Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022

Ý nghĩa của việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất, vai trò của đạo đức cách mạng

 

Một là, nhận thức rõ tính cấp thiết phải xây dựng đạo đức cách mạng mang bản chất giai cấp công nhân.

 Hiện nay, trước sự tác động hai mặt nền kinh tế thị trường, cùng với chính sách đối ngoại mở cửa, hội nhập, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế của Đảng, đặt ra nhiều vấn đề từ nhận thức đến hành động về bản chất, vai trò nền đạo đức mới. Mặt khác, do khó khăn về kinh tế xã hội của đất nước, các thế lực thù địch ra sức phá hoại về nhiều mặt, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Sự suy thoái đạo đức ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã ảnh hưởng tiêu cực tới việc xây dựng đạo đức cách mạng ở nước ta và đặt ra yêu cầu phải giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của nền đạo đức mới xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh đấu tranh phê phán có hiệu quả với các quan điểm sai trái phủ nhận bản chất, vai trò đạo đức cách mạng đang là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Phải không ngừng tăng cường bản chất giai cấp công nhân, phát huy vai trò của đạo đức cách mạng trong mọi đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực. Trong xây dựng và thực hành đạo đức phải luôn quán triệt bản chất, vai trò của đạo đức mới gắn liền với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Những phẩm chất cao đẹp về đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên là kết quả của sự quán triệt sâu sắc bản chất, vai trò đạo đức mới gắn liền với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân cần phải được giữ vững và phát huy trong bất kỳ điều kiện nào.

 Hai là, xây dựng đạo đức mới phải quán triệt tính bao quát toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mỗi người.

Đạo đức là một hiện tượng xã hội, thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, xuất hiện và tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội. Khi xã hội phát triển lên một trình độ cao hơn thì đạo đức cũng vận động phát triển theo và được bổ sung những nội dung mới phù hợp với bước tiến của tình hình kinh tế, chính trị xã hội. Từ thực tế ấy, đòi hỏi phải quán triệt tính bao quát toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mỗi người. Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới thì đạo đức phải được phát triển lên một trình độ mới, đó là một nền đạo đức cách mạng được đổi mới cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Bên cạnh việc gia tăng những nhân tố xã hội chủ nghĩa trong các chuẩn mực đạo đức của xã hội cũng cần phải khắc phục cả trong nhận thức và hành động xa rời bản chất và vai trò đạo đức mới, không bao quát được mọi đối tượng hoặc chỉ bó hẹp trong một vài lĩnh vực, phạm vi nào đó. Xây dựng đạo đức mới phải quán triệt tính bao quát toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mỗi người, đặc thù trên từng cương vị chức trách mà cá nhân đảm nhiệm. Quán triệt tính bao quát toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mỗi người là tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và sự quản lý điều hành của Nhà nước. Thể hiện ở quyết tâm phấn đấu và thực hiện có hiệu quả trên cương vị chức trách của mình; chấp hành nghiêm những điều quy định đảng viên không được làm; có tác phong gần gũi với quần chúng, tin yêu quần chúng, giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ.

Thứ ba, tiếp tục quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất, vai trò, phạm vi bao quát của đạo đức cách mạng trong xây dựng  đạo đức người quân nhân cách mạng.

Bản chất đạo đức quân nhân mang bản chất giai cấp công nhân. Người quân nhân phải thường xuyên xử lý tốt mối quan hệ ràng buộc thuộc phạm vi chức trách, nhiệm vụ của mình. Đối với nhân dân: Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ. Quan hệ với nhân dân là quan hệ máu thịt, quan hệ cá nước. Phải kính trọng dân, đoàn kết và giúp đỡ dân đó là một nét đẹp bản chất của "Bộ đội Cụ Hồ" thể hiện trong 12 điu kỷ luật. Đó là nội dung cụ thể của đạo đức quân nhân. Đối với đồng đội phải yêu thương, giúp đỡ lúc thường cũng như lúc khó khăn. Đối với kẻ thù phải kiên quyết, khôn khéo đánh thắng chúng, với tù hàng binh thì đối xử nhân đạo. Quán triệt, vận dụng trong học tập, công tác cần nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức quân nhân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. Trong xây dựng và thực hành đạo đức phải luôn quán triệt sâu sắc bản chất, vai trò của đạo đức mới, tính bao quát toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng cho phù hợp với đặc đim, yêu cầu chặt chẽ về tổ chức, kỷ luật nghiêm minh, hoạt động với cường độ cao, gian khổ, hy sinh ác liệt của hoạt động quân sự và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, chức trách, nhiệm vụ của mỗi người.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét