Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

ĐÚNG 11 GIỜ 30 PHÚT NGÀY 30/4/1975 BỘ ĐỘI TA CẦM CỜ TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP!

         Đúng ngày này cách đây tròn 47 năm, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi. Miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất.

Những bước tiến công thần tốc, từng cánh quân bộ đội giải phóng tiến về sào huyệt cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Trưa ngày 30/4/1975, cổng Dinh Độc Lập đã bị húc đổ. Lá cờ của Quân Giải phóng đã tung bay ngay tại Tổng Hành dinh của chính quyền Sài Gòn lúc 11h30 phút trong niềm hân hoan, chờ đón của cả dân tộc. Từ đây, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, non sông Việt Nam thống nhất một dải.

Chiến thắng 30/4/1975 không chỉ chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, mà còn chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Chiến thắng đã chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta, mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc - kỷ nguyên của hòa bình, độc lập dân tộc, cả nước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội.

Gần 50 năm sau ngày giải phóng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng và tinh thần chiến thắng 30/4 bất diệt, đất nước ta tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng và chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay. Toàn dân tộc chung một khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, để đến năm 2045 khi đất nước kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao./.
Môi Trường ST.

HỌ XÓA NHÒA GIÁ TRỊ LỊCH SỬ NGÀY 30-4: THAY ĐỔI BẢN CHẤT LỊCH SỬ LÀ CHÀ ĐẠP XƯƠNG MÁU CHA ÔNG!

     Cuộc chiến chống quân xâm lược Mỹ và tay sai suốt 21 năm ròng, lớp lớp thế hệ cha ông, những người con ưu tú đã xả thân vì đất nước.
Trước giờ chiến thắng máu vẫn còn đổ, đến 11h 30 phút trưa ngày 30-4 - 1975, ngụy quân ngụy quyền đầu hàng vô điều kiện.
Ngày 30-4 trở thành cột mốc trọng đại của dân tộc, nhắc nhở chúng ta ghi nhớ công ơn của hàng triệu anh hùng liệt sĩ đã đổ xương máu cho non sông gấm vóc như ngày hôm nay.
Ấy thế mà tên trở cờ Nguyễn Thanh Sơn nói rằng : "chúng ta phải dũng cảm, năng động, sáng tạo để 30-4 thành ngày đoàn kết, Hòa hợp dân tộc".
Nguyễn Thanh Sơn lại lợi dụng "hòa hợp dân tộc" để đánh lận con đen, xóa nhòa ngày lịch sử trọng đại của đất nước. 

Xin hỏi Nguyễn Thanh Sơn.
Ngày 30-4 - 1975, ngày ngụy quân ngụy quyền đầu hàng vô điều kiện, sau 30-4 vẫn còn một số tỉnh thành phía nam tiếp tục giải phóng, những ngày tháng 5 năm 1975, những tên ngụy tay sai phải ra trình diện với chính quyền cách mạng.
Ở thời điểm bấy giờ, làm gì có nghị quyết nào đề ra "ĐOÀN KẾT, hòa hợp dân tộc". 
Vậy hà cớ gì ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối lại phải dũng cảm, sáng tạo để đổi ngày 30-4 thành ngày ĐOÀN KẾT, HÒA HỢP DÂN TỘC ? 
Hàng năm, đến ngày 30-4 là chúng ta kỷ niệm ngày chiến thắng Mỹ, Ngụy, ngày giải phóng miền Nam. 
Để có được ngày chiến thắng Mỹ, Ngụy, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là đánh đổi núi xương sông máu. 

Kỷ niệm 30-4 để ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng và cũng là nhắc nhở con cháu đời đời nhớ ơn những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho đất nước ngày hôm nay.
 Ngày trọng đại của lịch sử , thì phải nói đúng, viết đúng với bản chất của lịch sử chứ không phải thay đổi bản chất lịch sử như phát biểu của tên trở cờ Nguyễn Thanh Sơn. 
Thay đổi bản chất lịch sử là chà đạp máu xương các anh hùng liệt sĩ.
Xúc phạm hồn thiêng sông núi./.
Môi Trường ST.

Không để “mắc bệnh mới chữa”

Câu châm ngôn của người Việt Nam “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, được hiểu không chỉ thuần túy là giữ gìn và chăm sóc, chữa trị đối với sức khỏe; mà rộng ra là trong mọi việc, đều phải nhìn xa, nhìn tổng thể, kịp thời phát hiện những thiếu sót, sai lầm từ sớm nhằm chấn chỉnh, không để xảy ra hoặc hạn chế thấp nhất hậu quả.

Đối với một đảng cầm quyền, điều đó có ý nghĩa sống còn. Văn kiện đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh yêu cầu, nhiệm vụ của công tác kiểm tra là phải chủ động, đi trước một bước: “Ủy ban Kiểm tra các cấp chủ động thực hiện và tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả chương trình hành động, phương hướng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ và hằng năm. Phải coi trọng khâu nắm tình hình giám sát hoạt động của tổ chức đảng, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế của Nhà nước để chủ động ngăn ngừa, phát hiện, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm từ khi mới manh nha, chớm phát sinh vi phạm, không để vi phạm từ một người thành nhiều người, từ ít nghiêm trọng trở thành nghiêm trọng”.

 Mới đây nhất, ngày 27/4/2022, tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “công tác kiểm tra phải đi trước một bước”, “có dấu hiệu vi phạm là Ủy ban Kiểm tra có quyền vào kiểm tra”. Với phương châm đó, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, công tác kiểm tra, giám sát ngày càng chủ động, tích cực hơn; qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng. Một ví dụ điển hình là đại án MobiFone mua cổ phần của AVG, công tác kiểm tra, giám sát đã giúp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, nay là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (viết tắt là Ban chỉ đạo - PV) có những quyết sách kịp thời. Căn cứ kết luận của Ban chỉ đạo, các cơ quan chức năng đã khẩn trương điều tra, truy tố, xét xử; thu hồi được hầu hết số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng (tương đương 340 triệu USD) ngân sách nhà nước bị “phù phép”, suýt trở thành tài sản cá nhân.

Trong vụ án này, một cựu bộ trưởng và một bộ trưởng đã phải lâm vòng lao lý; đáng chú ý, số tiền 3 triệu USD “nhận hối lộ” cũng được thu hồi vào ngân sách nhà nước…

Từ thời điểm đó, không ít quan chức đương nhiệm khi trót “nhúng chàm” thì rất khó thoát tội; khi nghỉ hưu rồi cũng không thể “hạ cánh an toàn”. Điển hình là các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn… Riêng ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương, bị Ban Bí thư xử lí nghiêm khắc bằng hình thức xóa tư cách Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương giai đoạn 2011-2016; đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nghiêm khắc ra Nghị quyết xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương. Cuối tháng 4/2021, tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Vũ Huy Hoàng đã bị tuyên phạt mức án 11 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Ngày 6/7/2021, tại Hội nghị lần thứ 3 (khóa XIII), Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

Với một số trường hợp khác, tưởng là “việc nhỏ” nhưng sự vào cuộc kịp thời của cơ quan chức năng, của Ủy ban Kiểm tra các cấp, thậm chí là ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đã giúp vụ việc từng bước được sáng tỏ, lộ dần ra những sai phạm lớn; hoặc kịp thời ngăn chặn những sai phạm, hậu quả lớn có thể xảy ra. Điển hình như vụ “chiếc xe Lexus biển xanh” hoặc vụ “Quán cà phê Xin Chào”… Từ sự chỉ đạo sát sao, cụ thể của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đã tạo ra hiệu ứng tích cực trong việc an dân, phát hiện và xử lí những vụ việc nhức nhối có nguy cơ “chìm xuồng” vì muôn vàn lí do như “nhạy cảm”, cần giữ “ổn định”, tránh làm “vỡ bình”. Lần lượt những vụ việc sai phạm, thất thoát trong đầu tư công, những công trình ngàn tỉ đắp chiếu, những trường hợp sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ… đã bị Ủy ban Kiểm tra các cấp vào cuộc làm rõ, xử lí triệt để.

Trở lại vấn đề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, một trong những nội dung quan trọng về công tác kiểm tra, giám sát được nghị quyết nhấn mạnh là: “Chú trọng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của UBKT các cấp, tập trung vào các vấn đề quan trọng và bức thiết như: Quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài chính, ngân sách, thuế, hải quan, các chương trình an sinh xã hội, cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm. Xử lý nghiêm minh tổ chức đảng và đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, nghị quyết, chỉ thị quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những hành vi dung túng, bao che cho khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên…”.

Với sự tích cực, chủ động, “đi trước một bước” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm rõ những cá nhân, tổ chức liên quan đến các vụ việc tày đình như: Vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", xảy ra tại Công ty Việt Á; Vụ án "Tham ô tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng; Vụ án "Tham ô tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam…

Mới đây, từ những kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra… Ban Chỉ đạo cũng thống nhất đưa một số vụ việc nghiêm trọng vào diện theo dõi, chỉ đạo: Vụ án "Đưa hối lộ, Nhận hối lộ" xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số cơ quan liên quan; Vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn FLC; Vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh; Vụ việc sai phạm liên quan đến Dự án bất động sản tại số 33 Nguyễn Du, số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, TP Hồ Chí Minh; các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới liên quan đến Nguyễn Thị Kim Hạnh và những cán bộ, đảng viên có hành vi tiêu cực liên quan đến vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra tại An Giang…

 Dĩ nhiên, chúng ta không vui vẻ gì khi có nhiều cán bộ lãnh đạo các cấp bị xử lí kỉ luật, song đúng như phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị công tác kiểm tra giám sát của Đảng ngày 24/2/2017: “Chúng ta rất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình; không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình; trái lại, rất khổ tâm, đau xót. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật; kỷ luật một vài người để cứu muôn người!”. Và để ít phải xử lí kỉ luật, công tác kiểm tra cần và phải đi trước một bước!


Ngày 30/4 - Theo dấu chân Người

Ngày 30-4-1947, trên Chiến khu Việt Bắc, Bác tham dự một phiên họp đặc biệt của Hội đồng Chính phủ. Nhật ký của Bộ trưởng Lê Văn Hiến thuật lại: “Gần tối, lúc chúng mình đang ăn cơm thì Hồ Chủ tịch đến trong bộ áo quần bí mật của Cụ. Lần này thì lưng mang một gùi, vai mang súng, mình mặc bộ quần áo màu nâu, đội mũ như bộ đội, mặt che đậy hết nửa, mới trông như người đi săn trong rừng sâu, không ai tài nào nhận ra được. Bắt tay vui vẻ với tất cả mọi người, rồi giản dị hơn ai hết, Cụ bảo thêm một chén một đũa để Cụ cùng ngồi ăn trong lúc mâm cơm đó gần tàn... 7 giờ tối, bắt đầu Hội đồng. Ai nấy ngồi xếp ve quanh mấy chiếc chiếu trải dài... Hội đồng hôm nay có 2 tin buồn, cái chết của cụ Huỳnh (Huỳnh Thúc Kháng) và Nam (Hoàng Hữu Nam). Cụ nói qua lịch sử chiến đấu của hai chiến sĩ trong Chính phủ sau khi tất cả đều mặc niệm một phút... Cụ Chủ tịch nói với một giọng đau đớn như Cụ đã mất một người anh và một người con... Sau đó, Cụ báo cáo tình hình chính trị chung ngoài nước và trong nước…”.  Đến 3 giờ khuya cuộc họp mới kết thúc.

Ngày 30-4-1949, một ngày trước Ngày Quốc tế Lao động, Bác viết thư chào mừng với đầu đề “Nhiệm vụ chính trong giai đoạn mới” trong đó xác định: “Ở các nước, ngày này là ngày riêng của lao động, kiểm điểm lực lượng của mình, để đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp. Ở nước ta, bất kỳ già, trẻ, trai, gái, sĩ, nông, công, thương, binh, toàn dân đều đoàn kết thành một khối, toàn dân đều ra sức lao động, nhằm một mục đích: giết giặc cứu nước. Ngày 1-5 là ngày lễ của toàn thể đồng bào ta”.

Ngày 30-4-1964, nói chuyện với Đại hội liên hoan Phụ nữ “5 tốt”, Bác khẳng định: “Ngay từ lúc đầu, Đảng và Nhà nước ta đã thi hành chính sách đối với phụ nữ cũng được bình quyền, bình đẳng với đàn ông”.  Phân tích những nội dung của “5 tốt”, Bác nhấn mạnh: “Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc”.


Về nội dung “gia đình”, Bác đưa ra quan niệm: “Gia” là nhà, “đình” là sân. Theo nghĩa cũ thì gia đình chỉ giới hạn hẹp trong một cái nhà, cái sân. Nghĩa là chỉ lo cho cha mẹ, vợ con trong nhà mình ấm no yên ổn, ngoài ra ai nghèo khổ mặc ai. Như thế là ích kỷ, không tốt. Theo nghĩa mới thì gia đình rộng rãi hơn, tốt đẹp hơn. Ví dụ những người cùng lao động trong một nhà máy, trong một cơ quan, trong một hợp tác xã... đều phải đoàn kết và thương yêu nhau như anh em trong một gia đình… Ta có câu hát:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.


(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2010).

Lời Bác dạy ngày này năm xưa: Ngày 30/4

Ngày 30-4-1964, tại Đại hội liên hoan Phụ nữ “5 tốt”, Bác nhấn mạnh: “Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc”.

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sản xuất và tiết kiệm gắn với nhau như một phương châm. Trong khi căn dặn mọi người, mọi ngành, mọi cấp thường xuyên thực hành tiết kiệm, thì đồng thời, Bác Hồ cũng quan tâm làm cho mọi người hiểu rõ tiết kiệm không phải là khắc khổ, tiết kiệm để tạo cho mức sống ngày càng được cải thiện, nâng cao hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở các cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phải làm tốt việc tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, vì đây là biện pháp để tăng vốn tích lũy cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình cũng như toàn xã hội.

Những năm gần đây, do tác động biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi, khiến việc sản xuất lương thực, thực phẩm ở một số địa phương gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo đảm hậu cần nói chung, công tác nuôi dưỡng bộ đội nói riêng. Nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa quan trọng của việc tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm đối với việc cải thiện đời sống bộ đội, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, Bộ Quốc phòng và cấp ủy, chỉ huy các đơn vị tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm; huy động đông đảo các cơ quan, đơn vị và cán bộ, chiến sĩ tham gia. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất gắn với Phong trào Thi đua Quyết thắng, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy phong trào tăng gia sản xuất trong toàn quân không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, góp phần nâng cao đời sống bộ đội.

- Theo báo Quân đội nhân dân –

Bệ đỡ vững chãi cho tương lai

Chiến tranh đã lùi xa. Quá khứ đã khép lại. Nhưng dấu mốc của chiến thắng ngày 7-5-1954, của ngày 30-4-1975 mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như những trang sử chói lọi nhất.

Những ngày này, trên các phương tiện truyền thông, rất nhiều câu chuyện cảm động đã được thế hệ cha ông kể lại cho lớp con cháu về trang sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, về sự anh dũng của biết bao tấm gương anh hùng, về sự nhân hậu, tinh thần nhường cơm sẻ áo, đùm bọc nhau trong những ngày gian khó nhất.

Nhờ có những câu chuyện lịch sử được ghi chép, được kể lại một cách trung thực, khách quan, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn sự khốc liệt của chiến tranh và không ai trong mỗi chúng ta được phép quên công lao của thế hệ cha ông đã xả thân để bảo vệ từng góc phố, từng làng quê, cho non sông nước Việt được liền một dải như hôm nay. Và như thế, ý nghĩa lớn nhất của những chiến thắng lịch sử này vẫn còn nguyên giá trị.

Chiến tranh là nỗi đau, nỗi ám ảnh đối với nhân loại, với từng cá nhân, từng gia đình hay một dân tộc. Lịch sử khi được ghi chép, phản ánh một cách trung thực thông qua nhiều cách thức khác nhau giúp chúng ta thấy rõ sự tàn khốc của chiến tranh, sự khổ đau mà mỗi dân tộc, mỗi phận người phải gánh chịu để quyết tâm ngăn chặn những căng thẳng có thể bùng phát dẫn tới một cuộc chiến tranh.

Ấy vậy mà cứ mỗi dịp diễn ra các ngày lễ lớn của đất nước, những câu chuyện liên quan tới lịch sử lại "nóng" trên nhiều diễn đàn khác nhau. Không ít “anh hùng bàn phím” tranh thủ thời cơ để đào xới, xuyên tạc, bôi nhọ sự thật lịch sử. Như một nhà sử học đã ví von: Khi ai đó cố tình lãng quên quá khứ, “phủ bụi” vào lịch sử, tự họ đang bôi nhọ chính gương mặt người đã sinh ra mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói đó của Người cho thấy trách nhiệm của các thế hệ người dân Việt Nam cần nghiêm túc nghiên cứu, học tập và hiểu thấu đáo lịch sử nước nhà, bồi đắp tinh thần yêu nước, ý chí tự tôn, tự hào dân tộc; hiểu rõ hơn các giá trị truyền thống, truyền thống cách mạng; từ đó góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người mới.

Lớp trẻ ngày nay đang hối hả với những cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật, họ giỏi giang ở nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng thực tiễn đã chứng minh, chỉ những ai hiểu về lịch sử dân tộc, yêu lịch sử dân tộc thì người đó mới thực sự có nền tảng và bệ đỡ vững chãi cho tương lai.


Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

ĐẠI TÁ NGUYỄN HUY VIỆN ĐÃ LÚ LẪN RỒI!

         Vô tình xem được bài viết của anh về cái gọi là "có nên khơi lại nỗi đau chiến tranh". Trong bài, Đại tá Viện thể hiện tư tưởng lệch lạc, nhận thức mơ hồ. Lão chăn bò gửi anh Nguyễn Huy Viện đôi lời thế này:

1. CHẾ ĐỘ VNCH ĐƯỢC THỪA NHẬN TẠI HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ?

Xin trả lời rằng, anh đã không hiểu gì về lịch sử dân tộc rồi. Hiệp định Giơnevơ được ký kết năm 1954 trong khi đó cái gọi là VNCH được Mỹ nặn ra năm 1955 và đến 26/10/1956 thì được gọi là "nền đệ nhất cộng hoà. Nghĩa là người Mỹ đẻ ra ngụy Sài Gòn sau khi Hiệp định Giơnevơ đã được ký hơn 1 năm. Vậy mà anh bảo là Hiệp định Giơnevơ công nhận VNCH thì đúng là lú lẫn và chẳng biết gì về lịch sử. Hơn nữa, Hiệp định Giơnevơ chỉ lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời, tổng tuyển cử toàn quốc trước 1956 nhưng người Mỹ hiểu, nếu làm thế thì 90% dân số khi đó sẽ bầu cho Bác Hồ nên xé bỏ Hiệp định mà dựng nên chế độ tay sai Ngô Đình Diệm để phục vụ mục đích xâm lược của chúng. Câu nào trong Hiệp định Giơnevơ bảo là Việt Nam chia đôi, có hai quốc gia trên cùng lãnh thổ? 

2. XÚC PHẠM, HẠ NHỤC ĐỒNG BÀO KHI GỌI LÀ NGỤY?

Anh Viện nói rằng "gọi ngụy quân, ngụy quyền là miệt thị, là xúc phạm đồng bào, không thể hoà hợp dân tộc". Nói cho anh biết rằng, hoà hợp dân tộc có từ lúc mới giải phóng chứ không phải bây giờ mới làm. Chúng ta cho họ cải tạo để thành người có ích, trở về với dân tộc. Trong 47 năm qua, đại đa số người thuộc chế độ cũ đã hoà mình cùng dân tộc, không ai bị kỳ thị hay ghẻ lạnh. Nhưng lịch sử phải trung thực, khách quan, công bằng. Ngụy Sài Gòn là chế độ phản dân, hại nước, làm tay sai cho Mỹ Chống lại dân tộc ta. Tại sao không thể gọi chúng là chế độ phản động, bán nước? 

Đồng bào nào ở đây? Đừng cố vơ nhân dân Việt Nam vào đây. Chế độ Diệm, Thiệu phải luôn luôn bị lên án, làm bài học sâu sắc cho con cháu để không phải đi vào vết xe đổ của tiền nhân. Nhắc lại để con cháu yêu hơn đất nước này, yêu lịch sử hào hùng của dân tộc, tránh xa những việc hại nước hại dân, bán rẻ tổ quốc như ngụy Sài Gòn. Là người ăn cơm dân mặc áo Đảng nhưng tôi thấy anh Viện có nhận thức mơ hồ, tư duy nông cạn và lý luận phản động. Anh hết khôn rồi dồn đến dại, đang ăn hại mà cứ nghĩ là cấp tiến. Thứ cho tôi nói thẳng: Anh Viện cũng chỉ là phường giá áo, túi cơm, lọ rượu, bị thịt không hơn, không kém! Đừng ăn cơm cộng sản để thờ ma ba que! Như thế là bất trí, là phản phúc, là giống vô loài./.

Yêu nước ST.

HOÀ HỢP DÂN TỘC NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC QUÊN QUÁ KHỨ ĐAU THƯƠNG, KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ!

         Ngày 30/4/1975, mãi mãi là ngày trọng đại nhất trong các ngày trọng đại. Dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta thực hiện thành công Di chúc của Bác Hồ vĩ đại, dồn toàn lực “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, viết nên khúc khải hoàn ca vĩ đại nhất thế kỷ 20, thu giang sơn về một mối, Nam - Bắc một nhà để “nối lại nhịp cầu cho đôi lứa yêu nhau”. Không còn cảnh “xa khơi” của ngày Bắc đêm Nam. Chiến tranh đã qua, vết thương đã liền sẹo. Đảng và Nhà nước ta đã làm rất tốt công tác hòa hợp dân tộc mà cụ thể là Nghị Quyết 36 của Bộ Chính trị; người Việt Nam ở hải ngoại là bộ phận không thể tách rời của dân tộc ta; hưởng ứng lời kêu gọi hòa hợp dân tộc để kết nối những “khúc ruột vạn dặm” với đất nước tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc, tay nắm tay xây dựng nước Việt Lạc Hồng cường thịnh. 

Nhiều người là chính khách, sĩ quan cao cấp của chế độ cũ, kiều bào ta ở hải ngoại đã trở về với đất mẹ Việt Nam như Nguyễn Cao Kỳ, Phó Tổng thống, Thủ tướng ngụy quyền Sài Gòn là một trong những người như thế, ông trở về để thấy sự thay đổi của quê hương, kêu gọi đồng bào ở hải ngoại bỏ thù hận, khép lại quá khứ đau thương của dân tộc để chung tay xây dựng một Việt Nam hùng cường.Trong những lần trở về, Ông Kỳ cũng đã nhận rõ những nỗ lực xây dựng quê hương từ điêu tàn của khói lửa chiến tranh của những người cộng sản. Chính ông Kỳ đã vạch mặt những kẻ chống cộng cực đoan ở hải ngoại: “Nước Việt Nam có mất cho Tây cho Tàu đâu mà phục quốc? Chưa kể là một số người cho là 3 triệu người hải ngoại không thể nhân danh tổ quốc Việt Nam được. Và tôi từng hỏi nếu họ thật sự yêu nước thì họ phải biết ngồi im và biết suy nghĩ chứ đừng đi theo một lũ côn đồ, hám danh hám lợi, lừa gạt mọi người. Cứ nhân danh chính nghĩa quốc gia, nhân danh tự do dân chủ, nhân danh chống cộng, dân chủ mà đi lừa gạt người ta”. Phát biểu của Ông Kỳ là cú đấm có sức mạnh ngàn cân, đấm thẳng vào mặt những tổ chức nhân danh chống cộng để lừa đảo kiếm tiền như: Hoàng Cơ Minh, Đào Minh Quân, Lý Thái Hùng, Đỗ Hoàng Điềm…

Hòa hợp dân tộc là việc làm thường xuyên, liên tục và được thực hiện kể sau ngày 30/4/1975 chứ không phải bây giờ mới thực hiện. Có điều là hiện nay, có nhiều kẻ mượn cớ “hòa hợp dân tộc” để mưu đồ bất chính, “rửa mặt cho nguy”! Chúng cho rằng “Công nhận VNCH để được thụ đắc liên tục đối với miền Nam Việt Nam, trong đó có chủ quyền biển đảo”. Đó là điều không thể chấp nhận! Chúng ta khép lại chứ không được phép đóng lại và quên đi, hoặc xét lại lịch sử, xuyên tạc sự thật lịch sử. 

Mỹ xâm lược Việt Nam và cái giá mà họ phải trả trước một dân tộc nhỏ bé nhưng quật cường bằng hơn 58.000 mạng, 305.000 ngàn lính Mỹ bị tần phế suốt đời, hàng chục ngàn cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam bị “hội chứng Việt Nam”, bị điên hoặc ảo giác vì ám ảnh bởi tội ác chiến tranh; mất hơn 1000 tỷ USD (theo thời giá 2010) cùng vũ khí, khí tài hiện đại, chất độc da cam và hàng trăm ngàn quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam. Thế nhưng họ không thể khuất phục được một dân tộc anh hùng, chúng phải cúi đầu, cuốn cờ về nước sau khi ký Hiệp Định Paris 1973. Chế độ tay sai, bù nhìn ngụy Sài Gòn do mỹ do Mỹ nặn ra để phục vụ cho mục đích xâm lược của chúng; Mỹ là kẻ ăn cướp và để hợp thức hóa cho mục đích ấy chúng đã dựng nên đám tay sai, đứng tên để hợp thức hóa việc xâm lược và che mắt dư luận thế giới. Nói thế để hiểu rằng, từ 1955 - 1975, Mỹ mới là người quyết định chứ không phải là ngụy. Điều đó đã được minh chứng qua câu nói của ông Nguyễn Cao Kỳ: “Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam”. 

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị! ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước VNDCCH và đến năm 1946 thì tổng tuyển cử toàn quốc, Quốc hội nước ta ra đời, Hiến pháp 1946 ra đời và Nhà nước và Chính phủ VNDCCH do Bác Hồ đứng đầu là nhà nước hợp hiến, hợp pháp và do chính nhân dân Việt Nam bầu ra. Theo lý mà nói thì kể từ đây Nhà nước ta có toàn bộ quyền quản lý trên toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, từ Mũi Cà Mau đến Lủng Cú địa đầu! Mỹ xâm lược miền Nam, vi phạm Hiệp định Giơ Ne Vơ để chia đôi đất nước, lập nên ngụy Sài gòn thực chất là cướp quyền điều hành, quản lý miền Nam của VNDCCH. Nên nhớ, hiệp định Giơ Ne Vơ không có chữ nào nói “Việt Nam chia hai” mà chỉ nói tạm thời lấy Vĩ tuyến 17 làm giới tuyến, tổng tuyển cử thống nhất trước 1956. Sau 30/4/1975 đến nay, ta làm chủ lãnh thổ, lãnh hải của mình. Vậy tại sao phải “Công nhận VNCH để được thụ đắc liên tục đối với miền Nam Việt Nam, trong đó có chủ quyền biển đảo”. Một chế độ khi tồn tại và được Mỹ chu cấp đến tận răng mà vẫn để cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Malaysia, Campuchia, Phillpipines, Đài Loan…chiếm rất nhiều đảo tiền tiêu của chúng ta. Vậy thì cái xác chết đã hoai mục 47 năm nay thì làm được cái gì. Tại sao lại đòi dựng lại chúng, thưa các nhà sử học?

Đòi lại Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa là nhiệm vụ của tất cả con dân Việt Nam; chúng ta kiên trì đấu tranh bằng pháp lý, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982. Chúng ta phải đoàn kết, tự cường để đất nước hùng mạnh, đợi thời thế để lấy lại biển, đảo. Bảo đảm môi trường hòa bình để phát triển đất nước, vừa đấu tranh bằng lý trí chứ không nên kích động chiến tranh vì đó là hạ sách, là khi không còn cách lựa chọn nào khác. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là bất biến nhưng khi còn giải pháp tối ưu hơn thì chúng ta lựa chọn vì chiến tranh xảy ra thì ngọc, đá đều tan, không phải là cái phúc của nhân dân mà chỉ là cơ hội cho đám tàn dư, phản động “đục nước, béo cò”. 

Từ những lẽ trên, có thể khẳng định, hòa hợp dân tộc là điều rất tốt, chúng ta đã, đang và sẽ làm nhằm phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết để xây dựng đất nước giàu mạnh, thế nhưng không vì thế mà đánh tráo khái niệm, xuyên tạc lịch sử, đánh đồng giữa chính nghĩa và phi nghĩa, anh hùng và tiểu nhân. Rửa mặt cho giặc nhằm tiêm vào đầu con trẻ, thế hệ sau về cái gọi là “quốc gia VNCH”, “công nhận VNCH” hòng cào bằng lịch sử, xóa nhòa chiến công…là không thể chấp nhận. Chúng ta hãy tỉnh táo để đập tan luận điệu xuyên tạc của chúng:

"Từ tro bụi ta lại xây dựng mới
Rũ bùn dơ mặt đất hoá thanh tân
Không sức nào ngăn nổi sức dân quân
Ngày mai vẫn là ngày mai cộng sản"./.




Yêu nước ST.

NHỮNG NGÀY THÁNG 4 LỊCH SỬ!

Ngày 31/3/1975, giải phóng thị xã Quy Nhơn và toàn tỉnh Bình Định.
Ngày 01/4/1975, giải phóng thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Ngày 02/4/1975, quân ta giải phóng thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Ngày 03/4/1975, thành phố Đà Lạt được giải phóng.
Ngày 02 và 03/4/1975, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và Quân cảng Cam Ranh được giải phóng.
Ngày 06/4/1975, tại chiến trường miền Nam, Bộ Chính trị công bố quyết định thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch Sài Gòn - Gia Định.
Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị đặt tên cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Ngày 18/4/1975, giải phóng thị xã Phan Thiết và toàn tỉnh Bình Thuận.
Đến ngày 26/4/1975 đơn vị cuối cùng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh đã vào đến vị trí tập kết, sẵn sàng chờ lệnh tiến công vào Sài Gòn.
Tối 28/4/1975, Bộ Chỉ huy chiến dịch họp đánh giá tình hình trên toàn mặt trận. Cuối cuộc họp Đại tướng - Tư lệnh chiến dịch Văn Tiến Dũng ra lệnh “Tổng công kích trên toàn mặt trận vào 5h sáng ngày 29/4/1975”.
Suốt đêm 29/4/1975 đến 5h30 sáng ngày 30/4/1975, quân ta từ 4 hướng đồng loạt tổng tiến công vào Sài Gòn.
10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, quân ta tiến vào Dinh Độc Lập.
11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 13 giờ 30 phút cùng ngày, Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện chấm dứt chế độ Việt Nam Cộng hòa. Đây cũng là giờ phút báo hiệu khoảnh khắc cuối cùng về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ kéo dài 21 năm ở Việt Nam./.


Yêu nước ST.

NHẬN THỨC ĐÚNG GIÁ TRỊ CỦA CHIẾN THẮNG 30-4-1975 : CƠ SỞ CỦA ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH VÀ TRÍ TUỆ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM!

     Đất nước ta đang trong dịp kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2022). Gần đến dịp kỷ niệm, thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị, những kẻ suy thoái tư tưởng chính trị đã tung ra những thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc phủ nhận giá trị, bản chất của Chiến thắng 30-4-1975 trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Họ cho rằng, ngày 30-4-1975 là “ngày kết thúc của một cuộc nội chiến tương tàn”, “ngày ghi dấu ấn trong lịch sử khi dân tộc Việt Nam chia làm hai nửa “bên thắng cuộc” và “bên thua cuộc”... Vậy sự thật, bản chất của Chiến thắng 30-4-1975 là như thế nào?

GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC KHÔNG PHẢI LÀ NỘI CHIẾN

Đầu tiên cần khẳng định ngày 30-4-1975 là ngày vui thống nhất, ngày vui giải phóng của cả dân tộc Việt Nam! 
Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, theo nội dung Hiệp định Geneva được ký kết năm 1954, vĩ tuyến 17 được coi là ranh giới tạm thời chia đôi đất nước ta. Ranh giới ấy lẽ ra đã được xóa bỏ, hai miền Nam-Bắc ruột thịt có thể đã được thống nhất chỉ sau hai năm bằng một cuộc Tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu (Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneva ghi rõ, cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956). Nhưng chính âm mưu của đế quốc Mỹ muốn thế chân thực dân Pháp ở miền Nam đã phá hỏng cơ hội thống nhất hai miền Việt Nam. Chính quyền Ngô Đình Diệm-tay sai của đế quốc Mỹ biết không thể có cơ hội chiến thắng một cách đàng hoàng, hợp pháp qua cuộc Tổng tuyển cử trên cả nước trước Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất được lòng dân. Nên, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, Ngô Đình Diệm đã phớt lờ Tổng tuyển cử, giành quyền thống trị miền Nam bằng vũ lực, súng đạn, máy chém, sát hại dã man hàng vạn đồng bào, đảng viên Đảng Cộng sản và những người bị nghi ngờ ủng hộ Đảng Cộng sản, tạo ra những cuộc bắt bớ, giết hại tín đồ Phật giáo, gây mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo. Với việc dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ đã thi hành ở Việt Nam chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Khi nhận thấy Ngô Đình Diệm không còn phù hợp với chính sách của mình, Mỹ lập tức dàn xếp một cuộc đảo chính, tiêu diệt cả hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, dựng lên tại miền Nam Việt Nam một chính thể khác phục vụ trung thành hơn cho lợi ích của Mỹ tại Việt Nam.

Như thế cần khẳng định rằng, chính quyền Việt Nam cộng hòa hoàn toàn là tay sai của Mỹ, thực hiện mưu đồ của Mỹ là biến Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới. Dưới sự chỉ đạo của Mỹ, cùng với quân Mỹ, quân đội ngụy quyền Sài Gòn đã thực hiện nhiều chiến dịch thảm sát đồng bào miền Nam. Kể cả khi Mỹ đưa quân trực tiếp tham chiến, hay sau khi quân Mỹ phải rút phần lớn lực lượng khỏi miền Nam Việt Nam theo Hiệp định Paris vào năm 1973 thì bản chất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn không thay đổi. Tại Việt Nam từ năm 1954 đến 1975, thực chất chỉ có một nhà nước chính danh của dân tộc Việt Nam tồn tại, đó là Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được khai sinh ngày 2-9-1945 từ sau cuộc Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố với toàn thể thế giới. Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu nên sau cuộc Tổng tuyển cử vào ngày 6-1-1946 (một số tỉnh tại miền Nam bầu vào ngày 23-12-1945 do không nhận được lệnh hoãn). Còn chính quyền Việt Nam cộng hòa tại miền Nam do Mỹ dựng lên, không do nhân dân Việt Nam bầu nên, chà đạp lên quyền lợi của dân tộc Việt Nam, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam và toàn thể nhân dân Việt Nam. Vì thế, đây không phải là một chính quyền hợp pháp, hợp đạo lý, hợp lòng dân. Thực tế là trong suốt thời gian chính quyền tay sai của Mỹ tồn tại thì nhân dân miền Nam luôn đứng dậy để đấu tranh nhằm lật đổ chính quyền phi nghĩa này. Để phủ nhận chính quyền tay sai của Mỹ, để lật đổ nó, quân dân miền Nam đã lập ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để lãnh đạo nhân dân toàn miền.

Đến năm 1973, sau khi thua trên chiến trường, chịu sức ép của dư luận trong nước và quốc tế bởi đang thực hiện một cuộc chiến tranh phi nghĩa, đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi nước ta. Nhưng Mỹ vẫn để lại một đội ngũ cố vấn hùng hậu, vẫn viện trợ quân sự để tiếp tục biến chính quyền Sài Gòn thành con rối trong tay Mỹ.

Như thế, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không phải là một cuộc nội chiến giữa hai miền Nam-Bắc của Việt Nam như luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Mà đây là cuộc kháng chiến của toàn thể dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam trước sự xâm lược của đế quốc Mỹ và đánh đổ bè lũ tay sai của Mỹ, kết thúc thắng lợi bằng Chiến thắng 30-4-1975. 

BÊN NÀO THẮNG CUỘC?

Như vậy, bên nào đã thắng cuộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước? Dĩ nhiên, đó là dân tộc Việt Nam đã thắng trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, nhân dân Việt Nam đã thắng trong thực hiện khát vọng thống nhất đất nước, giành độc lập, hòa bình cho Tổ quốc. Để giành được thắng lợi vĩ đại đó, cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu anh dũng, bền bỉ trong suốt 30 năm.

Những ý nghĩ cho rằng, Việt Nam "có thể thực hiện thống nhất đất nước bằng giải pháp hòa bình" là hết sức thiển cận, hồ đồ, thiếu hiểu biết về thực tế lịch sử. Đảng ta, Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo kế nhiệm đã nhất quán, thể hiện từ rất sớm mong muốn giành độc lập, thống nhất nước nhà bằng biện pháp hòa bình, đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp ngoại giao, tránh chiến tranh. Thế nhưng đáp lại thiện ý đó, thực dân Pháp, sau đó là đế quốc Mỹ và tay sai luôn khước từ, tìm cách phá hoại, vì muốn thống trị nước ta bằng sức mạnh quân sự, đã chà đạp lên mong ước hòa bình, độc lập, thống nhất Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam.

Trong hai năm 1945-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 8 bức thư và điện gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman. Nội dung của các bức thư, bức điện này thể hiện rõ mong muốn được độc lập, hòa bình của Việt Nam và thiện chí của Việt Nam muốn được “hợp tác đầy đủ” với Mỹ vì hòa bình, tiến bộ và phát triển. Nhưng đáp lại chỉ là sự im lặng!

Hội nghị Fontainebleau diễn ra suốt hơn hai tháng (từ ngày 6-7 đến 10-9-1946). Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam còn sang Pháp trước đó hàng tháng trời để tìm mọi cơ hội đàm phán với Chính phủ Pháp, thuyết phục chính giới Pháp nhằm giành độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam bằng hòa bình. Nhưng mọi nỗ lực và thiện chí của Chính phủ Việt Nam, của phái đoàn Việt Nam đều bị xem nhẹ vì nước Pháp vẫn mang tư tưởng thực dân, vẫn muốn chiếm đoạt nước ta. Giải pháp tổ chức một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu ở Nam Bộ để thống nhất Việt Nam đã bị phía Pháp phớt lờ. 

Trong Hiệp định Paris năm 1973 có điều khoản về bầu cử, hiệp thương để thống nhất Việt Nam. Tuy nhiên, phía Mỹ-ngụy lại tiếp tục trắng trợn phá hoại hiệp định, xua quân nống lấn ra vùng tự do, đàn áp nhân dân ta chỉ hai giờ sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực. 

Có thể thấy, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, muốn giành độc lập, thống nhất đất nước bằng biện pháp hòa bình, tránh đổ máu, muốn tổ chức hiệp thương, Tổng tuyển cử để bầu ra chính phủ thống nhất hai miền, nhưng chính đế quốc Mỹ và tay sai đã hai lần phá hoại hiệp thương, Tổng tuyển cử, phá hoại cả hai hiệp định hòa bình là Hiệp định Geneva và Hiệp định Paris. Do đó, hòa bình, độc lập, thống nhất, hạnh phúc như ngày hôm nay là thành quả vĩ đại của cả dân tộc ta. Bất cứ ai xúc phạm thành quả ấy, muốn chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc đều là những kẻ thiếu tử tế, mất nhân cách. 
 
HÒA HỢP DÂN TỘC KHÔNG PHẢI LÀ TRỘN LẪN, ĐÁNH ĐỒNG CHÍNH NGHĨA VÀ PHI NGHĨA   
 
Hiện nay, thực hiện chủ trương lớn hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta, đồng bào Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài ra sức đoàn kết, đóng góp để xây dựng đất nước. Nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài cả về vật chất, trí tuệ, công sức đều hết sức quý giá, luôn được trân trọng. Trong số những người Việt Nam ở nước ngoài, đại bộ phận đều hướng về quê hương với tình yêu và sự nhiệt thành muốn đóng góp cho quê hương. Ngay cả những lãnh đạo của chính quyền Việt Nam cộng hòa năm xưa như ông Nguyễn Cao Kỳ cũng đã nhận ra sai lầm, thể hiện tấm lòng hướng về quê cha đất tổ, muốn đóng góp công sức để xây dựng đất nước Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng lòng, đoàn kết của người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, đất nước Việt Nam đã có những thành tựu đột phá về phát triển trong thời kỳ đổi mới, kinh tế đất nước, đời sống của nhân dân và vị thế quốc gia ngày càng đi lên.

Thế nhưng cũng có một bộ phận thiểu số, hầu hết đều là những người đã từng làm tay sai cho đế quốc Mỹ, thì chỉ luôn tìm cách hòng phá hoại đất nước Việt Nam. Họ coi ngày 30-4 là ngày “quốc hận”, là ngày giỗ của một chính thể phi pháp, phi nghĩa. Họ luôn đưa ra điều kiện hết sức phi lý là để “hòa hợp dân tộc” thì phải bỏ việc kỷ niệm ngày Chiến thắng 30-4-1975.

Những người ấy đã nhầm! Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn có khát vọng thống nhất, hòa hợp, đã chiến đấu kiên cường vì khát vọng ấy. Và thực tế, đất nước Việt Nam đã thống nhất, hòa hợp dân tộc từ ngay sau Chiến thắng 30-4-1975, Nam-Bắc một nhà ra sức xây dựng đất nước. Đối với những người Việt Nam ở nước ngoài, Tổ quốc luôn mở rộng vòng tay yêu thương, luôn coi họ là một phần ruột thịt của Tổ quốc.  
  
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” là bài học quý báu được đúc rút từ lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm căn dặn mỗi người chúng ta. Hòa hợp dân tộc luôn là điều mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nỗ lực thực hiện. Thế nhưng, hòa hợp dân tộc dứt khoát không phải là sự chối bỏ lịch sử! Hòa hợp dân tộc không phải là sự đổi trắng thay đen, không phải là sự trộn lẫn giữa chính nghĩa và phi nghĩa, dứt khoát không phải là sự đánh đồng giữa những người có công với những kẻ có tội với dân tộc Việt Nam! "Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy" lại là đạo lý của người Việt Nam. Vì thế những ai thực sự thành tâm hối cải, muốn quay về thì Tổ quốc Việt Nam, nhân dân Việt Nam luôn dành cho họ cơ hội. Còn những kẻ luôn rắp tâm phá hoại đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nếu không sớm tỉnh ngộ “quay đầu là bờ” thì nhân dân Việt Nam cũng khó dung tha. 

Dịp kỷ niệm ngày Chiến thắng 30-4-1975, chúng ta lại càng thấm thía hơn ý nghĩa của việc dạy và học lịch sử đối với người Việt Nam. Đối với các quốc gia trên thế giới, việc giáo dục lịch sử luôn là yêu cầu bắt buộc đối với mọi công dân. Đối với một quốc gia, dân tộc có một quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước nhiều khúc quanh co, phức tạp như dân tộc Việt Nam thì dạy và học lịch sử có ý nghĩa sống còn, sinh tồn của dân tộc. Bởi vì những người Việt Nam thế hệ sau phải hiểu rõ, hiểu sâu về lịch sử dân tộc, hiểu về cha ông mình, hiểu về mảnh đất nơi mình sinh ra, từ đó sẽ hiểu về chính bản thân mình, rút ra cho mình những bài học quý báu. 

Hiểu về lịch sử, nắm vững kiến thức lịch sử là một yếu tố đánh giá nhân cách, đạo đức và trí tuệ của một con người Việt Nam. Có hiểu về lịch sử, mới hiểu về hiện tại và hình dung ra con đường đúng đắn tới tương lai; có trân trọng, biết ơn cha ông mới trân quý, nâng niu những gì mình đang có, để nỗ lực đóng góp công sức không chỉ cho thế hệ hiện tại mà cho các thế hệ tương lai trên đất nước Việt Nam./.
Yêu nước ST.

NGUYỄN VĂN THIỆU, CHÚA TỂ CỦA "CÁ THÁNG TƯ"!

         Khi Tây Nguyên thất thủ, Quân đoàn II của tướng Phạm Văn Phú bị khai tử, Quân đoàn I của tướng Ngô Quang Trưởng, người được ví là "người hùng của mùa hè đỏ lửa 1972" cũng bị Quân đội nhân dân Việt Nam do Tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy thổi bay. Chiến lược "đầu chuột đít voi", co cụm phòng thủ quanh Sài Gòn thất bại khi Quân đội nhân dân Việt Nam phá tan phòng tuyến Xuân Lộc, cánh cửa thép vào Sài Gòn đã mở toang.

 Nguyên Văn Thiệu hoảng loạn, cầu cứu Hoa Kỳ, xin 300 triệu Mỹ kim nhưng bị Quốc hội Hoa Kỳ từ chối. Lý do, là dù có bán hết cả nước Mỹ để nuôi ngụy Sài Gòn thì đội quân ăn hại đó cũng không thể ngăn bước tiến của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thiệu điên tiết vịt cà khịa Hoa Kỳ: "Mỹ đánh không lại Cộng sản nên bỏ mặc Việt Nam Cộng hòa đánh một mình thì làm sao ăn. Có giỏi thì Mỹ vô đây lần nữa…". Người Mỹ không bắt nhời và Thiệu tiên đoán về sự thất bại của ngụy quân và ông ta từ chức.

Trong diễn văn từ chức ngày 21/4/1975, vĩnh biệt đất mẹ Việt Nam, Nguyễn Văn Thiệu trí trá: "Dù mất một Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, quân đội vẫn còn Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kề bên anh em chiến sĩ...". Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố "tôi từ chức nhưng tôi không đào ngũ" và khẳng định rằng ông sẽ tái ngũ và tiếp tục chiến đấu trong vai trò một vị tướng "kề bên anh em chiến sĩ". 

Tuyên bố là thế, nhưng chỉ 4 ngày sau, Nguyễn Văn Thiệu đã bí mật rời khỏi Sài Gòn sang Đài Loan trên một chiếc phi cơ C-118 vào đêm ngày 25–26 tháng 4 năm 1975. Để tránh dư luận, Tổng thống kế nhiệm Trần Văn Hương đã ký nghị định đề cử hai người Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm làm đặc sứ Việt Nam Cộng hòa sang Đài Bắc phúng điếu Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch, dù Tưởng Giới Thạch đã chết gần 3 tuần trước đó vào ngày 5 tháng 4 năm 1975. Sáu Thiệu đi vòng quanh thế giới, lập vùng 5 chiến thuật, để tử thủ từ đó cho đến khi qua đời. Thế giới có ngày cá tháng tư để nói dối nhưng Nguyễn Văn Thiệu và đám 3/ có cả một cuộc đời dối trá./.
Yêu nước ST.

NGÀY 29-4-1975: TỔNG TIẾN CÔNG TRÊN TOÀN MẶT TRẬN!

         5 giờ ngày 29-4: Bộ Chính trị gửi điện nhiệt liệt khen ngợi toàn thể các đơn vị lập được chiến công lớn trong những ngày qua và kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên thanh niên nhanh chóng đánh thẳng vào sào huyệt cuối cùng của địch.
10 giờ ngày 29-4: Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh chỉ thị: ... "Tiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch; tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống cự của chúng".
Hướng đông - nam, Quân đoàn 2, từ 4 giờ 30 phút đã bắt đầu bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất. 5 giờ 30 phút ngày 29-4, Sư đoàn 304 (Quân đoàn 2) tiếp tục tiến công dứt điểm địch ở Trường Bộ binh, bãi để xe thiết giáp ở căn cứ Nước Trong và ngã ba Long Bình. Ðến 10 giờ, Trung đoàn 9 chiếm ngã ba đường 15, sau đó toàn bộ Sư đoàn 304 theo đường 15 chiếm cầu Sông Buông, căn cứ Long Bình. Binh đội thọc sâu (gồm Lữ đoàn tăng thiết giáp 203 và Trung đoàn 66 và một bộ phận pháo binh, công binh, phòng không) nhanh chóng vượt lên trước, bắt liên lạc được với Ðoàn đặc công 116 giữ cầu Ðồng Nai, chuẩn bị đột phá vào nội đô.
Cùng thời gian đó, Trung đoàn 46 (Sư đoàn 325) dứt điểm các mục tiêu còn lại ở Nhơn Trạch, sau đó tiến công Thành Tuy Hạ. Ðịch ở đây chống cự quyết liệt. Sư đoàn 325 phải điều một bộ phận của Trung đoàn 101 cùng xe tăng lên trợ chiến mới dứt điểm được. Sau đó, Sư đoàn tổ chức truy kích, vượt sông đánh chiếm căn cứ hải quân Cát Lái, rồi tiếp tục đánh vào Quận 9 và Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy. Trong lúc đó, Sư đoàn 3 tiếp tục tiến ra Vũng Tàu và giải phóng thị xã lúc 16 giờ ngày 29-4.
 Hướng đông, từ sáng 29-4, Sư đoàn 341 (Quân đoàn 4) có xe tăng dẫn đầu lần lượt đập tan nhiều ổ đề kháng của địch, đến ngã ba Hố Nai, gặp hào sâu không qua được, xe tăng vòng qua phía bắc đánh xuống Biên Hòa. Trong lúc đó, Trung đoàn 273 tiêu diệt địch ở ga Long Lạc rồi tiến vào sân bay Biên Hòa chiếm căn cứ của Sư đoàn 3 không quân ngụy. Sau khi đánh chiếm căn cứ thiết giáp, Sư đoàn 18 ngụy ở Yên Thế, Trung đoàn 270 phối hợp Sư đoàn 6 đánh chiếm căn cứ pháo binh Hốc Bà Thức, sau đó cùng Trung đoàn 266 vòng qua Hố Nai đánh vào Long Bình. Ðêm 29, Sư đoàn 6 đập tan tuyến phòng thủ của địch ở ngã ba Hố Nai.
Cùng thời gian trên, binh đội thọc sâu của Quân đoàn là Sư đoàn 7 theo đường 1 tiêu diệt Tiểu đoàn 6 thủy quân lục chiến và một bộ phận Trung đoàn 82 (Sư đoàn 18 ngụy) cách Hố Nai 1.500 mét. Sau đó, đơn vị tổ chức đột phá qua Tam Hiệp và đẩy nhanh tốc độ tiến công.
Phối hợp với chủ lực hai hướng này, trong ngày 29-4, lực lượng vùng ven hoạt động khá hiệu quả. Ðoàn đặc công 116 tập kích vào bộ chỉ huy tiếp vận của địch ở tây nam Long Bình, kho xăng Long Bình và tổ chức chốt giữ cầu xa lộ Ðồng Nai. Ðoàn đặc công 115 chiếm cầu Ghềnh lần 2, tổ chức một bộ phận tập kích vào sở chỉ huy Trung đoàn 15 thiết giáp ngụy và Trung tâm tiếp vận ở Hốc Bà Thức. Ðoàn 10 đặc công đánh chiếm Phước Khánh, ngã ba Ðồng Tranh, bắn cháy mười tàu địch trên sông Sài Gòn.
Trên hướng tây-bắc, ngày 29-4, Trung đoàn 198 đặc công (Quân đoàn 3) đánh chiếm cầu Bông, cầu Sáng và đánh tan Tiểu đoàn 81 biệt kích dù rồi bàn giao cho đại đội 10 (Trung đoàn 64) chốt giữ. 5 giờ 30  phút ngày 29-4, Sư đoàn 320 tiến công, tới 11 giờ, tiêu diệt và làm tan rã Sư đoàn 25 ngụy, làm chủ hoàn toàn căn cứ Ðồng Dù. Sư đoàn 316 tiến công địch ở Bến Kéo, Cẩm Giàng, Trà Võ, Ðồng Chùa, Suối Sâu, Gò Ðầm Hạ, Phước Hiệp. Ðến 17 giờ, Sư đoàn 316 làm chủ Trảng Bàng, tiêu diệt và làm tan rã các Trung đoàn 46, 49, liên đoàn 251 bảo an,  một chiến đoàn thiết giáp. Sư đoàn 25 ngụy bị xóa sổ.
5 giờ 25 phút sáng 29-4, Sư đoàn 10 tiến vào nội đô trên hai cánh. Trung đoàn 24 cùng một tiểu đoàn xe tăng theo quốc lộ 1, đánh tan cụm quân địch ở Hậu Nghĩa, Củ Chi, sau đó phát triển đánh chiếm thành Quan Năm và Hóc Môn. Trung đoàn 28 cùng các lực lượng tăng cường theo đường 15 đánh chiếm Phú Hòa Ðông, Tân Quy. Sau đó, Trung đoàn quay lại Bà Ri, Tân Quy, theo tỉnh lộ 8 vượt qua Ðồng Dù, tiến sang cầu Bông, đánh chiếm khu huấn luyện Quang Trung. 21 giờ ngày 29-4, Trung đoàn đến Bà Quẹo, bị địch chặn đánh quyết liệt, phải dừng lại củng cố.
Trên hướng bắc, ngày 29-4, Sư đoàn 312 (Quân đoàn 1) đưa Trung đoàn 165 áp sát căn cứ Phú Lợi, Trung đoàn 209 triển khai trận địa chốt chặn trên đường 13. Sở chỉ huy nhẹ của Sư đoàn 5 ngụy hoảng sợ tháo chạy, bị lực lượng chốt chặn của ta ở Phú Cường bắt làm tù binh. Sư đoàn 320B làm nhiệm vụ thọc sâu, bị địch ngăn chặn gần Tân Uyên, phải sử dụng Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 48) và Tiểu đoàn 4 (Trung đoàn 27) luồn về phía sau đánh tan Tiểu đoàn 316 bảo an chốt giữ Tân Uyên, mở đường cho hai cánh tiến về Lái Thiêu.
Trong ngày 29-4, lực lượng phối hợp trên hai hướng bắc và tây-bắc cũng đánh địch, phối hợp rất hiệu quả.
Trên hướng tây và tây-nam, hướng Ðoàn 232, 10 giờ 10 phút ngày 29-4, Sư đoàn 3 làm chủ thị xã Hậu Nghĩa, sau đó tổ chức đánh chiếm chi khu Ðức Hòa, Ðức Huệ (lúc 14 giờ 30 phút), căn cứ Trà Cú (18 giờ 20 phút) rồi tổ chức vượt sông Vàm Cỏ Ðông. Sư đoàn 9 đưa toàn bộ lực lượng vào Mỹ Hạnh, sau đó thọc sâu về hướng Bà Quẹo. Ðêm 29-4, Trung đoàn 3, bộ phận đi đầu của Sư đoàn, đã triển khai ở khu vực Bà Lác-tuyến đê Ðại Hàn, bắc Bà Hom 2 km. Sư đoàn 5 và Sư đoàn 8 tiếp tục cắt lộ 4, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch. Trung đoàn 24 và 88 phát triển đến bắc Cần Giuộc, Hưng Long.
Lực lượng vùng ven ở hướng này cũng tăng cường hoạt động. Trung đoàn đặc công 429 tiến đánh Tiểu đoàn 8 biệt động quân tại Tân Tạo, Bà Hom, khu ra-đa Phú Lâm; đánh chiếm ấp 2 (Bình Trị Ðông), ấp Bình Hưng, Ký Thúc On và cầu Nhị Thiên Ðường. Trung đoàn đặc công 117  bắn ÐKB vào sân bay Tân Sân Nhất. Bộ đội địa phương Bình Chánh đánh chiếm các chi khu Tân Túc, Tân Hào (quận Tân Bình) lúc 10 giờ 30 phút.
Cuối ngày 29-4, bộ đội ta đã đập tan tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, tiêu diệt và làm tan rã phần lớn các Sư đoàn 5, 25, 18, 22, 7 của quân ngụy. Các binh đoàn thọc sâu đã tiến đến vùng ven, cách trung tâm Sài Gòn từ 10 đến 20 km. Các lực lượng vũ trang tại chỗ hoạt động mạnh trên các địa bàn, giữ vững các cầu trên đường vào thành phố.
Phía địch, ngày 29-4, Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng và nhiều tướng tá ngụy bỏ chạy. 11 giờ 15 phút ngày 29-4, Tổng thống Mỹ G.Pho ra lệnh mở cuộc di tản bằng máy bay lên thẳng mang tên "Người liều mạng", đưa nốt 5.000 người Mỹ ra khỏi miền nam Việt Nam.
Ở miền Tây Nam Bộ, từ ngày 29-4-1975, theo kế hoạch hiệp đồng với chiến dịch Hồ Chí Minh, các lực lượng chủ lực, địa phương đã phối hợp nhân dân các tỉnh, huyện tiến công các căn cứ, cơ sở địch, giải phóng địa phương mình./.


Yêu nước ST.

NON SÔNG THỐNG NHẤT

 Ngày thắng lợi tưng bừng muôn ngã

Dấu mốc son lịch sử sang trang

Cờ bay phấp phới sao vàng

Thu về một cõi vẹn toàn nước non.

Bốn bảy năm vẫn còn vang vọng 

Sáng năm châu chấn động địa cầu

Làm theo lời Bác hôm nào

Đánh cho Mỹ cút ngụy nhào mới thôi.

Cuộc kháng chiến kéo dài ròng rã 

Lớp lớp người tuổi trẻ hiến dâng

Bước chân xẻ dọc Trường Sơn

Sục sôi khí thế chiến trường xông pha.

Vì nghĩa lớn tình nhà gác lại

Để muôn năm sông núi trường tồn

Rừng thiêng nước độc đại ngàn 

Yên bao giấc ngủ vĩnh hằng thiên thu.

Ngày kỷ niệm tháng tư lịch sử

Gửi tri ân thế hệ cha ông

Một thời oanh liệt chiến công 

Tự do độc lập đổi bằng máu xương.

Đây Tổ Quốc thiêng liêng hùng vĩ 

Khắp nơi nơi thấm đỏ máu đào

Tháng tư khúc hát nghẹn ngào 

Anh hùng mãi mãi đi vào sử xanh.

...

Ba mươi tháng bốn bảy lăm

Tự hào đất nước Việt Nam kiên cường 

Cờ bay rợp bóng phố phường 

Xuân về nối nhịp yêu thương ba miền.



ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN: TINH THẦN CHIẾN THẮNG TRƯỜNG TỒN VÀ BẤT DIỆT

 Sẽ là thảm họa, bi kịch đối với tiền đồ, tương lai đất nước nếu thế hệ đi sau thờ ơ, quay lưng với lịch sử dân tộc.

Quên công lao của tổ tiên, của các bậc tiền nhân, của thế hệ đi trước; không biết đến những năm tháng bi tráng, hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, thậm chí bóp méo, xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhận công lao của thế hệ trước...điều đó là vô cùng nguy hại. 

Thế hệ sau không biết kính trọng tổ tiên, ông bà, cha mẹ; không biết giữ gìn, phát huy những gì mà những người đi trước đã đổ mồ hôi, công sức và cả xương máu để xây dựng, vun đắp thì nền móng đạo lý của gia đình, của quốc gia, dân tộc tránh sao được  lung lay và đổ vỡ...

Tương lai của đất nước, của dân tộc chỉ có thể tươi sáng, cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân chỉ vững bền, phát triển nếu chúng ta biết tôn trọng và trân trọng lịch sử!



MỘT DÂN TỘC MÀ CON DÂN KHÔNG HIỂU ĐẦY ĐỦ LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ THÌ LÀM SAO CÓ ĐƯỢC LÒNG YÊU NƯỚC!

     Cách đây hơn 5 tháng tôi đã viết bài này và bài đã được đăng trên Tạp chí Tri Ân, hy vọng góp một tiếng nói để lãnh đạo Bộ giáo dục có cách nhìn đúng đắn về thực trạng dạy và học môn Lịch sử. Thế nhưng rất tiếc trước sự bức xúc của Quốc hội, của Nhân dân, lãnh đạo Bộ vẫn tự nhiên chủ nghĩa, tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục mới và đưa môn sử trở thành môn tự chọn ở cấp Phổ Thông trung học, một cách gián tiếp bỏ môn sử trong giáo dục phổ thông (từ lớp 1-3 không có dạy môn sử, từ lớp 4-9 tích hợp môn sử cùng môn địa lý với tên gọi môn Lịch sử và Địa lý, còn từ lớp 10-12 là môn học tự chọn), Bộ đã làm trái Nghị quyết của QH, trái sự chỉ đạo của Đảng và lời dạy của Hồ Chủ tịch, đi ngược lại nguyện vọng của toàn dân và quy luật xây dựng nhân tố chính trị tinh thần của dân tộc.
Để làm rõ những lý giải của Bộ tôi chia sẻ lại bài viết này để cộng đồng mạng tham khảo.
——

Đôi điều suy nghĩ về giáo dục lịch sử hiện nay.
Mấy ngày qua, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá XV đang thực hiện phiên chất vấn các Bộ trưởng, có thể nói, đây là nội dung được cử tri chú ý theo dõi và mong cả hai phía: phía chất vấn của Đại biểu QH cần bám sát thực tiễn của cuộc sống, nắm bắt đầy đủ và kịp thời những vấn đề bức xúc, bất cập trong thực thi pháp luật và các chính sách xã hội để đặt ra những câu hỏi ngắn, gọn, rõ, sát, đúng với thực tiễn và nhu cầu đòi hỏi cho sự phát triển của đất nước và cuộc sống của nhân dân, nhất là những vấn đề có tầm chiến lược của xã hội; còn phía các Bộ trưởng điều đầu tiên là cần bám sát câu hỏi chất vấn, nắm bắt đúng nội dung chất vấn để có câu trả lời ngắn, gọn, có lý giải rõ ràng và giải đáp thỏa đáng những vấn đề đặt ra. 
    
Qua ba Bộ trưởng trả lời tôi không có nhận xét ưu khuyết vì việc này sau mỗi phiên chất vấn của mỗi Bộ trưởng Chủ tịch Quốc hội đã có nhận xét khái quát rồi, ở đây tôi chỉ nêu một vấn đề mà qua rất nhiều kỳ họp mới nghe tưởng là nhỏ song thực chất nó không nhỏ thế nhưng cho đến nay vẫn chưa làm chuyển biến được tình hình, đó là: Vì sao thế hệ tương lại của đất nước không yêu thích môn học lịch sử? (Có lúc cả một Hội đồng thi tốt nghiệp phổ thông của một thành phố chỉ có một thí sinh thi môn sử, điểm trung bình môn nằm trong các môn thi thấp nhất?...)
    
Song qua theo dõi của nhiều kỳ họp, hầu như qua mấy đời Bộ trưởng từ ông Nguyễn Thiện Nhân, ông Phạm Vũ Luận, đến ông Phùng Xuân Nhạ, nay là Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đương chức vẫn có chung một câu trả lời là “do nội dung môn sử thường sa vào các mốc thời gian, địa điểm và số liệu khô khan buộc học sinh phải nhớ nên khó học; do phương pháp giảng dạy của các thầy cô chưa đổi mới... và do tâm lý học sinh chưa chú trọng môn sử”. Vậy nếu các nguyên nhân trên là đúng thì tại sao đã trải qua hơn ba nhiệm kỳ Quốc hội mà ngành giáo dục vẫn chưa có giải pháp, biện pháp khắc phục, chưa thể tạo ra sự chuyển biến về việc học tập lịch sử của học sinh? Phải chăng do khả năng và trình độ của ngành giáo dục nước nhà không tìm ra cách khắc phục có hiệu quả, hay là do nguyên nhân nêu ra chưa đúng, chưa chỉ rõ được nguyên nhân chủ yếu? Dẫn đến những yếu kém này kéo dài từ nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác.
       
Theo tôi nó thuộc về vế thứ hai, chính là những người lãnh đạo ngành giáo dục chưa chỉ ra được nguyên nhân chính, chủ yếu của những hạn chế nêu trên. Vậy nguyên nhân chính chủ yếu là gì?
       
Trước hết tôi không bác bỏ các nguyên nhân mà Bộ trưởng đã nêu ra (do nội dung bài học nặng về số liệu, mốc thời gian, địa điểm...; do phương pháp giảng dạy của thầy cô giáo... ; do tâm lý học sinh...) song theo tôi đó chưa phải là nguyên nhân chủ yếu mà chỉ là những nguyên nhân thứ yếu; quan trọng chủ yếu chính là hai nguyên nhân sau đây:
Một là, ngành giáo dục chưa đánh giá đúng vị trí của môn sử học, chưa nhận thức rõ vai trò có ý nghĩa quyết định của môn lịch sử trong xây dựng lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, một yếu tố quyết định đến sức mạnh của tiềm lực chính trị tinh thần của một dân tộc, một nội lực tiềm tàng mà một khi được khai thác, phát huy nó sẽ làm nên những thành công có lúc ngoài cả sức tưởng tượng bình thường, điều này đã được khẳng định trong lịch sử và thực tiễn của đất nước trong thời kỳ qua. 

Từ đó, chưa xem môn lịch sử là một môn học bắt buộc, và là một môn thi chính trong từng cấp học và cả toàn bộ giai đoạn giáo dục phổ thông. Thậm chí có lúc ngành giáo dục còn xem nhẹ đến mức đề xuất tích hợp môn lịch sử vào cùng môn giáo dục công dân, môn đạo đức học... tôi có thể khẳng định rất ít quốc gia nào xem nhẹ môn lịch sử như ở nước ta và với cách nhìn nhận như vậy thì hệ quả tất yếu là môn sử mãi sẽ là một trong những môn có chất lượng học tập kém nhất của học sinh.
   
Hai là, nội dung giáo dục lịch sử không phải là khô khan chỉ số liệu, mốc thời gian, địa điểm... nếu không có mốc thời gian, địa điểm, không có số liệu thì còn gì là môn sử; bởi vì khi nói đến lịch sử là nói đến thời gian, địa điểm, con người, sự kiện, kết quả và thông qua đó rút ra cho người học ý nghĩa để bồi dưỡng lòng yêu nước, thương nòi, niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
Nhưng ở đây, chính nội dung lịch sử trong sách giáo khoa gần hai chục năm qua đã có nhiều nội dung bị xuyên tạc và bóp méo, làm cho người dạy cũng cảm thấy không chính sử, không đúng sự thật, thậm chí là đảo ngược sự thật và hậu quả là giữa sách giáo khoa mà thầy cô dạy cho học sinh có những vấn đề trái với truyền thống và nhận thức lịch sử của đa số nhân dân. Điều này làm cho tâm lý người dạy và người học đều bị phân tâm, mà một khi lên lớp cả chủ thể và khách thể đều bị phân tâm thì làm sao tập trung dạy và học tốt được. 

Ví dụ: Trong khi chúng ta nói Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, ai làm tay sai cho giặc đều có tội với nhân dân. Thế nhưng một kẻ cả cuộc đời cúc cung phục vụ cho thực dân Pháp như Trương Vĩnh Ký lại là người yêu nước, là nhà bác học nổi tiếng, là danh nhân văn hoá của dân tộc, hay như khi nói về lòng yêu nước thì có nhiều cách yêu nước khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau về lợi ích và mục tiêu… từ đó Phan Thanh Giãn, Nguyễn Ánh cũng… yêu nước. 

Vậy thì yêu nước như thế nào là đúng, tại sao kẻ làm tay sai cho giặc là yêu nước trong khi sử đề cao câu nói của vua Lê Thánh Tông “nếu các ngươi cắt một tấc đất cho giặc thì phạm tội tru di“ thì Phan Thanh Giản cắt 1/4 giang sơn cho giặc lại là người yêu nước... hay là khi nói về Lê Văn Tám, ngọn đuốc thiêng, biểu tượng của lòng yêu nước Việt Nam thì người đứng đầu ngành sử học Việt Nam lại cho rằng đây là câu chuyện tự đặt ra để tuyên truyền...
      
Như vậy cần phải nhận thức đúng đắn việc tập trung khắc phục mặt yếu kém của việc học lịch sử, chính là khắc phục mặt yếu kém trong giáo dục truyền thống, văn hoá dân tộc, trong xây dựng lòng yêu nước, củng cố tiềm lực chính trị tinh thần của dân tộc. Có nhận thức đúng như vậy thì ngành giáo dục, mà trực tiếp là Bộ Giáo dục đào tạo mới xác định đúng vai trò, vị trí của môn lịch sử, phải đưa môn lịch sử là một trong những môn học chính và thi ở các cấp học, chỉ có như vậy học sinh mới quan tâm đến môn lịch sử, ngành sư phạm mới quan tâm đào tạo nên một đội ngũ những thầy cô giáo giảng dạy lịch sử tâm huyết và có trách nhiệm không chỉ với học sinh mà còn là trách nhiệm với Dân tộc. 

Đồng thời phải chấn chỉnh việc biên soạn sách giáo khoa, đừng để một số người đã và đang lợi dụng cải cách, biên soạn sách lịch sử lồng ghép nội dung bóp méo, xuyên tạc, phủ nhận và đánh tráo lịch sử, không thể để những chuyện hoang đường như ngọn đuốc sống Lê Văn Tám là không có thật; kẻ cõng rắn cắn gà nhà, rước voi dày mả tổ Nguyễn Ánh thành người có công; hay như kẻ đã cắt gần 1/4 giang sơn cho giặc Phan Thanh Giản lại thành người yêu nước, thương dân; kẻ cả đời làm tay sai cho giặc Trương Vĩnh Ký trở thành danh nhân đất nước v...v... chỉ khi nào sách sử và bia miệng truyền đời thống nhất với nhau thì lúc đó cùng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ thầy, cô giáo dạy sử chắc chắn chúng ta sẽ khắc phục được việc khô sử, nhạt sử và dốt sử như hiện nay.
       
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã khẳng định “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam“ thiết nghĩ không phải ngẫu nhiên mà Bác dặn dò như vậy. 

Một Dân tộc mà mỗi con dân lại không hiểu biết đầy đủ lịch sử nước nhà thì làm sao có lòng yêu nước, làm sao có niềm tự hào, tự tôn dân tộc, và một khi thiếu cái gốc cơ bản đó thì sẽ nẩy sinh tư tưởng tự ti, tự nhục, nhược tiểu đớn hèn, vọng ngoại..., và ngày nay chúng ta đã và đang trả giá cho việc xem thường môn học lịch sử. Một cảnh báo mà Quốc hội cần phải có quyết sách kịp thời để khắc phục khi còn chưa muộn./.
Ảnh: Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn - Bộ Quốc phòng.
Yêu nước ST.

LẬT TẨY CHIÊU TRÒ BÔI NHỌ, KÍCH ĐỘNG

 Cứ đến dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4), những kẻ "lật sử" lại tìm mọi cách để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, bôi nhọ lịch sử Việt Nam và công cuộc thống nhất đất nước của toàn dân ta.

Lợi dụng tính đại chúng của mạng xã hội, thành phần bất mãn mượn cớ khoa học hay tự xưng là “người cầm bút chân chính” đăng đàn các nội dung cho rằng, có những sự thật lịch sử, nhân vật lịch sử trong dịp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cần phải xem xét lại (!). Một số kẻ giở trò “nước mắt cá sấu” để kêu thay, vái đỡ cho nhóm người bất mãn, “bên kia chiến tuyến” với luận điệu "thống nhất đất nước là sai lầm" (!); nhiều người đang tha hương, lưu lạc, vì sợ mà không dám trở về quê hương... Dù xảo quyệt đến đâu, ngôn từ có hùng hồn hay tỏ ra bi lụy thì tựu trung lại, chúng đều tỏ rõ bộ mặt thật của những kẻ có mưu đồ bất chính, hòng phủ nhận các giá trị lịch sử dân tộc, chia rẽ mối quan hệ [đoàn kết](https://www.qdnd.vn/tag/chia-re-doan-ket-dan-toc-473.html), thống nhất Bắc-Nam một nhà.

Thực tế là, bao thế hệ cha anh đã đoàn kết một lòng, không tiếc máu xương để đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, đập tan ngụy quân, ngụy quyền, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối. Những chiến sĩ cách mạng bước ra từ cuộc chiến ấy mỗi người một công việc, tiếp tục cống hiến, chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chứ không phải như luận điệu của các thế lực thù địch, bất mãn đang rêu rao rằng có nhiều người đang “tranh công, đổ lỗi...”.

Bên cạnh đó, với chính sách hòa hợp dân tộc, Đảng, Nhà nước, nhân dân ta luôn sẵn sàng chào đón tất cả kiều bào trở về đóng góp cho quê hương, đất nước... Nhiều năm qua, các hoạt động chăm lo cho kiều bào ta ở nước ngoài đã được tổ chức thiết thực. Nhà nước luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện để kiều bào trở về quê hương, tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ [Tổ quốc](https://www.qdnd.vn/tag/xay-dung-va-bao-ve-to-quoc-509.html). Dĩ nhiên, chẳng ai lại chào đón những thành phần bất mãn, thù địch, có âm mưu chống phá.

Và sự thật không ai có thể phủ nhận là, cứ mỗi dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tất cả người dân đất Việt đều tự hào với hai tiếng Việt Nam, đều xúc động rưng rưng khi giai điệu hùng hồn của bản Quốc ca vang lên dưới cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, bởi đất nước thống nhất giúp toàn dân tộc không phải chịu cảnh ly tán, khổ đau do cùng dòng tộc, thân thiết với nhau mà phải chia ly, cách biệt. Chắc chắn cũng chẳng luận điệu nào có thể làm lu mờ chân lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi".

KHẮC GHI LỜI BÁC LÀM VIỆC GÌ CŨNG PHẢI HỌC

 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo đến thế hệ học sinh, sinh viên (HS, SV). Người thường xuyên thăm hỏi, động viên, khuyến khích HS, SV miệt mài học tập và không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng để trở thành những người có đức, có tài, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bác coi HS, SV là nhân tố hàng đầu, quyết định vận mệnh của đất nước sau này.

Việc chăm lo đào tạo, giáo dục và bồi dưỡng thanh niên, trong đó có lớp thanh niên trí thức-những sinh viên đang được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng, được Bác quan tâm đặc biệt. Theo Người, ở lứa tuổi thanh niên, sinh viên, việc giáo dục-đào tạo không phải là “cầm tay chỉ việc”, uốn nắn từng chút một, mà quan trọng là phải truyền được cho các em tinh thần tự học, tự khám phá, chủ động, sáng tạo, giúp các em định hướng được mục đích của việc tự học tập, tự xác định con đường phấn đấu cho tương lai. Chỉ như vậy, các em mới có thể kiên trì trên con đường học tập theo phương châm “Học, học nữa, học mãi”.

Tại Đại hội Sinh viên Việt Nam lần thứ hai, năm 1958, Bác nhấn mạnh: “Đối với thanh niên trí thức như các cháu ở đây thì cần đặt lại câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai?". Ngày 19-1-1959, tại Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Bác chỉ rõ: "Nói chung thanh niên phải chuẩn bị làm người chủ nước nhà. Muốn thế phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa..." và học "để phục vụ nhân dân, xây dựng Tổ quốc”. Bác nhắc nhở HS, SV Việt Nam rằng: “Làm nghề gì cũng phải học” và mục đích của việc học là để “nâng cao năng lực làm cho kinh tế phát triển, chiến đấu thắng lợi, đời sống nhân dân càng no ấm, vui tươi”. Điều đó có nghĩa rằng, ngay cả đối với một bộ phận thanh niên không theo học đại học, cao đẳng, thì việc học cũng luôn là việc hết sức quan trọng. Học từ các lớp dạy nghề, học từ kinh nghiệm cuộc sống, từ người đi trước, tự học… để nâng cao lối sống tích cực, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, ứng dụng được kiến thức vào lao động sản xuất và làm ăn kinh tế, làm giàu cho bản thân và xã hội. Bác cũng lưu ý HS, SV rằng, để việc học tập thành công và trở nên hữu ích thì học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải đi cùng thực tiễn. Theo Người, “chỉ biết lý thuyết mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa", "học lý luận cũng phải kết hợp với thực hành”...

Vâng lời Bác dạy, thế hệ HS, SV Việt Nam ngày nay nhận thức sâu sắc rằng, nhiệm vụ của thanh niên trí thức thời đại mới không chỉ là ra sức học tập để làm chủ tri thức, công nghệ mới, mà còn phải xác lập được cho mình lý tưởng đúng đắn. Những di huấn của Bác mãi là tình cảm, là tư tưởng, là định hướng và là kim chỉ nam cho các thế hệ sinh viên Việt Nam luôn cố gắng phấn đấu học tập, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.


Học và làm theo lời Bác

 "Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói"

-Bác từng nhắc nhở cán bộ "Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt".

Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị kiểm thảo Chiến dịch Đường số 18, 26/4/ 1951: “Từ tiểu đội trưởng trở lên, từ Tổng tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết, mới tất thắng”.

Mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ được hình thành, phát triển trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, chiến thắng của Quân đội ta; là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt, vừa là thuộc tính bản chất của một quân đội cách mạng, vừa là một trong những cơ sở tạo nên sức mạnh, vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cho đội ngũ cán bộ quân đội yêu cầu phải luôn chăm lo đến đơn vị, đồng cam cộng khổ với bộ đội thì bộ đội nhất định tin và nghe theo: “Đối với binh sĩ, thì lời ăn tiếng nói, niềm vui, nỗi buồn, quần áo, nhất nhất phải biết rõ và hết sức chăm nom. Có đồng cam cộng khổ với binh sĩ thì khi dẫn họ đi đâu, dù nguy hiểm mấy họ cũng vui lòng đi, khi bảo họ đánh, họ sẽ hăng hái đánh”. Và Người khẳng định: “Cán bộ có coi đội viên như chân tay, đội viên mới coi cán bộ như đầu như óc”.

KHÔNG THỂ BẺ CONG LỊCH SỬ

 Gần 50 năm trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tới nay vẫn còn có những ý kiến sai lệch, xuyên tạc lịch sử. Họ cố tình khoét sâu những vết thương chiến tranh, chia rẽ dân tộc, đưa ra các luận điệu bẻ cong lịch sử bởi những động cơ, ý đồ xấu, những mưu đồ lợi ích của bản thân và các nhóm chống đối. Hành động này không chỉ là việc xét lại lịch sử mà còn là sự phá hoại tương lai.

Mỗi dịp tháng tư về, một số cá nhân, nhóm người Việt Nam ở nước ngoài lại đưa ra những cụm từ cũ rích, cố tình tô vẽ lại những quan điểm sai lầm như “tháng tư là tháng “vo gạo bằng nước mắt”, “mùa quốc hận - tháng tư đen”, hoặc đòi vinh danh chế độ tay sai “Việt Nam Cộng hòa”, thậm chí là đòi chia đôi lại đất nước giống như trước 1975. Một số đối tượng đưa lên mạng xã hội những quan điểm sai trái, coi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta “thực chất chỉ là nội chiến, là chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh ý thức hệ nên không có gì đáng tự hào”. Đáng nói, một số người dù đã được nhân dân nuôi dưỡng, trải qua những năm tháng chiến tranh, giờ đây khi đã nghỉ hưu thì tự cho mình là người có quan điểm “cấp tiến”, tùy tiện phán xét quá khứ, cho rằng kỷ niệm ngày chiến thắng không phải là một việc “tử tế”.

Tất cả những việc làm đó hướng đến mục đích làm sai lệch lịch sử, đối tượng hướng đến là giới trẻ, những người sinh ra sau ngày 30/4/1975 vốn không phải trải qua những năm tháng chiến tranh đau thương, mất mát để thấu hiểu ý nghĩa của độc lập, thống nhất và hòa bình.

 Ý đồ những luận điệu sai trái này nhằm mang đến cách nhìn lệch lạc, cho rằng chiến thắng 30/4/1975 và sự nghiệp kháng chiến của dân tộc ta ròng rã mấy thập kỷ là cái giá phải trả quá đắt, là một sai lầm, làm cho dân tộc đau thương, chậm phát triển đất nước. Từ đó, các đối tượng hướng lái vấn đề, quy trách nhiệm cho Đảng ta, con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn. Đây là một nhận thức phi lịch sử, muốn phủ nhận chiến thắng của nhân dân ta, đồng thời phủ nhận cả lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH mà nhân dân Việt Nam đã lựa chọn và kiên trì xây dựng. Cách nhìn của các đối tượng xấu muốn đánh đồng người chiến thắng và kẻ thất bại, xóa nhòa mục đích, tính chất, bản chất sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta.

Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, sự sụp đổ của chế độ ngụy quyền Sài Gòn với hình thức chính thể “Việt Nam cộng hòa” trong cơn bão táp cách mạng giải phóng miền Nam 30/4/1975 là bằng chứng rõ ràng về sự phá sản, thất bại của chủ nghĩa thực dân mới, chủ nghĩa đế quốc.

Đó là sự phá sản, thất bại của các thế lực xâm lược bên ngoài hòng áp đặt ách thống trị, nô dịch, áp bức, bóc lột nhân dân ta ở miền Nam, được ngụy trang và biện minh bằng những lời lẽ tốt đẹp, những “học thuyết” và “chính sách” tô vẽ cho dân chủ, tự do, cho tiến bộ và phát triển đầy giả dối theo hệ giá trị của Mỹ.

Đã có rất nhiều tiếng nói từ những người ở phía bên kia chiến tuyến sau này thừa nhận sai lầm của họ và ghi nhận chiến thắng vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam cũng như chiến công của những người cộng sản.

Tướng Nguyễn Hữu Có, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Việt Nam cộng hòa, sau này trả lời phỏng vấn báo chí đã nói: “Chiến thắng 30/4 rất vĩ đại, là chiến thắng của sức mạnh toàn dân tộc Việt Nam... Không còn chiến tranh, không còn bom rơi đạn nổ trên quê hương mình là điều lớn nhất mà việc kết thúc chiến tranh mang lại”.

Ngay cựu Thủ tướng Việt Nam cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ khi nhận xét về việc một số người gọi ngày 30/4 là “quốc hận” và đòi “phục quốc”, ông đã nói rằng: “Thống nhất xứ sở là nhiệm vụ lịch sử của mỗi một người con Việt Nam nhưng chúng tôi đã không làm được. Những người anh em phía bên kia đã làm được, phải chấp nhận đó là lịch sử và đất nước đã được thống nhất rồi. Vậy mà còn quay ra nói phục quốc? Nước Việt Nam có mất cho Tây đâu mà phục quốc?”.

Chiến thắng 30/4/1975 là sự khẳng định với toàn thể thế giới về ý chí, nghị lực, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh vì độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất non sông. Khát vọng thống nhất non sông, bảo vệ chủ quyền đất nước là một sức mạnh vô song có thể giúp một dân tộc nhỏ, với tính chính nghĩa làm nên những chiến công hiển hách, vĩ đại.

Quá khứ phải lùi lại, lịch sử sang trang mới. Tuy nhiên, có những sự kiện lịch sử thời gian càng lùi xa càng tỏa sáng, càng nghiền ngẫm càng nhận ra những giá trị mới mẻ, vĩ đại, càng có sức lôi cuốn, là động lực tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong các chặng đường cách mạng tiếp theo. Ngày toàn thắng 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là một trong những sự kiện huy hoàng như vậy.

Gần 50 năm đã trôi qua kể từ ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, thời gian càng lùi xa, chiến thắng 30/4/1975 của dân tộc Việt Nam càng nổi bật tầm vóc và ý nghĩa lịch sử. Các thế hệ người Việt Nam càng cảm nhận đầy đủ, sâu sắc hơn giá trị và bài học của chiến công chói lọi này.

Nhân dân Việt Nam luôn thiết tha, yêu chuộng hòa bình, khát vọng độc lập, tự do và hạnh phúc, không bao giờ mong muốn chiến tranh. Nhưng vì sinh mệnh và sự tồn vong của dân tộc, cũng như nghĩa vụ cao cả, thiêng liêng đối với quốc tế mà nhân dân ta, cả hai miền Nam - Bắc, tiền tuyến và hậu phương buộc phải cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Bao thế hệ ông cha đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do, để hôm nay chúng ta được sống trong hòa bình, tự do, mưu cầu hạnh phúc, bạn bè quốc tế đến làm ăn, sinh sống, thăm thú trong thanh bình, cùng chung tay xây dựng một đất nước ngày càng thể hiện cơ đồ, vị thế trên trường quốc tế.

Ai đó, vì bất cứ lý do gì, có tư tưởng lệch lạc, có hành vi gây mất ổn định, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc là có tội với đất nước, với anh linh của hàng triệu đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

NGƯỜI ĐỌC BẢN TIN CHIẾN THẮNG NGÀY 30/4/1975 TRÊN SÓNG ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM .

 15 phút sau khi xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập và Dương Văn Minh chính thức đầu hàng…bản tin chiến thắng Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong ngày 30/4/1975 đã được Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Kim Cúc đọc lên trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam.

May mắn được lịch sử lựa chọn

“Mời các bạn nghe tin chiến thắng chúng tôi mới nhận được. Đúng 11 giờ 30 phút, quân ta tiến vào Sài Gòn, đánh chiếm Dinh Độc Lập. Bộ Tổng tham mưu ngụy - Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng”- đây là bản tin chiến thắng ngắn gọn, chỉ chiếm gần 1 phút trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam cách đây 46 năm. Gần 1 phút đọc bản tin trong hàng nghìn phút của nghề phát thanh viên, nhưng với NSƯT Kim Cúc, đó là 1 phút lịch sử của cuộc đời bà.

Giọng bà vẫn rung lên khi đọc lại từng chữ của ban tin chiến thắng ngày ấy và cho đến hôm nay, bà chia sẻ rằng chưa từng quên cảm xúc trong ngày 30/4/1975. NSƯT Kim Cúc kể:

“Hôm ấy, vào đúng ca trực nhận tin của phóng viên Anh Trang. Cô Trang nhận được tin từ Bộ Tổng tham mưu báo có tin chiến thắng, đề nghị sang nhận ngay, lại được nhắc nhở tin đặc biệt quan trọng. Bình thường các phóng viên sẽ đạp xe sang Lý Nam Đế nhận tin nhưng hôm ấy cô Trang được điều động ô tô.

Vừa đến đầu đường Lý Nam Đế không hiểu vì lý do gì, xe phanh gấp, cô Trang bị đập đầu vào xe, chảy máu đầu. Dù đau nhưng cô Trang vẫn nén đau, ôm đầu chạy đến Bộ Tổng tham mưu nhận tin. Khi về, một tay cô cầm tờ tin chiến thắng, một tay ôm đầu, chạy đến gần cầu thang của Đài Tiếng nói Việt Nam thì cô gục xuống ngất xỉu vì máu chảy nhiều quá”.

Nhận bản tin từ tay phóng viên Anh Trang, phát thanh viên Kim Cúc khi ấy xuống ngay hầm phát trực tiếp, đọc thẳng tin chiến thắng.

Bà cho biết, đến tận khi cầm tờ bản tin trên tay bà mới biết đó là tin giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. “Lúc đó tôi run người vì hạnh phúc và vui sướng. Nhưng để truyền tin đến hàng triệu đồng bào, tôi phải kìm nén cảm xúc”- NSƯT Kim Cúc kể.

Hôm ấy, cùng ca trực với bà còn có phát thanh viên Kim Túy, người miền Nam. Hai người cùng hồi hộp khi ngồi xuống chiếc ghế đọc, phát trực tiếp lên sóng phát thanh, trước mặt là dòng chữ “hàng triệu người đang nghe ta” thì chỉ biết động viên nhau kìm nén cảm xúc.

“Khi đó, hai chị em ngồi cạnh nhau, nắm tay nhau để cùng giữ bình tĩnh và cũng là cách để nhắc nhở nhau, mọi cảm xúc, tình cảm đều phải kìm nén để cảm xúc không được dâng lên, có thể ảnh hưởng đến dây thanh đới, tin chiến thắng sẽ không được đọc trọn vẹn. Và điều quan trọng nhất, phải đọc để truyền tải được sự hào hùng của chiến thắng, sự hào sảng và tâm thế của người chiến thắng”- NSƯT Kim Cúc bồi hồi.

“Chị Kim Túy đứng trước micro, bắt đầu cất giọng đọc. Giọng chị thật truyền cảm. Vừa đọc, chị vừa nắm chặt tay tôi không rời. Chưa bao giờ tôi thấy chị đọc truyền cảm đến thế, điều đó xóa tan nỗi lo âu của tôi là chị đang xúc động nên có thể đọc không rõ lời. Khi vừa dứt bản tin, chị chuyển ngay sang để tôi đọc lần thứ hai. Khi đó tôi cũng phải nắm tay chị Túy để giữ bình tĩnh khi đọc”- NSƯT nhớ lại.

NSƯT Kim Cúc chia sẻ: “được đọc tin chiến thắng 30/4/1975 với bà là một may mắn của đời làm nghề phát thanh viên. Lịch sử đã chọn thời điểm ấy

tôi trực và đọc tin, đó không phải là vinh dự mà tôi tự tạo được cho mình mà là vinh dự được lịch sử lựa chọn”.

Ngay sau khi bản tin chiến thắng phát trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam, người dân Hà Nội đã đổ ra đường reo hò, phất cờ, mừng chiến thắng. “Tin chiến thắng được người Hà Nội nghe qua loa lắp đặt trong nhà (thường để nghe báo động máy bay), ngay khi bản tin phát xong, tôi đã thấy bên kia đường mọi người hoan hô, vỗ tay, và hét vang: Chiến thắng rồi! Đại sứ quán Cu-Ba ở ngay gần phòng thu của Đài, họ cũng đổ ra đường nhảy múa, cầm xoong cầm nồi khua tứ tung, và họ cũng hô vang “Viva Việt Nam! Viva Việt Nam (Việt Nam muôn năm)”.

Rồi suốt những ngày sau đó, cả Hà Nội không ngủ, cả Hà Nội vui như hội. Ai nấy đều mặc quần áo đẹp, đi ra đường, ra Bờ Hồ để ăn mừng chiến thắng… Cả đất nước hân hoan, rộn ràng mừng lịch sử dân tộc sang trang mới”- NSƯT Kim Cúc kể lại.

Vẫn truyền lửa qua giọng đọc

Không chỉ là “người được lịch sử lựa chọn” để đọc bản tin chiến thắng trong ngày giải phóng 30/4/1975, mà trước đó, trong suốt những ngày tháng cao điểm của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, các bản tin chiến thắng được phát đi liên tục qua giọng đọc của bà đã trở thành những ký ức không thể nào quên.

Bà kể, mỗi khi có tin bắn rơi máy bay hoặc bắt được một tên địch, Bộ Tổng tham mưu lại thông báo cho các phóng viên đến nhận tin, chuyển đến đài và đọc luôn. Những bản tin ngắn “Xin mời các bạn nghe tin chiến thắng chúng tôi vừa mới nhận được…” được phát liên tục vào mỗi đầu giờ.

Mỗi bản tin được phát đi tuy chỉ chưa đầy 30 giây, nhưng chứa đựng trong đó là biết bao mong mỏi của hàng triệu con tim Việt Nam đang cùng một ý chí hướng về miền Nam ruột thịt. Và rồi sứ mệnh lịch sử đã chọn bà, đó không chỉ là niềm hạnh phúc, tự hào mà với bà cũng như hàng triệu trái tim được nghe tin chiến thắng qua giọng đọc của bà thời điểm đó và bây giờ cũng sẽ mãi không thể nào quên…

NSƯT Kim Cúc chia sẻ, bà đã đọc rất nhiều bản tin. Ngoài bản tin chiến thắng lịch sử đến bây giờ vẫn như mới xảy ra ngày hôm qua, bà cũng rất ấn tượng với những bản tin đọc cho ngụy quyền Sài Gòn.

Để có thể đọc chạm đến tâm can, tình cảm của “những người bên kia”, bà đã phải nhiều lần tiếp xúc với tù nhân Mỹ để tìm hiểu và để hiểu họ hơn. Bởi mục đích tối thượng là truyền tải thông tin và cảm xúc vào những bản tin của mình, để những bản tin ấy “bắn thẳng vào trái tim” những người lính bên kia. Bà còn nhớ hình ảnh những người lính cầm dao còn lúng túng, chứng tỏ họ là những công tử được chiều chuộng nhưng vì số phận, họ buộc phải cầm súng…

Chính từ những quan sát và suy nghĩ này, mỗi khi đọc bản tin cho ngụy quyền, từng lời bà vang lên như thủ thỉ, tâm tình, khuyên nhủ…

Nhiều “người lính bên kia” đã từng nói với bà rằng, mỗi khi nghe những gì bà đọc qua đài tiếng nói, họ đều muốn buông súng quay về.

Sau giải phóng miền Nam, thính giả của Đài Tiếng nói Việt Nam trên cả nước hẳn không thể quên được giọng đọc truyện đêm khuya của NSƯT Kim Cúc vào 22 giờ đêm. “Sau đây mời thính giả nghe chương trình Đọc truyện đêm khuya của Đài Tiếng nói Việt Nam”. Câu nói ấy đã trở thành một phần ký ức của thế hệ 7x trở về trước.

Bây giờ, ở thất thập cổ lai hy, nhưng NSƯT Kim Cúc vẫn bận rộn với nghề phát thanh viên. Không chỉ giảng dạy thêm tại trường Đại học sân khấu Điện ảnh, bà cũng đi lại liên tiếp giữa hai miền Nam, Bắc để hướng dẫn, đào tạo nghề phát thanh. Bà chia sẻ, năng lượng để luôn có thể sáng tạo, hứng khởi mỗi ngày là niềm tin, niềm vui với cuộc sống, với nghề mình đã lựa chọn.