Trong 10 biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân mà Nghị quyết số 847-NQ/QUTW ngày 28-12-2021 của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới chỉ ra, có hai lần từ “thành tích” được nhắc đến.
Đó là
“chạy thành tích” và “thổi phồng thành tích”. Đây là mặt trái, cũng là biểu
hiện của căn bệnh thành tích, nếu không sớm được phát hiện, ngăn chặn, triệt
tiêu sớm sẽ làm ảnh hưởng xấu đến truyền thống, uy tín của quân đội, phẩm chất
và hình ảnh cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ.
Thành
tích là kết quả được đánh giá tốt do nỗ lực mà đạt được. Do vậy, trong các
phong trào thi đua cách mạng, thành tích là biểu hiện sinh động nhất của kết
quả lao động, tinh thần dũng cảm chiến đấu, học tập chăm chỉ, công tác chuyên
cần của một người hay một tập thể. Nên ai cũng quý thành tích là vậy!
Gần 80
năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ toàn
quân luôn phấn đấu không ngừng để đạt nhiều thành tích trên cả 3 chức năng của
quân đội (đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động, sản
xuất), góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc, chung tay vì sự bình yên
của nhân dân, tạo ra nhiều của cải, vật chất làm giàu cho đất nước.
Phấn
đấu để có thành tích không phải đơn giản, dễ dàng, mà phải bỏ ra nhiều tâm sức,
trí tuệ, vượt nhiều gian khổ, khó khăn. Phấn đấu để ngày càng có thêm thành
tích, cống hiến nhiều hơn cho cách mạng là yêu cầu của Đảng, của toàn dân, toàn
quân đối với mỗi chúng ta, là thước đo đạo đức tài năng của mỗi cán bộ, đảng
viên.
Đất
nước ta sau hơn 35 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Để đạt được mục tiêu mà Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng đề ra, mỗi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội cần phát huy hơn
nữa tinh thần cách mạng, khắc phục thái độ làm việc cầm chừng, dũng cảm vượt
qua mọi gian khổ, khó khăn, lập nhiều thành tích xuất sắc.
Tất cả
mọi người, mọi cơ quan, đơn vị, địa phương đâu đâu cũng đều cố gắng thi đua lập
thành tích thì sự nghiệp cách mạng, dù khó khăn, gian khổ đến mấy, cũng sẽ
thắng lợi vẻ vang. Cho nên, chúng ta hết sức quý mến, cảm phục trước những con
người, tập thể đã lập nên nhiều thành tích cho cách mạng, cho đất nước.
Đó là
những tấm gương sáng để mọi người học tập và noi theo. Đảng, Nhà nước và các
cấp, ngành, địa phương luôn quan tâm, khuyến khích động viên mọi người gắng sức
để có nhiều thành tích. Những cá nhân và tập thể lập nhiều thành tích được biểu
dương, khen thưởng bằng nhiều hình thức khác nhau; những cán bộ có nhiều thành
tích được cất nhắc, đề bạt. Đó là sự ghi nhận cần thiết.
Có thể
khẳng định: Thời gian qua, nhiều tập thể, cá nhân nhận thức đúng vấn đề thành
tích và luôn ra sức phấn đấu để ngày càng có thêm nhiều thành tích với động cơ
trong sáng, vô tư, đóng góp ngày càng nhiều vào sự nghiệp chung của cách mạng.
Tuy
nhiên, cũng có một số cá nhân, đơn vị không có hoặc chưa có nhận thức và hành
động đúng đắn trong vấn đề này. Biểu hiện là: Một số người, một số đơn vị khi
đã có ít nhiều thành tích rồi thì sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, ngủ quên trên
“vòng nguyệt quế”, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên.
Tất
nhiên, ai trong mỗi chúng ta đều có quyền tự hào với thành tích mình nỗ lực đạt
được nhưng phải luôn giữ cho mình đức tính khiêm tốn, luôn xác định kết quả đạt
được hôm nay chỉ là thành quả bước đầu trong cả quá trình phấn đấu lâu dài. Nếu
ai cũng bằng lòng với thành tích đạt được hôm nay, không tiếp tục tự học tập,
rèn luyện, vươn lên gặt hái những thành công tiếp theo thì sự nghiệp cách mạng
sẽ chững lại, các phong trào thi đua thiếu đi động lực mới, quyết tâm mới.
Một số
khác do mang nặng chủ nghĩa cá nhân mà mắc bệnh thành tích. Họ làm việc gì cũng
chỉ vì thành tích, lúc nào cũng nghĩ đến thành tích. Vì mắc bệnh thành tích mà
họ sẵn sàng làm gian dối; họ thích được ca ngợi, thích được khen thưởng, “thổi
phồng thành tích” và thù ghét những ai “vạch mặt, chỉ tên” những hạn chế,
khuyết điểm của mình.
Ở mức
độ nghiêm trọng hơn, những người mắc bệnh thành tích còn “chạy thành tích” và
"nặn ra thành tích" bằng cách lo lót cho một số cán bộ có chức quyền,
báo cáo gian dối, xuyên tạc kết quả. Khi không lo lót được thì họ dùng những
mánh khóe để đánh lừa cấp trên và dư luận...
Có thể
nói, bệnh thành tích đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều cơ quan, đơn vị, hệ lụy
dẫn đến là những báo cáo không trung thực, bao che khuyết điểm, thổi phồng
thành tích. Căn bệnh này cần những “phương thuốc hữu hiệu” để chữa trị kịp
thời, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến mặt tích cực của thành tích trong các
phong trào thi đua cách mạng.
Để chữa
căn bệnh này, trước hết mỗi cấp ủy, tổ chức đảng cần phải làm tốt công tác
tuyên truyền, giáo dục, xây dựng động cơ thi đua đúng đắn trong mỗi cán bộ,
đảng viên. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: Phải làm cho nhân dân,
cán bộ, chiến sĩ hiểu được lợi ích của thi đua trên là vì nước, dưới là vì nhà,
một là ích nước, hai là lợi dân.
Xác
định động cơ đúng đắn thi đua vì lợi ích chung giúp mỗi cán bộ, đảng viên biết
tự thanh lọc tâm hồn; nâng cao ý thức trách nhiệm, phòng ngừa những biểu hiện
của bệnh thành tích; đồng thời, nỗ lực phấn đấu, cống hiến bằng chính năng lực
của bản thân.
Mỗi cơ
quan, đơn vị cần căn cứ vào điều kiện thực tế của mình, từ đó đăng ký các nội
dung, phong trào, chỉ tiêu thi đua phù hợp. Tránh tình trạng phô trương, hình
thức, dẫn tới chạy thành tích; đánh giá, khen thưởng không đúng người, đúng
việc, đúng thành tích, gây ra những phản ứng ngược trong thi đua.
Chú
trọng phát huy vai trò giám sát, đánh giá của các tổ chức quần chúng, đoàn thể
trong thi đua. Đây được xem là biện pháp rất quan trọng để chữa trị bệnh thành
tích. Bởi quần chúng vừa là người có “trăm tay, nghìn mắt”, vừa là người thực
hành, giám sát những việc làm của cán bộ. Họ hiểu rõ hơn ai hết cán bộ nào có
tài đức, vì lợi ích chung; cán bộ nào chỉ “sính” thành tích mà làm ẩu nhưng báo
cáo hay.
Chú
trọng phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là người đứng đầu
trong việc công tâm, khách quan trong đánh giá, nhận xét thành tích các tập
thể, cá nhân trong các phong trào thi đua. Trên thực tế, ở đâu người đứng đầu
giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ kỷ cương, kỷ luật; luôn đặt lợi ích
tập thể lên trên hết thì sẽ chữa trị bệnh thành tích trong đơn vị một cách hiệu
quả nhất.
Ngoài
những giải pháp trên, để bệnh thành tích được ngăn chặn thì rất cần tới sự
trong sáng, khách quan của các cơ quan chức năng trong xem xét, đánh giá để
quyết định khen thưởng đúng người, đúng việc. Trong đó, các cơ quan chức năng
cần thay đổi phương pháp đánh giá mang tính định lượng nhiều hơn thay cho định
tính, theo từng tháng thi đua; có điểm “cộng” và “trừ” rõ ràng để tránh tình
trạng những cơ quan, đơn vị làm nhiều nhưng chỉ vì một sơ suất nhỏ (chủ yếu do
nguyên nhân khách quan) thì lại bị “trừ” hết thi đua.
Mặt
khác, cần sự nghiêm minh và kiên quyết trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám
sát; kịp thời loại khỏi đội ngũ số cán bộ, đảng viên mắc sai phạm trầm trọng
bởi bệnh thành tích, góp phần ngăn ngừa và đẩy lùi tình trạng suy thoái về đạo
đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Nhận
thức đúng đắn về thành tích để nỗ lực hơn nữa vì lợi ích chung, vì sự nghiệp
cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đồng thời triệt tiêu những mặt
trái của bệnh thành tích, để cán bộ, chiến sĩ toàn quân tiếp tục giữ vững và
phát huy phẩm chất cao đẹp, danh hiệu cao quý Bộ đội Cụ Hồ; kiên quyết đấu
tranh ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội.
Qua đó,
góp phần xây dựng Đảng bộ Quân đội, các cấp ủy, tổ chức đảng thực sự trong
sạch, vững mạnh tiêu biểu; quân đội vững mạnh về chính trị; cơ quan, đơn vị vững
mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”; các tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc;
phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng quân đội hiện đại theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội lần thứ
XIII của Đảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét