trong xã hội  mở rộng hơn. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội có nhiều đổi mới theo hướng phát huy dân chủ, tinh gọn bộ máy; phát huy vai trò chủ động, tích cực, dân chủ, tự giác của các hội viên, đoàn viên...

Thứ ba, kết quả đạt được sau 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 và đặc biệt là sau 10 năm thực hiện Cương lĩnh( bổ sung và phát triển năm 2011), trên các lĩnh vực: Thực hành dân chủ trong Đảng, tiếp tục có bước phát triển mới, khuyến khích tự do tư tưởng trong sinh hoạt Đảng, tôn trọng sự khác biệt trong quan điểm, ý kiến cá nhân trên tinh thần xây dựng; Về thực hành dân chủ trong các cơ quan nhà nước, thể hiện trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hoạt động của Quốc hội tiếp tục đổi mới, theo hướng chuyên nghiệp, dân chủ tiếp tục được coi trọng hơn. Hoạt động của chính phủ được đổi mới theo hướng xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ kiến tạo nhằm phát huy dân chủ trong thực thi hành chính công. Các cơ quan tư pháp tiếp tục được kiện toàn, hoạt động theo hướng thượng tôn pháp luật, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình; Về thực hành dân chủ trong hoạt động Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, tiếp tục được phát huy; tích cực tham gia tư vấn, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng và thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng của đất nước trong từng thời kỳ.

Thứ tư, kết quả và những hạn chế trong thực hành dân chủ nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng.Về thành tựu, Nghị quyết Đại hội khẳng định, “Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng”; “Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhất là trong lĩnh vực chính trị, kinh tế”.  Quyền làm chủ của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn, hệ trọng của đất nước được quan tâm. Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm đối với xã hội.

Tuy nhiên, dân chủ hóa trong các lĩnh vực chưa đồng bộ với yêu cầu đổi mới đất nước, còn nhiều hạn chế, trong tổ chức, thực hiện. Một số nội dung về dân chủ, quyền còn người chưa được cụ thể hóa thành luật, chính sách; nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền về dân chủ và thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa chưa đầy đủ. Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi còn bị vi phạm, việc thực hiện dân chủ có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, tách rời dân chủ với kỷ cương, pháp luật. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện về quan điểm, chủ trương cũng như tổ chức thực hiện trong nhiệm kỳ tới...


Nghị quyết Đại hội XIII khẳng định, “Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng”

Nhiều luận điểm mới được bổ sung trong Văn kiện Đại hội XIII

Một là, bổ sung thêm nội dung, phương châm thực hiện dân chủ, như thêm “dân giám sát, dân thụ hưởng” trong Phương châm: “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ, theo tinh thần Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Làm tốt, có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Hai là, xác định rõ hơn vai trò “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội làm nòng cốt” để nhân dân làm chủ. Đảng và Nhà nước ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Cấp uỷ, tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức nêu gương thực hành dân chủ, tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức xã hội.

Ba là, khẳng định:  “Vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của Nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”, và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là nền tảng chính trị, pháp lý để nhân dân thực hiện quyền làm chủ. Điều đó đòi hỏi phải phát huy tính tích cực chính trị - xã hội, trí tuệ, quyền và trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức.

Bốn là, nêu rõ yêu cầu: “Cấp ủy, tổ chức Đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức phải nêu gương thực hành dân chủ, tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức xã hội” trong thực hành dân chủ, trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Trên cơ sở đó: “ Xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, gây rối nội bộ, làm mất ổn định chính trị - xã hội hoặc vi phạm dân chủ, làm phương hại đến quyền làm chủ của nhân dân”. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, ngoại giao nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân. Động viên nhân dân tham gia phát triển kinh tế; góp phần quản lý xã hội thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hoạt động tự quản cộng đồng; xây dựng, quản lý, thụ hưởng văn hoá.

Mai Năm Mới

Quân đội góp phần Xây dựng, phát huy sức mạnh “Thế trận lòng dân” trong xây dựng và phát triển đất nước

Xây dựng "thế trận lòng dân", thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc làm nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc” là một nội dung quan trọng trong phần những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới, được nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng. So với các kỳ đại hội trước, “thế trận lòng dân” được đặt lên hàng đầu trong mối quan hệ với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Đó là sự khẳng định, bổ sung, thể hiện sự phát triển mới trong tư duy của Đảng ta về đường lối quân sự, quốc phòng và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Củng cố vững chắc “thế trận lòng dân” không chỉ tạo tiền đề cho nhiệm vụ xây dựng tiềm lực quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đó còn là sự kế thừa, phát huy và vận dụng sáng tạo nguồn sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 vào tình hình mới của đất nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá: “Trước các diễn biến phức tạp của tình hình, Quân đội luôn vững vàng, kiên định, là chỗ dựa vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân và là lực lượng nòng cốt trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, bảo đảm môi trường 'trong ấm, ngoài êm' cho đất nước”. Phát huy tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, Quân đội luôn phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương chỉ đạo điều chỉnh thế bố trí chiến lược, huy động nguồn lực xây dựng khu vực phòng thủ, tăng cường tiềm lực quốc phòng. Cán bộ, chiến sĩ gắn bó máu thịt với nhân dân; tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh, giúp dân xóa đói, giảm nghèo; phối hợp xử lý có hiệu quả các tình huống phức tạp, nhất là trên những địa bàn chiến lược, trọng yếu về quốc phòng, an ninh. Là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, Quân đội luôn khẳng định vai trò của "Đội quân chiến đấu - Đội quân công tác - Đội quân lao động sản xuất". Đặc biệt, trong những nỗ lực phòng, chống đại dịch COVID-19, cán bộ, chiến sĩ toàn quân thực sự là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, xứng đáng là Quân đội của nhân dân, Quân đội trong lòng dân. Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại các tỉnh, thành phía Nam, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã yêu cầu các đơn vị trong toàn quân phải chủ động tìm hiểu để hỗ trợ kịp thời những nhu cầu bức thiết của địa phương và người dân trong phòng, chống dịch, trên tinh thần bộ đội chủ động đến với dân, không chờ dân khó khăn phải tìm đến bộ đội. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng khẳng định: “Quân đội quyết tâm bằng mọi cách, bằng mọi biện pháp, sử dụng mọi lực lượng, với khả năng của mình và vượt cả khả năng của mình, quyết tâm cùng với nhân dân các địa bàn có dịch khắc phục dịch triệt để và đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường”. Theo Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện đến nay, thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự chỉ đạo của Chính phủ, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy các cấp, cán bộ, chiến sĩ toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ trong cả nước đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần yêu nước, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, vừa huấn luyện chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, vừa tích cực, chủ động tham gia phòng, chống đại dịch COVID-19, hạn chế thấp nhất không để dịch bệnh lây lan trong cơ quan, đơn vị; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh tại nhiều nơi có ổ dịch lớn. Trước những diễn biến khó lường của dịch COVID-19, Quân đội là một trong những lực lượng trên tuyến đầu phòng, chống dịch, với hàng nghìn tổ, chốt Biên phòng duy trì những lá chắn nơi biên cương; với lực lượng quân y ngày đêm nỗ lực tham gia nghiên cứu sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 và vaccine phòng COVID-19. Theo tiếng gọi từ trái tim, hàng ngàn cán bộ, y, bác sĩ, sinh viên quân y tình nguyện lên đường vào miền Nam tiếp sức cùng đồng bào chống dịch. Giữa tâm dịch, lực lượng Bộ đội Hóa học đã kịp thời có mặt, đảm bảo thực hiện công tác tiêu tẩy, khử trùng ở những ổ dịch, hạn chế mức thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng. Trên khắp đất nước, các đơn vị của Quân đội được huy động trở thành những khu cách ly an toàn. Quân đội triển khai hàng trăm tổ cơ động phòng, chống dịch từ các bệnh xá quân y và đội y học dự phòng của các quân khu, quân đoàn... Toàn quân đã triển khai hơn 3000 tổ, chốt chống dịch với trên 50.000 lượt người, kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới trên đất liền và trên biển, ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép; phối hợp với địa phương tổ chức gần 50.000 tổ, chốt phòng dịch với sự tham gia của trên 100.000 cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ tại các địa bàn có dịch; triển khai hang ngàn điểm cách ly; tổ chức 10 bệnh viện dã chiến truyền nhiễm, chuyển đổi công năng một số bệnh viện đa khoa quân dân y thành bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, thành lập một trung tâm điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 vừa và nặng với hàng ngàn bác sĩ, nhân viên quân y. Quân đội đã đóng góp hang ngàn tỷ đồng ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19; điều động hàng chục ngàn xe ô tô vận chuyển vaccine đến các địa phương; khử khuẩn hàng ngàn khu vực, điểm có dịch. Nhiều đơn vị đã có cách làm sáng tạo, có các mô hình hay, thể hiện sâu sắc tình cảm tốt đẹp quân - dân "cá - nước" như: hiến máu tình nguyện, tổ chức các gian hàng 0 đồng, phối hợp giúp địa phương thu hoạch nông sản cho nông dân vùng có dịch... Trước sự tàn phá khốc liệt của thiên tai, lũ lụt, gây nên thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của nhân dân, để lại hậu quả nặng nề đối với mọi mặt của đời sống xã hội, cán bộ, chiến sĩ Quân đội đã không ngại gian khổ, kịp thời có mặt ở những nơi khó khăn nhất, hiểm nguy nhất để tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ. Tất cả những nỗ lực, đóng góp ấy một lần nữa khẳng định vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng - đội quân tuyệt đối trung thành, tin cậy, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần làm ngời sáng thêm phẩm chất cao đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ", bộ đội của dân.

“Thế trận lòng dân” Cội nguồn sức mạnh đất nước

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã cho thấy, khi toàn dân, toàn quân đồng lòng đều có thể chiến thắng mọi kẻ thù, từ giặc ngoại xâm cho đến “giặc đói, giặc dốt”. Ngay từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện và tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội, sự đồng lòng ấy đã được hun đúc với quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, “chống dịch như chống giặc”. Cả hệ thống chính trị xác định việc tham gia phòng, chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ cấp bách, cần tập trung thực hiện một cách đồng bộ, với “mục tiêu kép”: vừa quyết liệt phòng, chống dịch hiệu quả, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy vai trò đại diện, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp từ Trung ương đến cơ sở cùng cả hệ thống chính trị đã và đang triển khai nhiều hoạt động tích cực, kịp thời, chung sức phòng, chống dịch. Trong những giai đoạn khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh, sự chung tay, đồng lòng của mỗi tổ chức, cá nhân đã cho thấy tầm quan trọng của “thế trận lòng dân”, củng cố thêm sức mạnh, nguồn lực chống dịch của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, vẽ nên bức tranh đẹp về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống dịch COVID-19 và ý kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch, trong những ngày này, đồng bào cả nước đang hướng về Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch với tất cả sự sẻ chia, đồng cảm, dành những điều trân quý nhất cho đồng bào miền Nam. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có hướng dẫn và ra lời kêu gọi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố tăng cường tổ chức các cuộc vận động quyên góp, ủng hộ cho đồng bào ở vùng đang giãn cách xã hội, góp phần cùng chính quyền và các lực lượng chức năng đảm bảo an sinh xã hội. Bằng nhiều nghĩa cử cao đẹp, các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm đã quyên góp được lượng tài chính khá lớn ủng hộ công tác phòng, chống dịch và Quỹ vaccine phòng COVID-19, đến thời điểm này đạt khoảng 8.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổng số tiền đã tiếp nhận và đăng ký ủng hộ qua Mặt trận các cấp từ ngày 1/5/2021 -15/8/2021 là 7.676 tỷ đồng. Như vậy, đã có trên 15.000 tỷ đồng được ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Các cấp Mặt trận đã sử dụng số kinh phí này để hỗ trợ mua trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm, trợ cấp an sinh, đảm bảo cho người dân ở những vùng giãn cách xã hội không thiếu ăn, thiếu nhu yếu phẩm. Rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn đã được trợ giúp tận nơi. Để tiếp tục đồng lòng, chung sức cùng với cả nước phòng, chống đại dịch, ngày 25/8 vừa qua, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì hiệp thương, thống nhất với các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức triển khai thực hiện Chương trình "Triệu phần quà đại đoàn kết tiếp sức đồng bào miền Nam vượt qua đại dịch COVID-19". Ngay trong ngày đầu triển khai, Chương trình đã hỗ trợ cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội tổng số 600.000 phần quà, tương đương 180 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tại các địa phương chưa có dịch và ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhiều phong trào đã được phát động, đông đảo nhân dân đã tham gia ủng hộ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm hướng về Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Những đoàn xe với biểu ngữ, mang theo tình cảm hướng về miền Nam ruột thịt để tăng cường nhân lực, vật lực tiếp sức cho đồng bào chống dịch là hình ảnh thực sự rất xúc động về tinh thần đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, “lá lành đùm lá rách”. Nhiều nhóm thiện nguyện, cá nhân chủ động đứng ra vận động quyên góp hoặc tự đóng góp nguồn lực của mình, trao tặng nhu yếu phẩm, trang bị vật tư y tế cho lực lượng đang làm nhiệm vụ ở tuyến đầu chống dịch; cũng như dành những phần quà giúp người nghèo, người lao động tự do vượt qua giai đoạn khó khăn của mùa dịch. Sự hỗ trợ về sức người, sức của của các tổ chức, cá nhân không những giúp chúng ta có thêm nguồn lực chống dịch, mà còn là biểu tượng sinh động cho tinh thần đại đoàn kết, tương thân tương ái đang lan tỏa rộng khắp trong toàn xã hội. Khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của “lòng dân” và “thế trận lòng dân”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”. “Lòng dân” chính là cội nguồn sức mạnh của đất nước nói chung và sức mạnh quốc phòng nói riêng. “Thế trận lòng dân” chính là tinh thần yêu nước, tình đoàn kết gắn bó, khát vọng độc lập tự do, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của cả dân tộc được hội tụ, kết tinh, nhân lên tạo thành nền tảng chính trị vững chắc, sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, sẵn sàng được huy động nhằm thực hiện các mục tiêu trong từng giai đoạn của đất nước.

“PHÁO ĐÀI CHỐNG DỊCH” LÀ GÌ?

“Chống dịch như chống giặc” Trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, chủ trương và phương châm của Chính phủ đưa ra là: “Lấy xã, phường là pháo đài, người dân là chiến sĩ, là trung tâm, chủ thể trong phòng, chống dịch”. Điều này là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với hệ thống chính trị và mô hình quản trị ở Việt Nam. Vì xã, phường là nơi cư trú của các tầng lớp nhân dân. Hệ thống chính trị ở xã, phường là nơi gần dân nhất, hiểu dân nhất và là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương. Nói đến “xã phường là pháo đài chống dịch” thực chất nhằm khẳng định vị trí, vai trò rất quan trọng của địa bàn cơ sở; đồng thời đề cao vị trí, tầm mức ảnh hưởng của đội ngũ cán bộ cơ sở đối với sự thành bại của nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19. “Người dân là chiến sĩ, là trung tâm, chủ thể trong phòng, chống dịch” nhằm nhấn mạnh vị trí, vai trò có ý nghĩa quyết định của mọi người dân trong cuộc chiến chống “giặc COVID-19”. Sức mạnh của nhân dân là sức mạnh dời non lấp bể, sức mạnh “đập đá vá trời”, do đó việc huy động sức dân, làm cho mọi người dân đồng tình, ủng hộ và chủ động, tích cực, tự giác tham gia phòng, chống dịch COVID-19 không chỉ nhằm phát huy sức mạnh tổng lực để sớm khống chế, kiểm soát được dịch bệnh, mà còn góp phần khơi dậy, phát huy sức mạnh ý chí niềm tin, nguồn lực vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong cuộc chiến chống lại kẻ thù vô hình đặc biệt nguy hiểm này. Muốn xã, phường thật sự trở thành pháo đài chống dịch hiệu quả thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ cấp ủy, chính quyền phải biết xây dựng các phương án, kế hoạch “tác chiến” chống dịch một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm dân cư, địa lý, kinh tế, xã hội, phong tục văn hóa và tình hình dịch tễ ở địa phương; đồng thời biết bố trí, sử dụng các lực lượng, đội hình chống dịch một cách hợp lý; có sự phân công, phối hợp rõ ràng, hiệu quả của các thành phần tham gia chống dịch gắn với trách nhiệm của mỗi cá nhân trên từng vị trí công tác. Mặt khác, để mỗi người dân trở thành một chiến sĩ phòng, chống dịch thì yêu cầu cán bộ cơ sở (xã/phường, thôn/bản, khu/tổ dân phố) phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn nhân dân hiểu biết và nắm được các kỹ năng cơ bản trong việc bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng trên địa bàn cư trú. Tựu trung lại, “lấy xã, phường là pháo đài chống dịch” hàm ý mong muốn và nhắc nhở xã, phường ở nơi có dịch thì phải biết phát huy sức chiến đấu tại chỗ để sớm đẩy lùi, tiêu diệt “giặc COVID-19”; còn đối với các xã phường đang ở “vùng xanh” thì kiên quyết phải giữ vững vành đai an toàn, không để dịch COVID-19 xâm nhập, lây lan vào cộng đồng. Đó là cái đích tối thượng của pháo đài chống dịch ở địa bàn cơ sở xã, phường, thị trấn.

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN BÁ MÊ TÍN DỊ ĐOAN TRÊN MẠNG XÃ HỘI CẦN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG

Bối cảnh xã hội hiện nay, bên cạnh những cơ hội, điều kiện thuận lợi, con người phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên không vì một chút bi quan nhất thời hay khó khăn trước mắt mà vội vàng tìm đến vấn đề tâm linh huyền bí theo quan niệm “có bệnh thì vái tứ phương”, phó mặc số mệnh, tương lai cuộc sống của mình cho người khác. Để tránh rơi vào cạm bẫy và những lời dụ dỗ, chiêu trò của những kẻ lợi dụng tâm linh, tín ngưỡng để mê hoặc lòng người, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình những tri thức, kỹ năng, vốn sống, vốn hiểu biết cần thiết để nhận diện, phân biệt được bản chất thật của những câu chuyện, vụ việc liên quan đến tâm linh; giữa ranh giới của niềm tin, tín ngưỡng, phong tục truyền thống với mê tín dị đoan, lừa đảo; xây dựng thế giới quan khoa học, vững tin vào cuộc sống, không chạy trốn thực tại. Cần lắng nghe, chia sẻ với người thân, gia đình, bạn bè những câu chuyện thầm kín, đời tư để có phương án giải quyết phù hợp, hiệu quả nhất. Để lật tẩy, bài trừ những hiện tượng mê tín, dị đoan ra khỏi đời sống cộng đồng, ngoài vai trò quan trọng, mang tính quyết định là nhận thức, hành động đúng đắn của mỗi người dân, công chúng, cộng đồng mạng thì sự vào cuộc của các cơ quan chức năng với tinh thần chủ động, tích cực, kịp thời, sáng tạo sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, định hướng dư luận, kiến tạo môi trường văn hóa lành mạnh với những giá trị nhân văn, tiến bộ. Hiện nay, những hoạt động núp bóng tâm linh để trục lợi niềm tin, tiền bạc của người dân diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp, lôi kéo lượng người tham gia lớn, vì thế bên cạnh nghiệp vụ, kỹ năng quản lý truyền thống thì việc phát hiện, cảnh báo, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trên không gian mạng cần được triển khai quyết liệt, hiệu quả hơn nữa. Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân. Hướng dẫn công chúng, nhất là giới trẻ kỹ năng sử dụng, tương tác an toàn, lành mạnh, trách nhiệm, đúng chuẩn mực trên mạng xã hội. Hình thành nếp sống văn minh, khoa học, tiến bộ. Trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt những điều khoản quy định trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, người sử dụng mạng xã hội cần thực hiện tốt Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo; tự do ngôn luận để truyền bá những tư tưởng sai trái, mê tín, dị đoan, dụ dỗ người dân đi theo các nhóm tà đạo, kinh doanh tâm linh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức, lối sống của công chúng, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, nhà trường, xã hội với những giá trị, chuẩn mực văn hóa tốt đẹp được lan tỏa. Đồng thời, quan tâm, đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại các thiết chế văn hóa với những sản phẩm, thông tin, hoạt động văn hóa, nghệ thuật sinh động, phong phú, thu hút sự tham gia đông đảo của người dân, từ đó, gia tăng sức đề kháng văn hóa để nhận diện, bài trừ những hiện tượng phản văn hóa, những chiêu trò mê tín trên mạng xã hội.

HIỂM HỌA HOẠT ĐỘNG MÊ TÍN NỞ RỘ TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Với khả năng tương tác cao, lan tỏa nhanh, thu hút sự quan tâm của cộng đồng, mạng xã hội đang trở thành mảnh đất màu mỡ để những kẻ hành nghề mê tín dị đoan tận dụng khai thác, tìm mọi cách chiếm được lòng tin của công chúng. Trên không gian mạng, một số kẻ tự xưng là “cô”, “cậu”, “thầy”, “Ngọc hoàng thượng đế”, “Tiên thánh giáng trần”, “Thần y tái thế”… có khả năng siêu phàm, chữa được bách bệnh, có thể đoán định vận mệnh, tương lai số phận con người thông qua việc xem tướng, xem đường chỉ tay, xem tuổi, bói bài… Thậm chí có kẻ còn tuyên truyền việc thờ cúng búp bê có thể mang lại điều may mắn, thông minh, học giỏi cho trẻ em; một số “thầy” tự nhận mình là người của tiên giới, có thể trấn trạch, gọi hồn, triệu tập thiên binh, thiên tướng để diệt trừ COVID-19. Một số “cô, cậu” khi hầu đồng còn chủ động livestream để quảng bá, “lăng xê” hình ảnh cá nhân… Những hiện tượng đó ngày càng xuất hiện nhiều trên mạng xã hội, thu hút lượng lớn người theo dõi, tạo những trào lưu, xu hướng đam mê, tôn thờ, tung hô, ủng hộ “thần tượng” bằng việc lập các hội, nhóm tâm linh trên mạng. Hoạt động tâm linh mang đậm màu sắc bói toán, mê tín dị đoan không chỉ xuất hiện trong cuộc sống đời thường mà hiện nay trong xu thế phát triển của công nghệ truyền thông, các “cô, cậu” cũng đã nhanh chóng thích ứng, tích cực tham gia mạng xã hội để chia sẻ, tương tác với “con nhang, đệ tử” và những người quan tâm nhằm quảng bá, đánh bóng tên tuổi, để được nổi tiếng. Nắm được tâm lí hiếu kì, sự nhẹ dạ cả tin của giới trẻ khi điều kiện về thời gian eo hẹp, cuộc sống, công việc cá nhân nhiều áp lực, nhiều vấn đề về tâm lí, tình cảm, tình yêu, sự nghiệp khó giãi bày chia sẻ, tâm lí ngại đi xem bói trực tiếp trong khi những tiện lợi của mạng xã hội khiến họ tìm đến những trang web xem tử vi trực tuyến, đặc biệt họ muốn được các thầy “soi” về con đường công danh sự nghiệp qua hình thức online. Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của công chúng, chiều lòng “thượng đế”, dịch vụ xem bói nở rộ trên mạng khi hàng ngày có rất nhiều “thầy” livestream, gieo quẻ, xem bói, chữa bệnh bằng bùa ngải, nhất vào buổi tối và ngày cuối tuần. Chỉ cần gõ cụm từ “xem bói”, “xem tử vi”, “xem phong thủy” trên google.com sẽ nhận được hàng triệu kết quả, điều đó cho thấy hoạt động xem bói trực tuyến diễn ra sôi động, nhộn nhịp không khác cảnh ở các sàn giao dịch thương mại với lượng “cung - cầu” lớn, đa dạng. Nhằm thu hút sự tham gia, theo dõi của cộng đồng mạng, các “thầy” cũng đã xây dựng chiến lược, kịch bản để “dụ” người xem, thành lập một ê-kíp làm truyền thông, quảng bá bằng việc dựng các clip, đăng những hình ảnh khi thầy làm lễ ở các cơ sở thờ tự lớn, gặp gỡ người nổi tiếng. Đồng thời, lập tài khoản mạng xã hội bằng những tên khác nhau để tương tác, bình luận với chính mình bằng những lời tung hô để công chúng tin tưởng vào khả năng siêu phàm, dự đoán chính xác của “thầy”. Tuy nhiên, để xem bói trực tuyến người xem phải chuyển một khoản tiền nhất định cho thầy, xin thầy xếp lịch, nhờ thầy tu lễ, cầu cúng. Để củng cố lòng tin về việc có nhiều người đã chuyển khoản tiền lớn, các thầy nhờ “đệ tử” chuyển tiền đến tài khoản của mình rồi share lên mạng báo giá với lời nhắn như: Nhờ thầy xin lộc, nhờ thầy trợ duyên, con trả lễ Thầy… nhằm đánh vào sự cả tin của người theo dõi. Một số thầy còn dụ dỗ người xem bằng khả năng dự đoán kết quả xổ số, lô đề. Gần đây, trên mạng xã hội có kẻ công khai xưng là “con trời”, là “Ngọc Hoàng đại đế” được thiên giới cử xuống trần gian cứu giúp nhân loại khổ đau, vượt qua đại dịch COVID-19, cho thấy tình trạng biến tướng, lố bịch của một số kẻ hành nghề tâm linh lợi dụng niềm tin, tín ngưỡng dân gian truyền thống để mê hoặc dân chúng; lợi dụng tình thế đất nước và cuộc sống người dân lúc khó khăn, thử thách để gieo rắc tư tưởng bi quan, siêu hình, duy tâm thần bí. Điều đáng lo ngại là trong điều kiện khoa học kỹ thuật, tri thức phát triển như hiện nay, vẫn có không ít người tin tưởng, bị dẫn dắt vào con đường u mê, phản khoa học, phản văn hóa. Nhu cầu sinh hoạt tinh thần, trong đó có hoạt động tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo là quyền và nguyện vọng chính đáng của người dân nhưng phải phù hợp với đạo lí truyền thống văn hóa dân tộc và những quy định của pháp luật. Không thể lợi dụng niềm tin, tín ngưỡng dân gian để mê hoặc, trục lợi người khác, làm hoang mang dư luận, làm nhiều người lo sợ, mất niềm tin vào đời thực, u mê lạc lối trong cõi huyền bí của ma quỷ, thần tiên, đổ lỗi cho số phận, cho tiền kiếp, tổ tông. Sau những chiêu trò dụ dỗ bằng sức mạnh tâm linh huyền bí, bằng những lời đường mật, những câu chuyện li kì, người hưởng lợi là các “thầy”. Chỉ cần lướt qua hình ảnh tư gia, nơi thờ tự cũng như trang sức, phương tiện mà các thầy sử dụng, có thể thấy được sự giàu sang, xa hoa, “độ chơi lớn” của các thầy với số tiền lớn thu được từ người xem. Khi có lượng người theo dõi lớn, được nhiều kẻ tung hô, tin tưởng, một số thầy rơi vào trạng thái ảo tưởng, tự phong cho mình quyền phán xét, định đoạt số phận, tương lai người khác, cấu kết với một số cá nhân, phần tử cơ hội để làm những điều phi pháp, đầu độc tâm hồn của không ít người, làm “ô nhiễm” môi trường, đời sống văn hóa, dấy lên những lo ngại về sự băng hoại, xuống cấp của đạo đức xã hội khi không ít kẻ nấp sau chiêu bài tâm linh, phong tục tín ngưỡng để trục lợi niềm tin và tiền bạc của công chúng.

 

“Chịu khó, chịu khổ là phương thuốc bổ cho tinh thần và lực lượng bộ đội”

Trong bài viết đăng trên Báo Chiến thắng - tờ báo của Việt Nam Vệ Quốc đoàn, xuất bản tại Hà Nội, số 16 và 18 (đăng ngày 16 và 18-12-1945), Hồ Chủ tịch khuyên răn bộ đội: “Chịu khó, chịu khổ: Muốn giữ vững tinh thần chiến đấu, muốn dẻo dai trong lúc tác chiến, ngay bây giờ bộ đội phải tập ăn uống kham khổ, chịu đựng sự thiếu thốn cho quen; tập đi bộ, tập đi nặng, làm việc tỉ mỉ… Chịu khó, chịu khổ là phương thuốc bổ cho tinh thần và lực lượng bộ đội".

Trước yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng trong thời điểm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mọi cán bộ, chiến sĩ phải tự phê bình nghiêm túc với bản thân để sửa chữa khuyết điểm; nêu cao tinh thần học tập, huấn luyện, rèn luyện về mọi mặt, nhất là sức khỏe phải dẻo dai, ý chí quyết tâm cao, tác phong sâu sát, tỉ mỉ, đoàn kết thống nhất cao, sẵn sàng thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Thực hiện lời Bác Hồ dạy, cán bộ, chiến sĩ LLVT nghiêm túc tự phê bình, chấn chỉnh, khắc phục những khuyết điểm, sai sót; kiên trì, nhẫn nại, nêu cao tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm sắt đá, đoàn kết một lòng, cùng với toàn Đảng, toàn dân chiến đấu thắng lợi, hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và làm tròn nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Hiện nay, cùng với những tác động tích cực, xu thế quốc tế hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta thực hiện nhiệm vụ quân sự-quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Song mặt trái của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hòa bình", thực hiện "phi chính trị hóa" quân đội… đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ toàn quân phải luôn giữ vững và phát huy cao độ truyền thống “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, SSCĐ, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện với tinh thần “Khổ luyện thành tài, miệt mài thành giỏi”, “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu"; nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động khắc phục khó khăn, tự lực tự cường, mưu trí, sáng tạo, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; xứng đáng là lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, tiếp tục góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới.

 

Khắc ghi lời Bác "Làm nghề gì cũng phải học"

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo đến thế hệ học sinh, sinh viên (HS, SV). Người thường xuyên thăm hỏi, động viên, khuyến khích HS, SV miệt mài học tập và không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng để trở thành những người có đức, có tài, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bác coi HS, SV là nhân tố hàng đầu, quyết định vận mệnh của đất nước sau này.

Khắc ghi lời Bác "Làm nghề gì cũng phải học"

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với học viên Trường Nghệ thuật sân khấu Trung ương, năm 1961. Ảnh tư liệu

Việc chăm lo đào tạo, giáo dục và bồi dưỡng thanh niên, trong đó có lớp thanh niên trí thức-những sinh viên đang được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng, được Bác quan tâm đặc biệt. Theo Người, ở lứa tuổi thanh niên, sinh viên, việc giáo dục-đào tạo không phải là “cầm tay chỉ việc”, uốn nắn từng chút một, mà quan trọng là phải truyền được cho các em tinh thần tự học, tự khám phá, chủ động, sáng tạo, giúp các em định hướng được mục đích của việc tự học tập, tự xác định con đường phấn đấu cho tương lai. Chỉ như vậy, các em mới có thể kiên trì trên con đường học tập theo phương châm “Học, học nữa, học mãi”.

Tại Đại hội Sinh viên Việt Nam lần thứ hai, năm 1958, Bác nhấn mạnh: “Đối với thanh niên trí thức như các cháu ở đây thì cần đặt lại câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai?". Ngày 19-1-1959, tại Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Bác chỉ rõ: "Nói chung thanh niên phải chuẩn bị làm người chủ nước nhà. Muốn thế phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa..." và học "để phục vụ nhân dân, xây dựng Tổ quốc”. Bác nhắc nhở HS, SV Việt Nam rằng: “Làm nghề gì cũng phải học” và mục đích của việc học là để “nâng cao năng lực làm cho kinh tế phát triển, chiến đấu thắng lợi, đời sống nhân dân càng no ấm, vui tươi”. Điều đó có nghĩa rằng, ngay cả đối với một bộ phận thanh niên không theo học đại học, cao đẳng, thì việc học cũng luôn là việc hết sức quan trọng. Học từ các lớp dạy nghề, học từ kinh nghiệm cuộc sống, từ người đi trước, tự học… để nâng cao lối sống tích cực, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, ứng dụng được kiến thức vào lao động sản xuất và làm ăn kinh tế, làm giàu cho bản thân và xã hội. Bác cũng lưu ý HS, SV rằng, để việc học tập thành công và trở nên hữu ích thì học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải đi cùng thực tiễn. Theo Người, “chỉ biết lý thuyết mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa", "học lý luận cũng phải kết hợp với thực hành”...

Vâng lời Bác dạy, thế hệ HS, SV Việt Nam ngày nay nhận thức sâu sắc rằng, nhiệm vụ của thanh niên trí thức thời đại mới không chỉ là ra sức học tập để làm chủ tri thức, công nghệ mới, mà còn phải xác lập được cho mình lý tưởng đúng đắn. Những di huấn của Bác mãi là tình cảm, là tư tưởng, là định hướng và là kim chỉ nam cho các thế hệ sinh viên Việt Nam luôn cố gắng phấn đấu học tập, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

CON RẮN & CÁI CƯA

Hiện nay khi cả hệ thống chính trị đang vào cuộc quyết liệt chống covid-19 như chống giặc, nhưng không ít kẻ đang lợi dụng mạng xã hội để lừa bịp dư luận, chống phá bôi nhọ công lao của Đảng,Nhà nước,ngành y và lực lượng vũ trang. Chúng thực sự là những con rắn độc, ngày đêm rình mò cắn trộm. hãy đọc bài thơ và suy ngẫm??? CON RẮN & CÁI CƯA Có một con rắn độc Đi tìm thức ăn khuya. Bò vào trong xưởng mộc Trườn qua một cái cưa. Bị một vết cắt nhỏ Tưởng là cưa tấn công Rắn quay đầu hùng hổ Cắn mạnh, ngay và luôn.😝 Miệng bị rách, chảy máu Khiến nó nổi cơn điên Tấn công trong cuồng loạn Nuốt sống “kẻ thù” liền.😖 Thân cưa dính đầy máu Hình như sắp "chết” rồi? 😅 Rắn ngỡ mình đang thắng Trong cuộc đấu tay đôi. Dường như chưa hả giận Nó quấn chặt lưỡi cưa Gồng mình siết thật mạnh “Biết ta là ai chưa?”😏 Con rắn đầy nội lực Dùng hết sức bình sinh Để quyết tâm giết chết Kẻ dám tấn công mình (!) Nhưng chưa kịp đắc thắng Rắn đã vội ra đi😢 Cái cưa vô tri ấy Nào đâu hay biết gì? Tự kết liễu mạng sống Sau một cơn điên khùng Kẻ ảo tưởng sức mạnh Chết đáng đời, đúng không? 🐍 Cuộc sống là như thế Phải biết mình là ai? Hiểu cả đối phương nữa Mới thành công, nên người.🤩 Và quan trọng là phải Kiểm soát bản thân mình Đừng để cơn nóng nảy Khiến người đời cười khinh.💌 Đôi khi ta phản ứng Làm tổn thương đến người Thực ra tổn thương nhất Chính là lòng ta thôi! 😢 Ứng xử trong cuộc sống Hãy bằng tình yêu thương Lòng vị tha cao thượng Sự hy sinh, nhún nhường⚘. Mỗi việc nhịn một chút Để gió lặng, sóng yên Mọi sự lùi một bước Biển rộng, trời cao thêm. 💜 Hận thù đừng ghim giữ Giận dỗi càng tua nhanh Học từ - bi - hỷ - xả Giữ đầu an, tâm lành.🙏🏻🙏🏻🙏🏻 Việc ấy là rất khó Nhưng phải cố làm thôi Cũng giống như buông bỏ Chẳng đơn giản trên đời!...🍀💕

ĐẢNG TA THỂ HIỆN TƯ DUY MỚI VỀ XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng thể hiện tư duy mới cũng như nội hàm mới về xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ. Điều dó thể hiện trên các vấn đề chủ yếu sau: Một là, đó là hướng tiếp cận mới của Đại hội XIII về xây dựng nền kinh tế Việt Nam. Trong Văn kiện Đại hội XIII, việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ chính thức được nhấn mạnh như một nhiệm vụ kinh tế để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam trong bối cảnh mới. Thực tế, trong quá trình lãnh đạo của Đảng ta, một mặt, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của tiến trình cách mạng. Trong đó, vấn đề khát vọng độc lập dân tộc và phát triển luôn là nguồn mạch trong tư duy cũng như trong chỉ đạo thực tiễn của Đảng. Trong thời kỳ đổi mới, khía cạnh phát triển càng trở nên nổi bật trong suốt hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng ta. Mặc dù vậy, để nhất quán về mặt tư duy và cách tiếp cận, coi việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ như một nội hàm chính thức của quá trình hiện thực hóa khát vọng phát triển, để Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc thì đến Đại hội XIII mới được diễn đạt cụ thể và rõ hơn cả. Mặt khác, việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là một nội dung trong ba nội dung cốt lõi của hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam (bao gồm: 1) Thống nhất và nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 2) Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; 3) Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế). Điều này vừa thể hiện cách tiếp cận mới phù hợp với quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, vừa thể hiện tư duy mới trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đòi hỏi thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện đại, hội nhập quốc tế; không tách rời việc hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phù hợp với tầm nhìn về bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc là cao nhất, song lại không trái với các nguyên tắc phát triển phù hợp với những điều ước quốc tế và cam kết quốc tế mà Việt Nam đang ký kết. Đồng thời, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ không phải là nền kinh tế khép kín, mà là nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập. Đây là sự nhất quán trong cách tiếp cận của Đại hội XIII, là điểm mới so với các văn kiện tại các kỳ đại hội trước của Đảng ta. Hai là, những điểm mới về nội dung xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ được bao quát, thống nhất từ việc độc lập, tự chủ về đường lối tới các biện pháp thực hiện để bảo đảm nền kinh tế độc lập, tự chủ. Đại hội XIII chỉ rõ: “Giữ vững độc lập, tự chủ trong việc xác định chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước; giữ vững các cân đối lớn, chú trọng bảo đảm an ninh kinh tế; không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia”(1). Trong Văn kiện Đại hội XIII, biện pháp xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn bó mật thiết với giữ vững các cân đối lớn đi đôi với bảo đảm an ninh kinh tế. Đây là điểm mới trong nội dung về xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ. Trong các kỳ đại hội trước của Đảng, vấn đề bảo đảm an ninh kinh tế, giữ vững các cân đối lớn được lồng ghép vào nội hàm của chủ đề quốc phòng - an ninh và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Trong Văn kiện Đại hội XIII, các cân đối lớn trở thành một trong những biện pháp để bảo đảm tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Điều này là phù hợp với chuẩn mực của một nền kinh tế thị trường hiện đại. Các cân đối lớn phản ánh trình độ, tiềm lực của nền kinh tế. Điều đó có nghĩa rằng, khi các cân đối lớn không được bảo đảm, nguy cơ lệ thuộc hoặc bị tác động bởi nhân tố từ bên ngoài có thể sẽ xảy ra. Cho nên, việc coi các cân đối lớn là một nội hàm của biện pháp xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ thể hiện sự phát triển về nhận thức lý luận của Đảng ta trong Văn kiện Đại hội XIII so với các kỳ đại hội trước. Cùng với đó, việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ được đặt trong sự gắn bó mật thiết với nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là mối quan hệ biện chứng, có ý nghĩa bổ sung tạo tiền đề thúc đẩy lẫn nhau. Nền kinh tế nội lực mạnh sẽ thúc đẩy nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế được nâng cao sẽ tạo tiền đề để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Thực tiễn phát triển của các quốc gia thành công trong khu vực và thế giới chứng tỏ sự đúng đắn của mối quan hệ đó. Đây là điểm mới thể hiện sự chín muồi trong nhận thức lý luận của Đảng ta về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tối đa nội lực với tranh thủ ngoại lực để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh mới. Đó là nền kinh tế được đặt trong mối quan hệ rộng mở, đa dạng với các chủ thể, các nền kinh tế thế giới, tích cực, chủ động hội nhập, không phải là nền kinh tế khép kín hay tự cô lập. Về biện pháp bảo đảm hiện thực hóa mối quan hệ gắn bó giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: “Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động bên ngoài; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế”(2). Như vậy, những biện pháp trên cũng thể hiện cách tiếp cận mới trong việc bảo đảm hiệu quả quá trình thực hiện các cam kết với các tổ chức kinh tế quốc tế, các hiệp định song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết và là thành viên. Việc xây dựng hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế được chính thức nêu trong Văn kiện Đại hội XIII thể hiện tư duy đầy đủ, toàn diện hơn trong việc tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng so với các văn kiện trước đây. Mở rộng hội nhập, tăng cường chiều sâu của hội nhập, đồng thời đòi hỏi có các biện pháp phòng vệ, bảo vệ doanh nghiệp và thị trường là hai mặt của cùng một vấn đề. Với một nền kinh tế ở trình độ phát triển còn thấp như của Việt Nam, việc mở cửa, hội nhập mà không đi đôi với xây dựng các biện pháp phòng vệ chính đáng, thích hợp (điều này là phù hợp với các thể chế kinh tế quốc tế) là chưa đầy đủ, toàn diện. Thực tiễn cho thấy, không có quốc gia nào thực hiện hội nhập một cách chủ động mà thiếu cân nhắc hợp lý về một hệ thống phòng vệ thỏa đáng để bảo vệ sản xuất trong nước. Vì vậy, việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế đi đôi với xây dựng hệ thống phòng vệ để bảo vệ chính đáng cộng đồng doanh nghiệp, thị trường trong nước là cách tiếp cận đúng và mới trong Văn kiện Đại hội XIII phù hợp với xu thế chung của thế giới. Chúng ta không chủ trương thực hiện chủ nghĩa bảo hộ đơn phương, hẹp hòi, song chúng ta cần một hệ thống phòng vệ thích đáng, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thể chế quốc tế cho phép. Bên cạnh đó, các hình thức hội nhập quốc tế cùng với xây dựng đội ngũ cán bộ làm việc trong môi trường quốc tế và giải quyết các tranh chấp quốc tế cũng được coi là biện pháp để thực hiện xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động trong môi trường quốc tế và tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của Việt Nam ngày càng được đặt ra cấp thiết. Đại hội XIII nhấn mạnh: “Thực hiện nhiều hình thức hội nhập kinh tế quốc tế với các lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu của đất nước trong từng giai đoạn. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với những điều ước quốc tế và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ am hiểu sâu về luật pháp quốc tế, thương mại, đầu tư quốc tế, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, trước hết là cán bộ trực tiếp làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế, giải quyết tranh chấp quốc tế”(3). Điểm mới ở đây là cách tiếp cận từ thụ động, thăm dò chuyển sang chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế, với lộ trình phù hợp, cùng đội ngũ nhân lực có trình độ và đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh các tranh chấp thương mại diễn ra ngày càng phổ biến. Như vậy, cách tiếp cận mới về xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng thể hiện rõ nhất ở tinh thần chủ động, phát triển toàn diện, coi trọng bảo vệ lợi ích quốc gia trên hết, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước cũng như các chuẩn mực quốc tế trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, để chủ trương đúng đắn trên được hiện thực hóa một cách hiệu quả trong phát triển nền kinh tế nước ta, nhiều vấn đề thể chế cần được tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện đồng bộ.