Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) không chỉ có giá trị to lớn đối với phong trào cách mạng ở các nước Đông Âu mà còn tác động, ảnh hưởng sâu sắc đối với cách mạng Việt Nam, cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Đó là lịch sử, là sự thật, không thể phủ nhận! Mọi luận điệu xuyên tạc chỉ là cái cớ của các thế lực chống cộng, thù địch vì mục đích chính trị mà thôi.
Ngày 02/3/1919, tại
Mátxcơva, một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức
trên toàn thế giới - Quốc tế Cộng sản - Quốc tế III, đã tiến hành khai mạc Đại
hội và chính thức được thành lập. Quốc tế III đã kế tục xứng đáng sự nghiệp của
Quốc tế I và những giá trị, truyền thống tốt đẹp của Quốc tế II. Trong gần một
phần tư thế kỷ tồn tại, bằng những hoạt động sôi nổi, phong phú và sự phấn đấu
không ngừng nghỉ của những người cộng sản, Quốc tế Cộng sản đã để lại những giá
trị to lớn, không thể phủ nhận đối với phong trào Cộng sản và công nhân quốc
tế, đối với phong trào cách mạng thế giới cả về chính trị, tư tưởng, lý luận và
tổ chức. V.I. Lênin chỉ rõ: “Ý nghĩa lịch sử toàn thế giới của Quốc tế III,
Quốc tế Cộng sản, là ở chỗ nó đã bắt đầu thực hiện khẩu hiệu vĩ đại nhất của
Mác, khẩu hiệu tổng kết thực tiễn trong một thế kỷ của chủ nghĩa xã hội và của
phong trào công nhân, khẩu hiệu biểu hiện bằng khái niệm: chuyên chính của giai
cấp vô sản”. Những giá trị chính trị, tư tưởng, lý luận và tổ chức mà Quốc tế
Cộng sản tạo nên đã tác động sâu sắc, ảnh hưởng to lớn đối với cách mạng Việt
Nam. Sự ảnh hưởng đó không chỉ đối với quá trình vận động thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam và sự lựa chọn con đường, mục tiêu của cách mạng; mà còn đối với
cả quá trình xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực hiện và củng
cố sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, nhất là trong giai đoạn
1930 - 1945, giai đoạn nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng lên phá bỏ
xiềng gông, làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành
chính quyền về tay mình.
Kể từ khi Tuyên ngôn Cộng
sản ra đời, sự công kích, hạ thấp vai trò và phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin cả
về lý luận và thực tiễn, cũng như các tổ chức của những người Cộng sản là mục
tiêu nhất quán, xuyên suốt của các thế lực chống cộng. Đối với Quốc tế Cộng
sản, chúng xuyên tạc và cho rằng, đây không phải là tổ chức chân chính của
những người Cộng sản và giai cấp công nhân, nên không có vai trò quan trọng
nào; họ còn lớn tiếng gán bừa rằng, vì đó là tổ chức của chủ nghĩa Mác - Lênin,
nên đã mắc nhiều sai lầm, ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào Cộng sản và công
nhân quốc tế, đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Họ rêu rao nói
xằng, Quốc tế Cộng sản không có vai trò nào quan trọng, thậm chí còn ảnh hưởng tiêu
cực đối với cách mạng Việt Nam; rằng, những “sai lầm” về chiến lược và sách
lược của Quốc tế Cộng sản là nguyên nhân dẫn đến một số sai lầm của Đảng ta
trong hoạch định đường lối và chỉ đạo thực tiễn cách mạng. Luận điệu xuyên tạc
này là vô căn cứ, không đúng, cần kiên quyết bác bỏ.
Thực tiễn lịch sử Việt
Nam và sự hoạt động của Quốc tế Cộng sản trong những năm 20, 30 của thế kỷ XX
cho thấy rõ ảnh hưởng sâu sắc và vai trò quan trọng của Quốc tế Cộng sản đối
với cách mạng Việt Nam. Trong những năm của thập kỷ cuối thế kỷ XIX và đầu
thế kỷ XX, một loạt phong trào yêu nước của nhân dân ta đã nổi lên mạnh mẽ,
liên tục chống đế quốc và phong kiến, song đều không giành được thắng lợi và
lâm vào bế tắc. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã lâm vào khủng hoảng không chỉ về
đường lối, mà là sự khủng hoảng toàn diện trên những vấn đề rất cơ bản như: Khủng
hoảng về hệ tư tưởng dẫn dắt, về “chủ nghĩa cần theo”; khủng hoảng về giai cấp
lãnh đạo và lực lượng cách mạng của dân tộc; khủng hoảng về con đường và mục
tiêu đi tới, phương hướng phát triển của lịch sử dân tộc. Cả ba vấn đề khủng
hoảng này đều rất bức thiết, quan hệ chặt chẽ với nhau, đòi hỏi đều phải được
giải quyết. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là câu trả lời, giải đáp
cho các vấn đề khủng hoảng đó. Xem xét sự tác động và ảnh hưởng của Quốc tế
Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam cần phải xem xét sự tác động và ảnh hưởng
đó trên cả ba vấn đề khủng hoảng của lịch sử Việt Nam trong mối quan hệ thống
nhất, đó là:
Thứ nhất, Quốc
tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề khủng hoảng về
hệ tư tưởng, về “chủ nghĩa cần theo” của dân tộc ta.
Kể từ khi thành lập năm
1919 đến khi tuyên bố tự giải tán vào năm 1943, trong quá trình hoạt động và
chỉ đạo phong trào cách mạng thế giới, Quốc tế Cộng sản đã tạo điều kiện và môi
trường rất thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã được truyền bá mạnh
mẽ và sâu rộng vào Việt Nam bằng chủ trương và nhiều hoạt động phong phú, đa
dạng của Quốc tế Cộng sản, cũng như hoạt động của những cán bộ của Quốc tế,
trong đó có nhiều cán bộ là người Việt Nam. Những tác phẩm rất cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin như “Cộng sản sơ giải”, “Bệnh ấu trĩ tả khuynh”, “Hai sách
lược của Đảng Công nhân Nga trong cách mạng dân chủ tư sản”, “Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản”,… đã vượt qua “hàng rào kiểm soát” của thực dân Pháp để vào Việt
Nam là nhờ sự nỗ lực và tạo điều kiện của Quốc tế Cộng sản. Sự thâm nhập sâu
rộng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào
yêu nước Việt Nam đã trực tiếp đẩy nhanh và nâng cao chất lượng quá trình giác
ngộ giai cấp và giác ngộ cách mạng của giai cấp công nhân và các tầng lớp lao
động Việt Nam. Điều đó, đã góp phần rất quan trọng giải quyết căn bản vấn
đề “chủ nghĩa cần theo” chủ nghĩa Mác - Lênin; của lịch sử dân
tộc, tạo nền tảng xã hội và tiền đề tư tưởng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Thứ hai, Quốc tế Cộng sản đã định hướng đúng việc xây
dựng lực lượng cách mạng ở nước ta.
Trong thực tiễn, Quốc tế
Cộng sản đã tích cực giúp đỡ, chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho việc thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đào tạo cho cách mạng Việt Nam đội ngũ cán bộ vững
vàng,... Đây là những đóng góp to lớn của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng
Việt Nam. Tác động tích cực của Quốc tế Cộng sản đã làm cho giai cấp công nhân
Việt Nam ngày càng giác ngộ, trưởng thành và bước lên vũ đài lịch sử, chính
thức trở thành giai cấp lãnh đạo dân tộc từ năm 1930. Việc Đảng Bônsêvích Nga
và Quốc tế III, tại Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản năm 1935 công nhận Đảng
Cộng sản Đông Dương là một bộ phận chính thức của Quốc tế Cộng sản và đồng chí
Lê Hồng Phong được bầu làm Ủy viên chính thức (một trong hai ủy viên là người
các dân tộc thuộc địa) là sự khẳng định rõ ràng uy tín quốc tế và vai trò của
Đảng Cộng sản Đông Dương với tư cách là lực lượng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng
ở các nước Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Dưới tác động của Quốc
tế Cộng sản, các hình thức tổ chức lực lượng ở Việt Nam được tổ chức thích hợp
với yêu cầu nhiệm vụ mới. Đảng ta đã kịp thời chuyển hướng tổ chức lực lượng
sang thời kỳ Mặt trận dân chủ, sáng tạo hình thức tổ chức lực lượng mới ở Đông
Dương - Mặt trận dân chủ Đông Dương. Điều đó đánh dấu sự kết hợp chặt chẽ giữa
vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc trong điều kiện lịch sử mới của cách mạng
Việt Nam, thoát khỏi khuôn khổ mặt trận chống đế quốc thuần túy, giai cấp chống
giai cấp nói chung không còn phù hợp. Quốc tế Cộng sản còn tạo điều kiện thuận
lợi cho những người Cộng sản Việt Nam nghiên cứu, khảo sát thực tế, học tập
kinh nghiệm của các đảng Cộng sản và phong trào cách mạng ở các nước. Đặc biệt,
đã đào tạo cho Việt Nam đội ngũ cán bộ cách mạng cần thiết, trong đó có nhiều
cán bộ ưu tú trở thành những lãnh tụ chân chính, xuất sắc, nắm giữ các trọng
trách cao trong Đảng và quốc tế. Nhiều chiến sĩ cộng sản, như Chủ tịch Hồ Chí
Minh, các đồng chí: Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh
Khai,... đã trưởng thành, trở thành các lãnh tụ chính trị xuất sắc của Đảng Cộng
sản Việt Nam qua việc phân công, đào tạo trong công tác thực tiễn và qua các
trường lớp của Quốc tế III. Đội ngũ cán bộ của Đảng ta được đào tạo cơ bản, có
hệ thống, có bước trưởng thành vững chắc về tư tưởng lý luận; Đảng ta ngày càng
được củng cố về tư tưởng, chính trị và tổ chức.
Thứ ba, Quốc tế Cộng sản tạo tiền đề, điều kiện
trong giải quyết vấn đề khủng hoảng về con đường và mục tiêu, phương hướng phát
triển của dân tộc Việt Nam.
Trong quá trình tìm đường
cứu nước, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho
nhân dân ta - con đường cách mạng vô sản - “không có con đường nào
khác”, thông qua đường lối và chương trình hành động của Quốc tế III, trực
tiếp là những tư tưởng của V.I. Lênin. Đặc biệt, tác phẩm “Luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa” được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc coi là “chiếc cẩm nang
thần kỳ”, là “con đường” giải phóng cho nhân dân ta; chấm dứt tình trạng bế tắc
về đường lối cứu nước ở Việt Nam. Quốc tế III không chỉ định hướng con đường
cứu nước, giải phóng dân tộc cho nhân dân ta, mà còn có những chỉ đạo kịp thời
và giúp đỡ Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Cách mạng Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sớm trở thành một bộ phận của cách mạng
thế giới là nhờ có sự tác động, ảnh hưởng và đóng góp to lớn của Quốc tế III.
Việc Quốc tế Cộng sản đánh giá cao và biểu dương kịp thời cách mạng Đông Dương,
cũng như cách mạng Việt Nam trên toàn thế giới, đã giúp cho các đảng Cộng sản
và công nhân trên thế giới, nhất là ở các nước thuộc địa có thể học tập từ kinh
nghiệm của cách mạng Việt Nam.
Những ảnh hưởng và vai
trò của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam hết sức sâu sắc và
quan trọng. Đó là lịch sử, là sự thật, không thể xuyên tạc, phủ nhận. Sự ảnh
hưởng và vai trò đó không chỉ đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, đối
với việc giải quyết ba vấn đề khủng hoảng trên, mà còn cả trong quá trình Đảng
thực hiện lãnh đạo cách mạng, xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ
chức và cán bộ, nhất là trong thời kỳ 1930 - 1945. Có nghĩa là, cả ba vấn đề:
đường lối, lực lượng và hệ tư tưởng, với sự giúp đỡ và ảnh hưởng của Quốc tế
Cộng sản vẫn tiếp tục được củng cố, hoàn thiện sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được
thành lập năm 1930. Những luận điệu xuyên tạc, phủ định vai trò của Quốc tế
Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam là vô căn cứ, phi lịch sử, nhất định bị phá
sản./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét