Từ cổ tới kim, việc nói xấu, bôi nhọ người khác đều bị coi là hành động của “kẻ tiểu nhân”, nhưng đó lại là thủ đoạn được các phản động chống phá Việt Nam rất ưa chuộng. Mục đích của họ là nhằm hạ uy tín cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ nội bộ, tạo thị phi trong xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân… Đây là chiêu trò “rượu cũ” nhưng “bình mới” rất nguy hiểm, cần sớm nhận diện và đấu tranh loại bỏ. Cụ thể như sau:
Thứ
nhất, “Rượu cũ”
Các thế lực thù địch tung
ra những thông tin bịa đặt, xuyên tạc nhằm nói xấu, bôi nhọ quan chức, “đối
thủ” để chống phá, ly gián, làm cho nội bộ đối phương suy yếu, nghi kỵ lẫn nhau
là một trong những thủ đoạn chống phá hết sức thâm độc, được sử dụng trên thế
giới từ rất lâu. Hiện nay, những người thực hiện thủ đoạn này được đào tạo khá
bài bản, cộng thêm sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật nên việc thực hiện nó ngày
càng phổ biến và tinh vi hơn. Không thể khuất phục cách mạng Việt Nam bằng vũ
lực, các thế lực thù địch chuyển sang chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá
trên tất cả các mặt của đời sống xã hội nước ta. Ở lĩnh vực chính trị tư tưởng,
việc nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín của cán bộ, đảng viên đã và đang được các
thế lực thù địch coi là trọng điểm chống phá, tiến hành chủ động, liên tục, vừa
tinh vi, vừa trắng trợn, xảo quyệt; từ bôi đen lịch sử, phủ nhận sự đóng góp
của các lão thành cách mạng, những người có công với cách mạng đến bôi nhọ, nói
xấu cán bộ đương chức. Dạng thức phổ biến là: xuyên tạc, bịa đặt về thành phần
xuất thân, những việc làm trong quá khứ; xúc phạm đời tư, cuộc sống gia đình,
gán ghép các mối quan hệ của cán bộ trong xã hội, thậm chí lấy vấn đề sức khỏe
của những cán bộ cấp cao để đơm đặt, suy diễn tình hình chính trị đất nước,...
Để tăng hiệu quả, các thế lực thù địch thườngtung thông tin bội nhọ cán bộ vào
những thời điểm nhạy cảm về chính trị, như: những sự kiện chính trị trọng đại
của đất nước; trước, trong và sau dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn; đại hội Đảng,
bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, v... Bản chất vẫn là
những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm hạ uy tín của cá nhân,
gây mất đoàn kết, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gây hoang mang
dư luận, nghi ngờ trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để chúng thực hiện các
mưu đồ chống phá. Hiện tượng một cá nhân xấu, sự thoái hóa, biến chất của một
bộ phận cán bộ, công chức được chúng đánh đồng thành bản chất chế độ xã hội,
bản chất của Đảng và Nhà nước ta, làm giảm sút niềm tin của Nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước và lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
Hai
là, “Bình mới”
Đó là những thủ đoạn nói
xấu, bôi nhọ cán bộ, đảng viên đã được các thế lực thù địch thực hiện để chống
phá cách mạng nước ta từ lâu. Tuy nhiên, lợi dụng sự phát triển của khoa học
công nghệ, internet, mạng xã hội, thủ đoạn này đã được bao phủ rộng hơn; cách
thức tiến hành được che đậy bởi chiếc “bình mới” tinh vi hơn. Nếu như trước
đây, nội dung nói xấu, bôi nhọ cán bộ thường chủ yếu được thêu dệt từ những câu
chuyện, sự việc, hành động của cán bộ ở hiện tại, thì hiện nay, trong thế giới
vạn vật kết nối này, việc tìm chủ đề để đặt điều, thêu dệt nên những câu chuyện
nói xấu, bôi nhọ cán bộ dường như là công việc quá dễ dàng cho những kẻ có
“chuyên môn” tọc mạch. Họ bới móc tất tần tật, từ quá khứ đến hiện tại chuyện
đời tư, quan hệ xã hội, tác phong, năng lực công tác,… của cán bộ, đảng viên;
thậm chí, chỉ một hành động, một câu nói nào đó của cán bộ cũng bị chúng phân
tích, mổ xẻ, xuyên tạc ở nhiều góc độ để thêu dệt thành những câu chuyện thị
phi rùm beng. Trước đây, đối tượng được họ hướng đến để tấn công thường là cán
bộ cao cấp hoặc cán bộ thường xuyên trực tiếp tiếp xúc với nhân dân; nhưng hiện
nay mọi cán bộ, đảng viên đều không loại trừ một ai.
Để thực hiện thủ đoạn
chống phá, các thế lực thù địch tận dụng tối đa internet, không gian mạng để
việc nói xấu càng tăng thêm hiệu ứng xã hội. Không những lan truyền nhanh, len
lỏi vào từng ngõ ngách, xóa nhòa mọi khoảng cách, mà còn gây nên sự nghi kỵ
không giới hạn. Cách thức bôi nhọ và tung ra những thông tin bịa đặt cũng được
các thế lực chống phá tiến hành rất đa dạng, tinh vi. Họ thường đào bới, cắt
ghép, xâu chuỗi, thêu dệt, tạo dựng những câu chuyện xuyên tạc các vấn đề thuộc
về lý lịch, quá khứ xuất thân, trình độ học vấn,… của cán bộ. Để đạt mục đích,
các thế lực chống phá không từ một thủ đoạn nào; trong đó, có sử dụng công nghệ
“trí tuệ nhân tạo” để giả tạo hình ảnh, video, clip bôi nhọ cán bộ rồi tung lên
các nền tảng mạng xã hội. Thậm chí, họ còn dàn dựng những “cạm bẫy” nhằm kích
động, làm cho nhiều cán bộ mất kiềm chế trong những tình huống cụ thể để tổ
chức quay phim, chụp hình rồi cắt ghép, chỉnh sửa, thêu dệt thành những câu
chuyện gây bức xúc cho dư luận. Trong xã hội, chuyện thị phi vốn luôn thu hút
sự tò mò, hiếu kỳ. Nhưng khi được đưa vào không gian mạng, xã hội ảo, sự tò mò,
hiếu kỳ tăng lên gấp bội bởi những thủ thuật thêm thắt, bóp méo, xuyên tạc sự
thật của các thế lực thù địch. Hơn thế nữa, họ còn rất thạo các cách thức để
thổi phồng sự việc để thu hút người theo dõi, tạo điểm nóng trong dư luận. Từ
một hành động nhỏ chưa phù hợp của một cán bộ, họ có thể vẽ nên một bức tranh
toàn cảnh về đạo đức, lối sống, về nghệ thuật xã giao, văn hóa công vụ,… của cả
một cơ quan, đơn vị, của Đảng, thậm chí của xã hội rồi đem so sánh với các nước
khác, bất chấp tính khập khiễng của phép so sánh ấy. Nguy hiểm hơn, để hướng dư
luận theo mưu đồ của mình, họ chặn hoặc loại bỏ những bình luận trái chiều, gây
tâm lý hoang mang cho cả những người có chính kiến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét