Ngày 7/4/2022, Việt Nam bỏ phiếu chống đối với Nghị quyết của Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn dắt đòi đình chỉ tư cách thành viên của nước Nga trong Hội đồng Nhân quyền. Nhiều thế lực chống phá rêu rao rằng nước Mỹ sẽ trừng phạt “nhân quyền” với Việt Nam vì điều này, nhưng việc bản Báo cáo Thực hành nhân quyền năm 2021 của Bộ Ngoại giao Mỹ gần như lặp lại nguyên xi Báo cáo năm 2020 cho thấy đây không phải là đòn “trừng phạt” hay “động thái mới”. Trái lại, như VOA thừa nhận, Cố vấn Ngoại trưởng Mỹ mới đây đã sang Việt Nam để tiếp tục bàn luận về vấn đề nâng tầm quan hệ hai nước lên cấp đối tác chiến lược.
Có thể nói sự kiện này là một bài toán khó mà Việt Nam
đã xuất sắc vượt qua. Đó là vấn đề làm thế nào để giữ vững quan hệ với các nước
lớn trong thời buổi các trục quyền lực toàn cầu đang cạnh tranh gay gắt. Chúng
ta có chủ trương, đường lối, quan điểm rõ ràng là không theo nước này để chống
lại nước kia, làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới. Điều này giúp
chúng ta không bị lôi kéo rồi sảy chân trở thành “đối thủ” của một ai đó. Với
những vấn đề hóc búa, chẳng hạn như “nhân quyền”, Việt Nam không đối chọi mà
luôn đối thoại cởi mở trên phương châm “ngoại giao tình cảm, chân thành, tin
cậy, bình đẳng” như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói.
Các thế lực thù địch có lẽ đã đến lúc hiểu rằng việc
“vũ khí hóa” nhân quyền chẳng thể đe dọa được Việt Nam nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét