Quan điểm và chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là “Không liên minh quân sự”. Song, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị luôn dùng mọi thủ đoạn, chiêu trò để hướng lái dư luận, hòng chống phá quan điểm đó, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước có những diễn biến hết sức phức tạp. Các thế lực thù địch cho rằng “Chỉ có liên minh quân sự với một cường quốc thì Việt Nam mới giữ được chủ quyền, bảo vệ được lợi ích quốc gia - dân tộc”. Theo họ: Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không” là nguy cấp, vì sức mạnh quân sự Việt Nam hiện nay là “quá yếu”, “lạc hậu”; vì vậy, Việt Nam cần liên minh quân sự với một nước lớn có thực lực quân sự, quốc phòng mạnh thì sẽ được hỗ trợ tối đa về mọi mặt để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới, biển, đảo quốc gia. Rồi họ kết luận, chính sách “không liên minh quân sự” chẳng những không giữ được đất nước trước xâm lược, mà cũng không giữ nổi chế độ, nó còn làm Đảng ta “mất cả chì lẫn chài” (ám chỉ Đảng ta sẽ mất cả quyền lãnh đạo). Thậm chí, họ không ngại chỉ ra rằng: “Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ sớm ngày nào thì nguy cơ tiếp tục mất đảo, mất quyền chủ quyền trên Biển Đông cũng như nguy cơ hứng chịu một cuộc chiến tranh trên biển lẫn đất liền bị đẩy lùi sớm ngày ấy”. Những lý lẽ trên là hoàn toàn không phù hợp với đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chúng ta có thể phân tích vấn đề này trên những khía cạnh sau đây:
Một là, chủ quyền quốc gia - dân tộc là thiêng liêng
và tối cao không thể phó thác cho bên ngoài, dù đó là ai.
Trong quan hệ quốc tế
hiện nay, các quốc gia đều đề cao lợi ích quốc gia - dân tộc, nhất là những lợi
ích cốt lõi như: độc lập, chủ quyền, chế độ xã hội,… trên nguyên tắc hai bên
cùng có lợi, thì việc các nước giúp nhau bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia -
dân tộc không hề đơn giản. Cốt vật chất để gắn kết các liên minh chính là lợi
ích chung và phần lợi ích của mỗi bên thành viên trong liên minh nhận được.
Những liên minh “thần thánh” đều là giả tưởng trong đầu óc của những nhà huyễn
tưởng, không có chỗ đứng trong thực tiễn chính trị - quân sự sống động, phức
tạp và thực dụng hiện nay. Việc một nước nhỏ muốn liên minh quân sự với một
cường quốc (nước lớn) nhằm mục đích bảo vệ được chủ quyền và lợi ích quốc gia -
dân tộc của mình, vậy lợi ích của cường quốc sẽ là gì trong sự liên minh này?
Xưa nay không ai cho không ai bao giờ; cái gì cũng có giá của nó. Cái giá ở đây
là nước nhỏ có thể tránh được nguy cơ mất chủ quyền và bảo vệ được lợi ích quốc
gia - dân tộc mình trước một mối đe dọa nào đó từ bên ngoài, nhưng trước khi có
thể tránh được những nguy cơ đó, thì cái giá phải trả hiện hữu và có thật, đó
là: nước nhỏ phải chấp nhận nhượng bộ ít nhiều về chủ quyền hoặc lợi ích quốc
gia - dân tộc mình với cường quốc liên minh. Đó là vốn liếng, tài sản “thế chấp”
để nhận được những “cam kết” bảo vệ an ninh từ đồng minh. Đó cũng là “luật
chơi” không thể khác trong quan hệ quốc tế hiện nay. Ở đây nước nhỏ đã đem lợi
ích thực tế để đánh đổi lấy khả năng bảo vệ an ninh. Một khả năng mà khi muốn
hiện thực hóa nó bao giờ cũng gắn với những điều kiện “đính kèm” cần và đủ từ
phía các đồng minh nước lớn. Đối với mọi quốc gia, lãnh thổ đất nước luôn đóng
vai trò là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của quốc gia, có giá trị thiêng liêng
và bất biến. Đối với Việt Nam, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa,… là lợi ích cốt lõi, tối cao và thiêng liêng, đã
biết bao thế hệ hy sinh xương máu để giành được. Vì vậy, vấn đề độc lập chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc không thể phó thác cho bất cứ
ai, mà phải do người Việt Nam tự quyết định. Điều này được Đảng Cộng sản Việt
Nam thực hiện nhất quán từ trước đến nay theo nguyên tắc “Bảo đảm cao nhất lợi
ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên
hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”.
Hai là, muốn bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích
quốc gia - dân tộc thì phải nêu cao tính độc lập, tự chủ, không thể ảo tưởng
trông chờ vào liên minh.
Thực tiễn lịch sử thế
giới cho thấy, không phải cứ liên minh với một cường quốc quân sự là có thể bảo
vệ được chủ quyền và lợi ích quốc gia - dân tộc của các nước trong liên minh,
nhất là đối với các nước nhỏ. Cũng như hầu hết các quốc gia, các cường quốc đều
đề cao lợi ích quốc gia - dân tộc của họ và vì lợi ích “đại cục” mà họ theo
đuổi, họ sẽ xử lý quan hệ với các đồng minh theo tiêu chí và triết lý ưu tiên
lợi ích “trước hết”, “trên hết”, “cốt lõi” của họ. Trong nhiều trường hợp như
vậy, không ít đồng minh của các cường quốc đã phải “lãnh đủ” hậu quả: từ sự
“lạnh nhạt”, “ngó lơ”, “làm ngơ” đến “bỏ rơi”, thậm chí “phản bội” đồng minh để
bắt tay với kẻ thù của cường quốc đồng minh. Điều này cho thấy một thực tế lịch
sử, trên thế giới chưa bao giờ một nước nào có thể hy sinh lợi ích của dân tộc
mình chỉ vì lợi ích của một dân tộc khác.
Đối với Việt Nam, ngay
trong điều kiện hai cuộc kháng chiến cực kỳ tàn khốc, ác liệt, gian khổ và kéo
dài, tuy nhận được sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa và bạn bè
quốc tế, song Việt Nam vẫn nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, không tham gia
liên minh quân sự với cường quốc. Đó là bài học lớn được rút ra từ công cuộc
kháng chiến, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đến nay vẫn còn nguyên
giá trị. Việc Việt Nam - Lào - Campuchia cùng thành lập liên minh nhân dân
(13/3/1951) nhằm tăng cường khối đại đoàn kết ba nước Đông Dương trong cuộc
kháng chiến chống kẻ thù chung là thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay sai, giành
độc lập dân tộc, xây dựng đất nước, làm cho nhân dân ba nước được tự do, hạnh
phúc và tiến bộ, là đòi hỏi từ thực tiễn, yêu cầu khách quan tình hình cách
mạng 03 nước Đông Dương. Đây là liên minh mang tính tự vệ, chính nghĩa với vai
trò như một trong những phương thức bảo vệ Tổ quốc vào thời điểm lúc đó. Mặc dù
vậy, mỗi nước đều nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ về đường lối, tổ chức thực
hiện của mình. Điều đó lần nữa khẳng định, để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc
gia - dân tộc, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, kể cả thời bình lẫn thời chiến,
phải luôn nêu cao tính độc lập, tự chủ, không thể ảo tưởng trông chờ sự trợ
giúp của nước ngoài.
Ba là, không phải vì sức mạnh quốc phòng của ta
“quá yếu” và “lạc hậu” nên phải liên minh quân sự với nước ngoài.
Nếu cho rằng chỉ vì ta
yếu và lạc hậu mới cần đến liên minh vậy khi ta mạnh và hiện đại có cần liên
minh không? Vì thực tế cho thấy, không ít trường hợp nước lớn vẫn chủ động liên
minh với nước nhỏ đấy thôi, và cũng có trường hợp nước nhỏ khước từ liên minh
với nước lớn. Vậy phải lý giải thế nào cho thỏa đáng vấn đề này? Như chúng ta
biết, mấu chốt của liên minh quân sự không hoàn toàn bắt nguồn từ sức mạnh quân
sự yếu hay mạnh mà từ lợi ích và quan điểm của mỗi bên tham gia liên minh. Hơn
nữa, cho rằng sức mạnh quân sự của ta yếu và lạc hậu là không hoàn toàn đúng
với thực tế. Theo bảng xếp hạng Chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu
của trang web Global Firepower (Hỏa lực toàn cầu - GFP), dựa vào 55 chỉ số
(ngoại trừ vũ khí hạt nhân), chủ yếu là dân số, diện tích, số lượng vũ khí,
ngân sách quốc phòng, nguồn nhân lực, giao thông, việc tiếp cận các tài sản chiến
lược, nguồn nhiên liệu, và điều kiện kinh tế hiện tại, thì Việt Nam không phải
là nước có sức mạnh quân sự yếu.
Mặt khác, sức mạnh quân
sự của một quốc gia không chỉ đánh giá bằng sức mạnh quân sự thuần túy, mà bao
giờ cũng được đặt trong mối quan hệ với sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó. Đối
với Việt Nam, sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đã đạt được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện; sức mạnh
tổng hợp của quốc gia - dân tộc bao gồm: sức mạnh vật chất và tinh thần, sức
mạnh của truyền thống và hiện đại, sức mạnh cả về kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại bắt nguồn từ sức mạnh của con người Việt
Nam không ngừng được nâng cao, thế và lực của đất nước được nâng lên một tầm cao
mới. Chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững và tăng cường, ngày càng phát huy
tính ưu việt, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, vai trò
lãnh đạo, cầm quyền của Đảng được giữ vững và phát huy. Đất nước chưa bao giờ
có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Nhờ đó, tạo ra vận hội
mới, tạo bệ phóng vững chắc để đưa nước ta vươn lên những đỉnh cao mới trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Như vậy, trên bình diện sức
mạnh quân sự, cũng như trên bình diện sức mạnh tổng hợp của quốc gia, sức mạnh
của Việt Nam không phải là “quá yếu” và “lạc hậu” như những kẻ ác ý, hay yếu
bóng vía rêu rao. Trái lại, chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở để khẳng định và tin
tưởng vào sức mạnh của đất nước và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống, mà không nhất thiết phải
liên minh quân sự với nước ngoài.
Bốn là, thành công của Việt Nam trong giữ vững chủ
quyền, độc lập, bảo vệ lợi ích của quốc gia - dân tộc những năm qua chính là
thành công của xây dựng nền quốc phòng, an ninh độc lập, tự chủ, tự cường; và
thực hiện thắng lợi đường lối “đa dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ đối ngoại.
Lịch sử chiến tranh của
Việt Nam đã khẳng định, chính việc phát huy sức mạnh nội lực, tự lực, tự cường
mới là yếu tố quyết định tạo ra nguồn sức mạnh to lớn nhất, vững chắc nhất để
bảo vệ Tổ quốc. Thực tiễn hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm
lược và tay sai trong thế kỷ XX đã khẳng định: nhân dân ta giành được thắng lợi
to lớn chính là nhờ thực hiện đường lối quân sự độc lập, tự chủ, gắn liền với
sự lãnh đạo sáng suốt, tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lĩnh
vực quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang. Ngày nay, việc xây dựng nền quốc
phòng, an ninh độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường kết hợp với mở rộng và tăng
cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh là bảo đảm vững chắc cho bảo vệ
chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc. Từ thực tiễn đổi mới, Đảng Cộng sản Việt
Nam khẳng định: “Chúng ta bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Trong đó, sức
mạnh bên trong của đất nước, của chế độ chính trị, nền kinh tế và tiềm lực quốc
gia là nhân tố quyết định”. Cùng với đó, thực hiện đường lối dối ngoại “đa
phương hóa, đa dạng hóa, đến nay, Việt Nam thiết lập quan hệ đối ngoại quốc
phòng với trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ; đặt văn phòng tùy viên quân sự tại
Liên hợp quốc và 37 quốc gia khác; có 49 quốc gia đặt văn phòng tùy viên quân
sự tại Việt Nam3. Quan hệ hợp tác quốc phòng được nhiều nước đối tác
coi là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Qua đó, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế; củng cố và phát triển tiềm lực
quốc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc.
Như vậy, chủ trương “không
tham gia liên minh quân sự” là đúng đắn và phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế hiện nay khi hòa bình, hợp tác, phát triển đang là xu thế chủ
đạo và chủ trương đối ngoại của Việt Nam là đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn
tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng
quốc tế. Thực hiện chủ trương này là cơ sở để chúng ta tranh thủ sự đồng tình,
ủng hộ của cộng đồng quốc tế với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét