Chiến tranh đã lùi xa. Quá khứ đã khép lại. Nhưng dấu mốc của chiến thắng ngày 7-5-1954, của ngày 30-4-1975 mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như những trang sử chói lọi nhất.
Những
ngày này, trên các phương tiện truyền thông, rất nhiều câu chuyện cảm động đã
được thế hệ cha ông kể lại cho lớp con cháu về trang sử hào
hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, về sự anh dũng của biết bao tấm gương anh
hùng, về sự nhân hậu, tinh thần nhường cơm sẻ áo, đùm bọc nhau trong những ngày
gian khó nhất.
Nhờ có những câu chuyện lịch sử được ghi
chép, được kể lại một cách trung thực, khách quan, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn sự
khốc liệt của chiến tranh và không ai trong mỗi chúng ta được phép quên công
lao của thế hệ cha ông đã xả thân để bảo vệ từng góc phố, từng làng quê, cho
non sông nước Việt được liền một dải như hôm nay. Và như thế, ý nghĩa lớn nhất
của những chiến thắng lịch sử này vẫn còn nguyên giá trị.
Chiến tranh là nỗi đau, nỗi ám ảnh đối
với nhân loại, với từng cá nhân, từng gia đình hay một dân tộc. Lịch sử khi
được ghi chép, phản ánh một cách trung thực thông qua nhiều cách thức khác nhau
giúp chúng ta thấy rõ sự tàn khốc của chiến tranh, sự khổ đau mà mỗi dân tộc,
mỗi phận người phải gánh chịu để quyết tâm ngăn chặn những căng thẳng có thể
bùng phát dẫn tới một cuộc chiến tranh.
Ấy vậy mà cứ mỗi dịp diễn ra các ngày lễ
lớn của đất nước, những câu chuyện liên quan tới lịch sử lại "nóng"
trên nhiều diễn đàn khác nhau. Không ít “anh hùng bàn phím” tranh thủ thời cơ
để đào xới, xuyên tạc, bôi nhọ sự thật lịch sử. Như một nhà sử học đã ví von:
Khi ai đó cố tình lãng quên quá khứ, “phủ bụi” vào lịch sử, tự họ đang bôi nhọ
chính gương mặt người đã sinh ra mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta
phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói đó của Người
cho thấy trách nhiệm của các thế hệ người dân Việt Nam cần nghiêm túc nghiên
cứu, học tập và hiểu thấu đáo lịch sử nước nhà, bồi đắp tinh thần yêu nước, ý
chí tự tôn, tự hào dân tộc; hiểu rõ hơn các giá trị truyền thống, truyền thống
cách mạng; từ đó góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người mới.
Lớp trẻ ngày nay đang hối hả với những
cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật, họ giỏi giang ở nhiều ngành nghề khác
nhau, nhưng thực tiễn đã chứng minh, chỉ những ai hiểu về lịch sử dân tộc, yêu
lịch sử dân tộc thì người đó mới thực sự có nền tảng và bệ đỡ vững chãi cho
tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét