Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022

Lối đi ngay dưới chân mình!


          Để trở về với đời thường, để được sống trong môi trường bình an của quê hương, đất nước mình, những phạm nhân đã từng phạm lỗi lầm, đã có hành động sai trái hãy tỉnh ngộ, biết nhận ra lẽ phải để cải tạo tốt, tìm lại đường về. Lối về ấy ngay trong suy nghĩ, trong sự nhận thức của mình, lối về ngay dưới bước chân chứ không phải trông đợi ở những tung hô của kẻ giảo hoạt “giải thưởng nhân quyền”, “nhà hoạt động cho dân chủ”…

 

          Còn nhớ, phiên toà xét xử bị cáo Lê Trọng Hùng diễn ra ngày cuối cùng của năm 2021, khi mà cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo trình tự tố tụng thì số cơ hội bên ngoài chờ sẵn để “ném đá” tạo sóng dư luận, lấy cớ đẩy vụ án sang hướng khác để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Lời nói sau cùng của Lê Trọng Hùng trước toà, nội dung cho thấy bị cáo không ăn năn, hối cải mà vẫn ngoan cố chối tội, thậm chí còn mang tính kích động để những kẻ chống phá lấy cớ vu cáo.

          Bị cáo Lê Trọng Hùng ngô nghê nói rằng, lẽ ra đã “trở thành đại biểu Quốc hội”, việc bị phạt tù là “ngăn cản sứ mệnh của tôi trong 5 đến 10 năm” và “tôi ở trại giam tôi vẫn gào ra, tôi buộc các anh quản giáo cắt tóc thật đẹp để hôm sau tôi đi bầu cử, thể hiện tôi đang bảo vệ tính chính danh của Nhà nước”…

Bị cáo Phạm Thị Đoan Trang trước toà.

          Những lời nói này cho thấy kiểu giả bộ tâm lý có vấn đề để nhạo báng trước công đường. Tuy nhiên, bị cáo hẳn đã quá ảo vọng, đến lời nói sau cùng là cơ hội để trấn tĩnh, cần biết hối lỗi nhìn ra sự thật thì vẫn tìm cách nói ngông để bấu víu sự can thiệp mơ hồ từ bên ngoài.

          Cần nhớ rằng, luật pháp nghiêm minh nhưng cũng khoan dung, xử lý nghiêm kẻ phạm tội nhưng cũng khoan hồng cho những ai biết hối lỗi, biết nhận rõ sai lầm để tìm lại đường về. Toà cho nói lời sau cùng, không biết hối lỗi, sám hối, mà vẫn còn ảo vọng kiểu đó là đã tự tay mình chuốc thêm ngày rộng tháng dài trong trại cải tạo mà thôi. Đối tượng cuồng vọng như vậy, còn bên ngoài cũng đã có những chân rết sẵn sàng “đổ dầu đốt lửa”.

          Một thành phần cổ suý đưa lên trang cá nhân, viết “có những người đi đấu tranh chưa về”; tôn sùng bị cáo Lê Trọng Hùng là “một công dân gương mẫu, người khát khao xây dựng một xã hội dân chủ công bằng văn minh thượng tôn pháp luật”; biến tấu hành động tội lỗi của bị cáo thành “Lê Trọng Hùng vô tội, những việc làm của Hùng chỉ giúp ích cho đất nước và nhân dân”.

          Rồi liệt kê những kẻ bất hảo chống phá nhân dân “Hùng, Trang, chị Tâm, chị Thêu, chị Hạnh, Phương, Tư, những người bạn thân thiết của tôi, họ là những người công chính đi đấu tranh cho quyền lợi chung của tất cả chúng ta. Họ chưa về. Tất cả chúng ta đều đang mất tự do!”. Trong khi đó, tổ chức Nhà báo Không biên giới (RFS) như thường lệ, lại lên án bản án và “kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho ông Hùng ngay lập tức”.

          Ông Daniel Bastard, người phụ trách Châu Á-Thái Bình Dương của RSF sau khi đánh lận bản chất vụ án thì giả bộ: “Bản án gây sốc 5 năm tù của Lê Trọng Hùng một lần nữa cho thấy hệ thống tư pháp Việt Nam hoàn toàn thiếu độc lập”. Cùng việc “lên án” thì RSF cũng tìm cách ngợi ca, vẽ nên một “người hùng” Lê Trọng Hùng khi “thường xuyên đưa tin về các vụ việc tham nhũng và trưng dụng bất hợp pháp và cung cấp thông tin pháp lý để giúp đỡ các nạn nhân. Ông Hùng là nhà đồng sáng lập kênh CHTV thứ hai trở thành nạn nhân bị đàn áp ở Việt Nam”.

          Về vụ án này, ngày 31/12/2021, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt 5 năm tù đối với bị cáo Lê Trọng Hùng (tức Hùng “gàn”, SN 1979, trú tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117, khoản 1, điểm a, b, c, Bộ luật Hình sự. Ngoài hình phạt tù, tòa còn tuyên phạt quản chế Lê Trọng Hùng 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

          Theo cáo trạng của VKSND Hà Nội, từ tháng 4/2020 đến tháng 9/2020, Lê Trọng Hùng đã tự làm, đăng tải phát trực tiếp 7 video clip lên mạng xã hội Facebook. Trong số đó, có 4 video clip chứa nội dung tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân. Hành vi phạm tội của bị cáo là rõ ràng. Tuy nhiên, lấy cớ bị cáo không nhận tội, các thế lực chống phá Việt Nam tô vẽ, tung hô đối tượng, giống như từng tung hô cho “ứng viên giải thưởng nhân quyền”.

          Bằng việc tung hô các đối tượng với danh hão như “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền”, “tù nhân lương tâm”, “công dân yêu nước”..., thực chất là thủ đoạn để các thế lực thù địch hợp thức hóa việc cung cấp tiền bạc cho những kẻ được họ tiếp tay hoạt động chống Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam. Đồng thời, thông qua đó nhằm tiếp tục cổ súy, lôi kéo các đối tượng khác hoạt động phục vụ âm mưu chống phá. Cùng với việc rêu rao vi phạm nhân quyền, các đối tượng nhằm tạo sóng dư luận, gây sự chú ý từ quốc tế để bôi nhọ, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, qua đó lấy cớ để gây sức ép, can thiệp vào tình hình trong nước.

          Điều này cũng diễn ra như đối với bị cáo Phạm Thị Đoan Trang hay các phạm nhân được “vinh danh” giải thưởng nhân quyền năm 2021 của Mạng lưới nhân quyền Việt Nam - VNHRN (Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư…). Được các đối tượng rêu rao, cổ suý, “tôn vinh” thì thực chất chỉ như những con rối, quân cờ, ra toà lĩnh án rồi chấp hành hình phạt nhưng bị kẻ địch bên ngoài mượn tên để điều khiển, vì động cơ chống phá đất nước.

          Bởi vậy, chớ nên nghe xúi bẩy từ đâu mà nghĩ khác, làm khác để tự cho mình là “tù nhân lương tâm”, kiếm tìm ảo vọng ở trời Tây. Chẳng có “thiên đường” nào, chẳng có giải thưởng nào từ các thế lực chống phá bên ngoài giúp phạm nhân “đến với tự do, dân chủ”. Muốn trở về với tự do, dân chủ như công dân bình thường, điều trước mắt và quan trọng nhất là trót bước lạc đường thì nay chấp hành án trong trại giam thật tốt, hãy ăn năn hối cải, biết nhận ra lỗi lầm để cải tạo tiến bộ, sớm tìm lại con đường về với gia đình, sống có ý nghĩa trên đất nước, quê hương mình.

          Nghĩ về những trường hợp lạc bước, sai đường, thật đáng trách khi có cả những người vốn có nhiều kinh nghiệm cuộc sống, có những cống hiến nhất định trong công tác trước đây. Như với Nguyễn Tường Thụy (sinh năm 1950 tại Nam Định) bị phạt tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự. Chấp hành án phạt tù trong trại giam, giờ Nguyễn Tường Thụy lại được tung hô “giải thưởng nhân quyền 2022”, thật khôi hài. Về bản chất vụ án, cáo trạng của VKS và quá trình xét xử tại phiên toà đã xác định rõ. Vấn đề là với người đọc trên mạng internet, cái tên Nguyễn Tường Thuỵ không phải xa lạ gì.

          Nguyễn Tường Thụy cùng những cá nhân như Phạm Thành, Trần Đức Thạch vốn là “người quen” trên các trang viết chống phá Nhà nước, nhân dân. Một số bài viết trên trang mạng chống phá đã liệt kê những người này để quy rằng “Có một vài điểm chung của 3 nhà yêu nước, các ông đều thế hệ 5X”, từ đó nại lý do yêu nước nên “hành động theo bản năng”. Nhiều bài còn cổ suý với những câu từ xuyên tạc, xảo trá như: “Chính họ là những người hiểu hơn ai hết về chế độ cộng sản. Họ biết rõ ngày nào đất nước còn bị cai trị bởi một chế độ độc tài cộng sản thì người dân sẽ không bao giờ được hưởng các quyền căn bản của con người, và chủ quyền đất nước sẽ bị lâm nguy. Chính vì vậy mà họ đã hành động!”.

          Trên mạng, ông Thụy tung ra các bài viết, các luận điệu đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, câu kết với các tổ chức chống phá bên ngoài, gây bất ổn cho xã hội. Lẽ ra, với quá khứ ít nhiều có cống hiến, ông Nguyễn Tường Thụy phải là người hiểu phải làm gì cho phải đạo. Còn nhớ, tại Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người xem buổi truyền hình trực tiếp thực sự xúc động trước phát biểu của ông Nguyễn Văn Đoàn, nguyên cận vệ Bác Hồ.

          Ông Đoàn sinh năm 1947, hơn ông Thụy 5 tuổi. “Những tháng năm cùng đồng đội được phục vụ, bảo vệ Bác Hồ, cũng là ngần ấy thời gian với những kỷ niệm thiêng liêng của tôi về Người, là những trang đẹp nhất, may mắn và hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi” - ông Đoàn bày tỏ. Ông Nguyễn Văn Đoàn kể lại: Nhớ lại buổi đầu được nhận nhiệm vụ, ông cùng đồng đội được đồng chí Vũ Kỳ (thư ký riêng của Bác) và đồng chí Hoàng Hữu Kháng (Cục trưởng Cục 22 - Bộ Công an) ân cần căn dặn nhiều điều và nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của các đồng chí là rất đặc biệt, trực tiếp bảo vệ Bác Hồ, rất vinh dự, nhưng cũng khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực và trách nhiệm cao...”.

          Chúng tôi luôn tâm niệm: “Phải làm thật tốt, không được có sai sót, dù là nhỏ và nhất là không để Bác phiền lòng. Chúng tôi thật may mắn, hạnh phúc vì đã được phục vụ Bác Hồ, trong đó có những chuyến được theo Bác đi công tác, qua đó cảm nhận được tình cảm, nhân cách cao đẹp, cuộc đời giản dị,... của vị lãnh tụ đã dành trọn cuộc đời vì nước, vì dân”. Trước Lễ mít tinh, người cận vệ năm xưa xúc động chia sẻ: “Tôi luôn cố gắng phấn đấu thực hiện tốt lời Bác dạy. Hơn nữa, là một trong số ít người may mắn được lựa chọn vào làm cảnh vệ cho Bác Hồ, tôi luôn tự nhủ mình phải không ngừng rèn luyện, xứng đáng với sự tin cậy của cấp trên, xứng đáng với Bác và xứng đáng với truyền thống của những người con cố đô nghìn năm văn hiến”.

          Cùng một thế hệ như ông Đoàn, cũng ở mảnh đất kinh kỳ, trải qua những năm tháng gian nan thử thách của đất nước do chiến tranh, rồi thời kỳ bao cấp đói khổ, vậy mà ông Thụy lại tự chuyển hoá, rẽ ngược lối, ngược đường, chống lại sự nghiệp phát triển đất nước, chống lại chính những tâm huyết của những người từng đồng cam cộng khổ. Giờ đây, đã trót sai bước, lạc đường nhưng lỗi lầm ấy vẫn có thể được cải sửa. “Đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, luật pháp vẫn luôn mở rộng với người lầm lỗi để nhận thức, tu chỉnh lại, để cải tạo mà tìm đường về. Đường về ấy sẽ thật gần nếu đó là sự tu chỉnh, ăn năn.

          Đường về ấy, có quê hương, có những người thân đang ngóng đợi và chẳng những đường về là sự bước về với chính bản thân mình mà còn là cái để cháu con, người thân nhìn vào đó không thấy ái ngại, không thấy xấu hổ.

          Đường về ấy không có trong các mỹ từ mà những kẻ giảo hoạt đã, đang tung hô, không có sau cái gọi là “đấu tranh dũng cảm cho nhân quyền”, “giải thưởng nhân quyền”, “nhà hoạt động cải cách”…

          Đường về ấy, lối đi ấy ngay dưới chân mình, hãy nhìn lại và hành động.

                                                                                      Đăng Minh

Chân tướng những kẻ giảo hoạt


          Với những mỹ từ đầy “hoa lá” và xảo trá, nếu người đọc thiếu hiểu biết sẽ ngộ như đây là những “nhân vật anh hùng”, đấu tranh cho mục tiêu cao cả nào đó. Kỳ thực, tất cả đã bị đánh tráo một cách thô thiển, biến những kẻ phạm tội, làm hại đất nước thành “có công với nước”...

          Giảo hoạt theo Từ điển Tiếng Việt nghĩa là những kẻ hay dối trá, gian xảo, lừa lọc người khác một cách khó lường, xảo quyệt. Những kẻ giảo hoạt lợi dụng lá bài nhân quyền để chống phá đất nước thường có nhiều mưu mô, xảo trá để đổi trắng thay đen, đánh tráo bản chất về vấn đề, sự việc, tình hình liên quan đến nhân quyền ở Việt Nam nhằm tạo ra hình ảnh xấu xa, tiêu cực để đánh lừa dư luận, lấy cớ chống phá, gây áp lực tới Đảng, Nhà nước Việt Nam. 

Những hành động sai trái của tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam.

          Điển hình trong số này là Mạng lưới nhân quyền Việt Nam (VNHRN) có trụ sở ở Mỹ, tổ chức vừa trao giải thưởng nhân quyền 2022 cho Nguyễn Tường Thụy, Trần Đức Thạch và 5 đối tượng mà họ gọi là “Thành viên Liên minh Dân tộc Việt Nam tự quyết”. Tất cả những người này hiện đều đang thụ án tù giam ở Việt Nam. VNHRN coi những trường hợp này là dũng cảm “đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ bằng chính cuộc sống của họ”! Khi “vinh danh” các đối tượng phạm tội, VNHRN đã dùng những mỹ từ đánh tráo bản chất để ca ngợi như: “Nhà báo Tường Thụy từng là một cộng tác viên của Đài Á châu Tự do (RFA), bị kết án tù hồi tháng 1/2021 cùng với các thành viên khác của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, trong đó có blogger Phạm Chí Dũng của VOA.

          Ông Thụy, từng làm đơn ứng cử Quốc hội Việt Nam khóa 14 với tư cách đại biểu độc lập, bị kết án 11 năm tù với tội danh “sản xuất, tàng trữ, phổ biến” tài liệu chống Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, ông Thụy, 72 tuổi, luôn khẳng định mình vô tội và viết trong một bức thư gửi ra từ nhà tù rằng: “Người ta chỉ sống có một lần. Nếu cho làm lại, tôi vẫn làm như thế”!

          Đoạn nói về Trần Đức Thạch, VNHRN mô tả: “Trước phiên phúc thẩm hồi tháng 3 năm ngoái, ông Thạch, 70 tuổi, nói rằng ông “xác định phiên tòa này là những nốt nhạc cuối của bản hùng ca, bi tráng của cuộc đời tôi” và rằng ông “rất tự hào vì được cùng anh chị em dấn thân cho sự nghiệp dân chủ của Việt Nam”! Tương tự là những mỹ từ có cánh với đối tượng Lưu Văn Vịnh mà VNHRN gọi là “nhà hoạt động” và cho rằng “ông Vịnh và các bạn của ông đã ý thức và hy sinh tranh đấu cho lý tưởng nhân quyền này cho dù phải chuốc lấy những năm tháng tù tội”!

          VNHRN cũng tâng bốc cho các trò xảo trá của mình: “Dù thời gian tồn tại chưa đầy bốn tháng kể từ ngày công bố hoạt động nhưng Liên minh Dân tộc Việt Nam tự quyết đã chứng tỏ rằng quyền được tự do chọn lựa một thể chế chính trị mà mình muốn vẫn luôn là một khát vọng phổ quát của con người, đặc biệt là của người Việt Nam đang sống dưới ách độc tài chuyên chế cộng sản”!

Với những mỹ từ đầy “hoa lá” và xảo trá như trên, nếu người đọc thiếu hiểu biết sẽ ngộ như đây là những “nhân vật anh hùng”, đấu tranh cho mục tiêu cao cả nào đó. Kỳ thực, tất cả đã bị đánh tráo một cách thô thiển, biến những kẻ phạm tội, làm hại đất nước thành “có công với nước”!

          Tháng 11/1997, một nhóm người Việt tại Mỹ tổ chức hoạt động về một “Hội nghị quốc tế” tại thành phố Santa Ana, quận Cam, bang California. Nhóm này công bố tổ chức và đến năm 2002 ra mắt chính thức ở Litte Sài Gòn (Mỹ) với tên viết tắt tiếng Anh VNHRN. Mục tiêu, cương lĩnh ghi là “khuyến khích, ủng hộ và đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam”, “gia tăng có hiệu quả các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”.

          Hàng năm, VNHRN đều có báo cáo về nhân quyền và lựa chọn một số đối tượng được gọi là “hoạt động nhân quyền” ở Việt Nam để “vinh danh”. Tổ chức này đã tìm mọi cách đánh bóng tên tuổi và móc nối với một số tổ chức thường xuyên có hoạt động chống phá Việt Nam như tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), Nhà báo Không biên giới (RSF), Ủy ban Bảo vệ ký giả (CPJ)…

          VNHRN cũng tích cực móc nối, gây dựng quan hệ với hàng chục nhóm, tổ chức người Việt ở nước ngoài như “Báo Tự do ngôn luận”, “Ủy ban Quốc tế tự do tôn giáo cho Việt Nam”, “Tiếng dân kêu cứu”, “Diễn đàn dân chủ”, “Tập hợp thanh niên dân chủ”, “Nhóm Thông luận”, “Đàn chim Việt”, “Mạng lưới Tuổi trẻ Việt Nam lên đường”, “Phong trào thống nhất dân tộc và xây dựng dân chủ”... Trong đó, có những nhóm liên hệ chặt chẽ với Việt Tân, đã bị Bộ Công an xác định là tổ chức khủng bố.

          Số đối tượng được “vinh danh” năm 2022 gồm có Nguyễn Tường Thụy, Trần Đức Thạch, Lưu Văn Vịnh. Nguyễn Tường Thụy là một trong số 40 thành viên của tổ chức tự xưng Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, với vị trí Phó Chủ tịch. Nguyễn Tường Thụy dùng nhiều bút danh để đăng tải bài viết lên trang facebook cá nhân, trang của Hội Nhà báo độc lập với nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

          Ngày 5/1/2021, TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án 11 năm tù giam về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Còn Trần Đức Thạch (trú tại Nghệ An) đã soạn thảo, đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, bôi nhọ, xúc phạm lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhận hỗ trợ về tài chính của các cá nhân, tổ chức trong ngoài nước.

          Ngày 24/3/2021, Thạch bị tòa tuyên phạt 12 năm tù giam về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Lưu Văn Vịnh, trú tại quận Bình Tân (TP Hồ Chí Minh) đã có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân khi đứng ra lập tổ chức phản động “Liên minh dân tộc Việt Nam” do Vịnh làm Chủ tịch.

          Với bảng “thành tích” chống phá nhiều năm của 3 đối tượng trên cho thấy bản chất của cái gọi là “Giải thưởng Nhân quyền 2022” mà VNHRN đưa ra là nhằm động cơ, mục đích gì? Gọi là “vinh danh giải thưởng” nhưng tất cả đều là những đối tượng đang thụ án trong các trại giam, hiển nhiên không thể trực tiếp đến nhận giải. Trước đó, bản danh sách cá nhân được trao giải cũng là những cái tên cộm cán trong hoạt động chống phá, bị phạt tù giam như: Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu cày), Nguyễn Chính Kết, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Phạm Thị Đoan Trang, Nguyễn Năng Tĩnh, Lê Công Định, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Đài… Thực chất của cái gọi là “giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2022” chỉ là một màn kịch cũ được soạn lại, đạo diễn làm mới cho có tính thời sự. Trong lần đại hội tháng 8/2021, VNHRN đưa ra 5 tuyên bố, trong đó cơ bản lặp lại nhiều nội dung cũ, đồng thời đưa ra thêm vấn đề có vẻ thời sự như “chống dịch COVID-19”.

          Không khó để nhận ra mưu đồ thực chất của VNHRN, thông qua cái gọi là “giải thưởng Nhân quyền” để tự đánh bóng tên tuổi của tổ chức, cổ xúy cho các đối tượng hoạt động chống phá Việt Nam dưới danh nghĩa “nhà hoạt động nhân quyền”. Thông qua việc trao giải thưởng, VNHRN tiếp tục lôi kéo nhiều đối tượng cực đoan vào các hoạt động chống phá dưới các vỏ bọc như “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà hoạt động xã hội”; đánh lừa dư luận quốc tế về đối xử thiếu nhân quyền trong tù với những “tù nhân lương tâm”, “nhà hoạt động dấn thân vì nhân quyền”… 

          Cũng như các tổ chức AI, RSF, CPJ... mang danh nghĩa đẩy nhanh “tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam” nhưng thực chất là công cụ trong chiến lược “diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch sử dụng chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

          Cùng với đó, tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) trước nay vẫn tự cho mình quyền “điều tra và đưa ra ánh sáng các vi phạm nhân quyền”. Tuy nhiên, căn cứ vào hoạt động của HRW thì lâu nay tổ chức này đang đi lệch tôn chỉ, mục đích ban đầu và trở thành con rối đội lốt nhân quyền phục vụ mục đích, động cơ của chính họ. Ai cũng hiểu, nếu báo cáo, đánh giá mà dựa trên nhãn quan của những tổ chức như Human Rights Watch thì bất kỳ nơi đâu cũng chỉ là màu xám xịt khi mà kẻ giảo hoạt chỉ sử dụng lá bài nhân quyền để phục vụ ý đồ chính trị của họ mà thôi.

          Đáng chú ý là những hoạt động, các báo cáo, giải thưởng, phúc trình… nêu trên lại nhận được sự hậu thuẫn của cơ quan ngoại giao một số nước, điển hình là Bộ Ngoại giao Mỹ, từ đó có những đánh giá sai lệch. Mới đây là việc Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo. Ngày 15/12/2022, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: “Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền con người, bảo đảm tự do tín ngưỡng tôn giáo cho người dân đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi. Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Mỹ về các vấn đề hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau, đóng góp vào thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước”.

                                                                                      Đăng Minh


Thứ Tư, 28 tháng 12, 2022

Kinh tế Việt Nam 2022 phục hồi, tăng trưởng thành công

 

Kinh tế Việt Nam 2022 phục hồi, tăng trưởng thành công

Trong năm 2022, kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi, tăng trưởng tương đối thành công so với các nước trong khu vực, đặc biệt là khu vực châu Á - những quốc gia có sự so sánh tương quan.

Kinh tế Việt Nam năm 2022 tăng 8,02%, mức cao nhất giai đoạn 2011-2022Chuyên gia Nga: Kinh tế tăng trưởng tốt, Việt Nam đang có nhiều lựa chọn đối tác phong phúKinh tế Việt Nam - thách thức và triển vọng

TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc Trường Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định như vậy khi chia sẻ với phóng viên TG&VN, ngay sau khi Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố số liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2022 sáng nay (29/12).

Điểm sáng trong “bức tranh kinh tế tối màu”

Năm 2022, kinh tế thế giới và Việt Nam phải đối mặt nhiều biến động khó lường. Đơn cử như xung đột Nga-Ukraine dẫn đến nhiều hệ luỵ chi phối nền kinh tế trên toàn thế giới, việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu hay sự tăng vọt của giá cả hàng hoá đầu vào.

Tuy nhiên, bất chấp thách thức, nền kinh tế Việt Nam đang có sự phục hồi rõ rệt sau ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê chính thức công bố sáng 29/12 cho thấy, tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 ước đạt 8,02% so với năm trước. Đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, theo Tổng cục Thống kê, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế. Cụ thể, ngành nông nghiệp tăng 2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,13%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành xây dựng tăng 8,17%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm.

Trong 3 khu vực kinh tế, phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ nhất chính là khu vực dịch vụ, với tốc độ tăng trưởng năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.

Ngoài ra, điểm sáng ấn tượng trong nền kinh tế Việt Nam năm 2022 chính là kiểm soát được tỷ lệ lạm phát tương đối thấp trong bối cảnh các nước trên thế giới chật vật đối phó với lạm phát phi mã và "bão giá”.

Tính chung cả năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2022 tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,15%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng.

Trước bối cảnh kinh tế thế giới phải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và tính bất ổn cao, những thống kê trên cho thấy, Việt Nam trở thành một điểm sáng trong “bức tranh kinh tế tối màu” của thế giới. Và không phải ngẫu nhiên mà truyền thông quốc tế ca ngợi rằng, kinh tế Việt Nam trong năm 2022 có thể xem là “phép màu ở châu Á,” là "điểm sáng tăng trưởng kinh tế" trong số các nước châu Á-Thái Bình Dương.

Phục hồi, tăng trưởng thành công

Nhận định về số liệu của Tổng cục Thống kê, TS. Nguyễn Quốc Việt cho rằng, Việt Nam đạt được kết quả ấn tượng về tăng trưởng và phục hồi kinh tế năm 2022. Trong năm qua, Chính phủ đã làm tốt về mặt ổn định kinh tế vĩ mô. Nhờ loạt giải pháp linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, thanh khoản của ngân hàng đã bớt căng thẳng.

Phó Viện trưởng VEPR khẳng định: “Trước những bối cảnh bất ổn trong và ngoài nước, Chính phủ đã phải thận trọng ‘dò đá qua sông’ và cân đối để đưa ra những giải pháp quyết liệt, phù hợp. Tôi đánh giá, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những điều hành khá linh hoạt và hiệu quả trong việc ổn định tỷ giá cũng như ổn định về thị trường tài chính.

Trong năm 2022, Việt Nam đã có sự phục hồi, tăng trưởng tương đối thành công so với các nước trong khu vực, đặc biệt là khu vực châu Á - những quốc gia có sự so sánh tương quan”.

Dù vậy, TS. Nguyễn Quốc Việt cũng nhận thấy, những “cơn gió ngược” vẫn đang tác động đến Việt Nam và nền kinh tế vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.

Theo báo cáo của VEPR, với khó khăn kinh tế toàn cầu trong năm 2023, người dân thế giới sẽ có xu hướng “thắt lưng buộc bụng”, hạn chế tiêu dùng những cái mặt hàng cơ bản. Nhưng đây lại là những thế mạnh xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ lực những mặt hàng như chế biến chế tạo, điện tử, điện thoại, da giày may mặc, đồ gỗ… những mặt hàng này phụ thuộc nhiều vào cầu tiêu dùng trên thế giới.

VEPR dự báo, những căng thẳng địa chính trị toàn cầu cùng với lạm phát, các ngân hàng chạy đua lãi suất chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam.

 

Chiến thắng Ấp Bắc là mốc son trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

 

Chiến thắng Ấp Bắc là mốc son trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Hội thảo khoa học “Chiến thắng Ấp Bắc - Tầm vóc, ý nghĩa và bài học lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” do Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Tiền Giang tổ chức sáng 29/12 với 400 đại biểu tham dự, đóng góp nhiều tham luận về chiến thắng Ấp Bắc cách đây 60 năm.

Trình bày tại hội thảo, Thượng tướng, tiến sĩ Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, cách đây 60 năm, tại chiến trường trọng điểm miền Tây Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương mà trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy Khu 8, Tỉnh ủy và Ban Quân sự tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang), quân và dân ta đã giành thắng lợi trong trận Ấp Bắc.

Thượng tướng Lê Huy Vịnh khẳng định, chiến thắng Ấp Bắc có ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đánh dấu bước phát triển mới về trình độ tổ chức chỉ huy, hiệp đồng tác chiến, khả năng xử trí tình huống linh hoạt, kịp thời, vận dụng chiến thuật phòng ngự thích hợp; thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường và ý chí, quyết tâm thắng địch của quân và dân ta trong điều kiện chiến tranh vô cùng ác liệt. 

“Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu bước phát triển về nghệ thuật quân sự Việt Nam và sự trưởng thành của lực lượng vũ trang miền Nam. Đây là lần đầu tiên ta đánh bại chiến thuật “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận” của Mỹ và Quân đội Sài Gòn, báo hiệu sự phá sản không tránh khỏi của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ; mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” trên toàn miền Nam”, Thượng tướng Lê Huy Vịnh trình bày tại hội thảo.

Thượng tướng khẳng định: “Chiến thắng Ấp Bắc là mốc son trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương. Thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo trong vận dụng và chỉ đạo thực tiễn của Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy Khu 8 trong đó có Tỉnh ủy và Ban quân sự tỉnh Tiền Giang. 

Vẫn theo Thượng tướng Lê Huy Vịnh, hội thảo lần này góp phần hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí độc lập, tự chủ và khát vọng hòa bình, nghị lực vượt qua mọi khó khăn; củng cố niềm tin và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cùng đoàn kết một lòng vượt qua mọi khó khăn, thử thách; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, phủ nhận giá trị lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung, Chiến thắng Ấp Bắc nói riêng. 

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy khẳng định: “Chiến thắng Ấp Bắc khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chỉ đạo tiến hành chiến tranh cách mạng và sự trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam; củng cố niềm tin vững chắc vào đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta quyết tâm đánh Mỹ giành thắng lợi”. 

Ban tổ chức hội thảo đã nhận được gần 80 báo cáo tham luận, một số tham luận với nội dung phong phú, chất lượng khoa học, góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề và nội dung quan trọng, trong đó có một số khía cạnh mới được công bố cũng như đối với tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện lịch sử Quân sự khẳng định mỗi tham luận gửi đến hội thảo đều là kết quả nghiên cứu độc lập, luận giải từng nội dung cụ thể, góp phần làm sáng tỏ, sâu sắc nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn. 

Tham luận tại hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh khẳng định: Chiến thắng Ấp Bắc vẫn luôn in đậm trong lòng người dân Tiền Giang và người dân cả nước nói chung.

Tinh thần chiến thắng Ấp Bắc đã trở thành truyền thống bất khuất, anh hùng, thấm sâu vào máu thịt, trở thành ý chí, quyết tâm và là nguồn động lực thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang tỉnh, tiếp tục chiến đấu dũng cảm vì độc lập tự do của dân tộc, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cống hiến công sức, trí tuệ, xây dựng quê hương Tiền Giang ngày càng phát triển giàu đẹp. 

 

XUÂN BIÊN PHÒNG ẤM LÒNG DÂN BIÊN GIỚI

 Chương trình Xuân biên phòng ấm lòng dân biên giới do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức, vừa diễn ra tại Đồn Biên phòng (ĐBP) Mỹ Thạnh Tây (huyện Đức Huệ, tỉnh Long An).

Trong chương trình, BĐBP tỉnh và UBMTTQ Việt Nam tỉnh trao tặng 110 phần quà cho hộ nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn thuộc 3 xã biên giới: Mỹ Thạnh Tây, Mỹ Bình và Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ, mỗi phần quà gồm tiền mặt, gạo, mì gói và một số nhu yếu phẩm, tổng trị giá trên 60 triệu đồng.
Ngoài ra, ĐBP Mỹ Thạnh Tây còn trao tặng 10 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong học tập từ chương trình Nâng bước em tới trường, mỗi suất học bổng trị giá 500.000 đồng.
Những ngày cuối năm, sắc xuân hiện diện sớm hơn trên dải biên cương của Tổ quốc. Ở đó, những người lính mang quân hàm xanh vẫn ngày đêm vững tay súng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Các anh mong muốn mang đến cho người dân biên giới một mùa xuân an vui, hạnh phúc. Chương trình Xuân biên phòng ấm lòng dân biên giới với nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, chúc tết chính quyền địa phương, người dân biên giới và cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới,... đã góp phần mang tết đến sớm với quân - dân miền phên giậu.
Thượng tá Nguyễn Văn Mão - Phó Chính ủy BĐBP tỉnh, cho biết: ĐBP Mỹ Thạnh Tây quản lý, bảo vệ đường biên giới dài 11,4km, qua địa bàn xã Mỹ Thạnh Tây, Mỹ Bình và Bình Hòa Hưng, với hơn 12.000 nhân khẩu. Những năm qua, đời sống của người dân khu vực biên giới nâng lên rõ rệt, tuy nhiên, một bộ phận còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, BĐBP tỉnh chỉ đạo các ĐBP giúp dân phát triển kinh tế với nhiều mô hình, phong trào như Mỗi tuần một địa chỉ, Hũ gạo tình thương, Ngôi nhà xanh, BĐBP chung tay xây dựng nông thôn mới, Nâng bước em tới trường, Xuân biên phòng ấm lòng dân biên giới,...
Chương trình Xuân biên phòng ấm lòng dân biên giới là hoạt động thường niên của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh nhằm góp phần giúp người dân các xã biên giới có cái tết ấm áp, đầy đủ, vui tươi; qua đó, thắt chặt hơn tình quân - dân nơi biên cương, động viên cán bộ, chiến sĩ, người dân vùng biên tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Đại úy Nguyễn Văn Hóa - Phó Đồn trưởng ĐBP Mỹ Thạnh Tây, cho biết: Thực hiện kế hoạch về việc tổ chức chương trình Xuân biên phòng ấm lòng dân biên giới, đơn vị phối hợp UBMTTQ Việt Nam các cấp cùng chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực như giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, trò chơi dân gian; tổ chức thăm, tặng quà cho gia đình chính sách, gia đình có công, hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khu vực biên giới. Bên cạnh đó, chương trình còn thăm, chúc tết cấp ủy, chính quyền địa phương; tặng quà các trạm, chốt kiểm soát biên phòng trên tuyến biên giới; tăng quà học sinh nghèo vượt khó;...
Bà Võ Thị Lam (ấp Vinh, xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ) chia sẻ: Người dân biên giới rất vui mừng khi được nhận những phần quà từ cán bộ, chiến sĩ biên phòng để có một cái tết vui vẻ, ấm cúng hơn.
Những phần quà của cán bộ, chiến sĩ biên phòng trao tặng trong chương trình Xuân biên phòng ấm lòng dân biên giới phần nào chia sẻ khó khăn với người dân mỗi dịp tết đến, xuân về. Phần quà do BĐBP, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Vietel chi nhánh Long An phối hợp trao tặng còn thể hiện sự tri ân đối với cán bộ, chiến sĩ biên phòng và người dân biên giới đã kề vai sát cánh cùng nhau bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia./.



KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC HÌNH ẢNH CÔNG AN NHÂN DÂN VÀ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

 Trên trang Việt tân lại xuất hiện bài viết xuyên tạc về hình ảnh, phẩm chất của hai lực lượng vũ trang của Việt Nam là Công an nhân dân và Quân đội nhân quân. So sáng hai lực lượng ai hơn ai trong những cái tiêu cực do các thế lực thù địch, phản động tự đặt ra. Chúng không chỉ cố tình xuyên tạc hình ảnh hai lực lượng mà còn gây chia rẽ giữa QĐND với CAND.

Là thanh bảo kiếm bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, lực lượng Công an nhân dân (CAND) luôn luôn là mục tiêu mà các thế lực thù địch nhằm vào để tìm cách “phi chính trị hóa”, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, kích động người dân chống lại lực lượng Công an.
Như chính tên gọi của mình, Công an nhân dân được sinh ra từ dân, bảo vệ chế độ, Nhà nước và nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của lực lượng. Ngay từ khi mới thành lập trong điều kiện lịch sử đất nước còn chiến tranh, Công an nhân dân đã làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước và trực tiếp chiến đấu thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và bảo vệ nhân dân. Hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân lúc bấy giờ gắn chặt với hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Có thể khẳng định rằng Công an nhân dân cùng với Quân đội nhân dân Việt Nam đã đóng góp to lớn, giữ vai trò nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Hàng năm vẫn có hàng chục cán bộ chiến sĩ hi sinh, hàng trăm CBCS bị thương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Những đau thương, mất mát ấy không một câu chữ nào có thể diễn tả hết, là một điều khẳng định to lớn về bản chất tốt đẹp, cao quý của lực lượng Công an nhân dân.
Mỗi người dân Việt Nam chúng ta vẫn không thể nào quên đã từng có một dân tộc Việt Nam kiên cường, đoàn kết vượt qua đại dịch Covid-19 tàn khốc. Chính trong thời khắc khó khăn ấy, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam lại một lần nữa tỏa sáng, toát lên phẩm chất đáng quý của người chiến sĩ cách mạng. Đã có hàng nghìn lượt CBCS sẵng sàng tham gia vào tuyến đầu chống dịch. CBCS lực lượng Công an nhân dân đã có mặt ở tất cả các mặt trận: truy vết F0, đảm bảo ANTT khu vực cách ly, điều trị bệnh, thực hiện các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các quy định trong công tác phòng, chống dịch Covid-19…..Nhiều CBCS đã hy sinh, bị thương khi thực nhiện nhiệm vụ, nhiều người tuổi đời còn rất trẻ bao hoài bảo ước mơ dang dở.
Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, Quân đội nhân dân người Bộ đội Cụ Hồ luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân chở che, đùm bọc, kề vai sát cánh cả trong đấu tranh cách mạng cũng như trong thời bình. Tình quân dân đã trở thành mẫu mực trong đời sống của người dân đất Việt và được khẳng định trong thực tiễn thông qua công tác dân vận của quân đội. “Đi dân nhớ, ở dân thương”, “Quân với dân như cá với nước”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”... đã đi vào tiềm thức đẹp khi nói về mối quan hệ đoàn kết quân dân.
Một trong những phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ là “sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Càng trong những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ càng tỏa sáng, có sức thuyết phục, sống động, góp phần bồi dưỡng nhận thức, tư tưởng, tình cảm, khơi dậy và nhân lên mặt tích cực trong nhân dân. Điển hình là trong phòng, chống thiên tai, thảm họa môi trường và đại dịch Covid-19, quân đội đã khẳng định được vai trò là lực lượng xung kích, đi đầu. Cán bộ, chiến sĩ quân đội đã không hề do dự, tính toán thiệt hơn, có lệnh là lên đường làm nhiệm vụ; ở đâu xuất hiện điểm nóng về dịch Covid-19, những điểm sạt lở do bão lũ gây ra là cán bộ, chiến sĩ quân đội có mặt, xông pha trên tuyến đầu, không nề hà bất cứ công việc gì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của bản thân để bảo vệ nhân dân. Đã có biết bao cán bộ, chiến sĩ Quân đội hy sinh trong khi làm nhiệm vụ cứu, giúp dân. Những suy nghĩ, cử chỉ, hành động, việc làm của cán bộ, chiến sĩ quân đội trong phòng, chống thiên tai, đại dịch một lần nữa khẳng định tinh thần “vì nhân dân quên mình”, “vì nhân dân phục vụ”, kế thừa và phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ.
Mặc dù các thế lực thù địch ra sức chống phá, xuyên tạc, bôi nhọ, hạ bệ, nhưng thực tế cho thấy: Bộ đội Cụ Hồ mãi là danh xưng bình dị, gần gũi mà cao quý; giá trị phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ vẫn đặc biệt thiêng liêng, mãi trường tồn theo thời gian. Công an nhân dân mãi là thanh bảo kiếm bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân./.

Mô hình hay - sửa chữa nhà cho thanh niên sẵn sàng lên đường nhập ngũ năm 2023

 

Mô hình hay - sửa chữa nhà cho thanh niên sẵn sàng lên đường nhập ngũ năm 2023 

Ngày 28-12, Đảng ủy, UBND phường An Thới, quận Bình Thủy, tổ chức khởi công sửa chữa nhà cho gia đình thanh niên Lương Vạn Tỷ ở khu vực 2, phường An Thới, là thanh niên viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ năm 2023. Anh Lương Vạn Tỷ là con út trong gia đình có 3 người con, thuộc diện khó khăn, cha làm thuê tự do, mẹ mua bán nhỏ, 2 người chị đã có gia đình.

Căn nhà có diện tích trên 97m2, được thiết kế sửa chữa kiên cố 1 trệt, 1 gác lửng, trị giá 100 triệu đồng, do ông Nguyễn Hồng Khanh, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư - xây dựng nhà đất Kim Cát, đường Võ Văn Kiệt, quận Bình Thủy, tài trợ. Dự kiến, căn nhà sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. 

Trong năm 2022, phường An Thới đã sửa chữa 3 căn và xây dựng mới 1 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn phường, trị giá trên 90 triệu đồng.

 

Năm 2022 GDP của Việt Nam tăng ngoạn mục 8,02%

 

Năm 2022 GDP của Việt Nam tăng ngoạn mục 8,02%

 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 ước tăng 8,02%; trong đó, quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng 13,71%; quý IV tăng 5,92% so với năm trước.

Phát biểu tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và cả năm 2022, sáng 29/12, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bà Nguyễn Thị Hương cho biết, nền kinh tế nước ta phục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo.

Môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện góp phần tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Một số ngành đã có mức tăng trưởng cao hơn năm trước khi có dịch COVID-19.

Cụ thể, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 ước tăng 8,02% (quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng 13,71%; quý IV tăng 5,92%) so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.

Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế. Ngành nông nghiệp tăng 2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,13%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng 5,19%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 8,17%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,15% so với năm trước, đóng góp 0,97 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 11,93%, đóng góp 0,69 điểm phần trăm.

Tiếp đến là ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 40,61%, đóng góp 0,79 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,03%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 7,80%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm. Riêng ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 7,6%, làm giảm 0,13 điểm phần trăm do dịch COVID-19 đã được kiểm soát.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.
Về sử dụng GDP năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,18% so với năm 2021, đóng góp 49,32% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,75%, đóng góp 22,59%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,86%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,16%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 28,09%.
GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021).

Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021).
Lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho biết, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành các mục tiêu kinh tế – xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 mà Nghị quyết Đại hội XIII đề ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát sao tình hình, sự thay đổi chính sách của các nước để kịp thời ban hành các chính sách tiền tệ, tài khóa và các giải pháp vĩ mô phù hợp. Đồng thời, triển khai tích cực, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP về

Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.
“Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo; chính sách tiền tệ, tài khóa điều hành chủ động, linh hoạt và hiệu quả. Môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện tích cực, an sinh xã hội được đảm bảo, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp”, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh./.

 

Kỳ họp bất thường lần 2, Quốc hội quyết định 5 nội dung cấp bách

 

Kỳ họp bất thường lần 2, Quốc hội quyết định 5 nội dung cấp bách

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có thông báo số 1894/TTKQH-TK về việc triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp này sẽ khai mạc ngày 5/1/2023 và dự kiến bế mạc ngày 9/1/2023, họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Thông báo nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV. Quốc hội họp trù bị vào chiều ngày 4/1/2023, khai mạc vào thứ Năm, ngày 5/1/2023 và dự kiến bế mạc vào thứ Hai, ngày 9/1/2023. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, do chưa có quy định cụ thể về việc tổ chức tiếp xúc cử tri đối với kỳ họp bất thường, thời gian kỳ họp ngắn, lại giáp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, nên đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội không tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp này. Các Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố có hình thức phù hợp để nắm bắt tình hình dư luận, tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân ở địa phương và gửi về Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo dự kiến nội dung chương trình kỳ họp, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định các nội dung:

Một là, xem xét, thông qua dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi);

Hai là, xem xét, quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Ba là, xem xét việc tổng kết việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch bệnh Covid-19;

Đồng thời, xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện một số chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và việc tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.

Bốn là, xem xét, quyết định một số nội dung về tài chính, ngân sách nhà nước: việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021; việc điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan; việc điều chỉnh kế hoạch  vốn vay lại năm 2022 của các địa phương;

Năm là, công tác nhân sự đại biểu và nhân sự khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội (nếu có).

Ngoài ra, các đại biểu cũng sẽ tự nghiên cứu Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân.

 

THẾ GIỚI -VIỆT NAM: LỜI KHUYÊN CỦA KISSINGER!

     Henry Kissinger được mệnh danh là “cây đại vĩ cầm” về ngoại giao của Mỹ. Tầm ảnh hưởng của ông ta lớn đến mức ngay sau khi nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump đã trực tiếp tham vấn Henry Kissinge.
     Khi nhắc đến Việt Nam, Kissinger đã nói: “Với người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, dân tộc Việt Nam là một dân tộc ĐẶC BIỆT. Việt Nam là một dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn nhưng lại có lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm mà chưa một dân tộc nào trên thế giới từng phải trải qua. Kiên cường, bất khuất, thông minh, cần cù, gan dạ, anh dũng và nhân đạo là tất cả những gì có ở dân tộc này. Chính vì thế nếu nước Mỹ hôm nay và ngày mai cần một lời khuyên về quan điểm ngoại giao với Việt Nam thì nên suy nghĩ đến những điều đặc biệt sau: Chúng ta không nên lôi kéo để gần gũi họ bởi Việt Nam có tinh thần cảnh giác rất cao đối với những nước lớn. Họ sợ gần gũi rồi lôi kéo, mua chuộc làm mất an ninh quốc gia của họ. Điển hình như Trung Quốc ở ngay bên canh nhưng trong suốt cuộc chiến tranh với Mỹ họ vẫn đề phòng mọi hành động của Trung Quốc. Vì vậy, năm 1978 tại Campuchia và 1979 tại biên giới phía Bắc họ đã không bị bất ngờ. Đặc biệt không nên tạo mối ác cảm thù địch với họ, vì như chúng ta biết có những thời điểm trong chiến tranh và hậu chiến tranh cảm tưởng như dân tộc này đã bị cô lập, bỏ rơi nhưng ý chí và nghị lực của họ không bao giờ cạn. Nếu như dân tộc khác mà bị gần 1000 năm đô hộ như thời kỳ Bắc thuộc như Việt Nam chắc đã bị xóa tên trên bản đồ từ lâu. Thế nhưng họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc và không bao giờ quên nhiệm vụ giành lại độc lập cho dân tộc. Vì vậy coi họ là kẻ thù nhiều khi không có lợi. Với Việt Nam chúng ta nên tôn trọng quyền tự quyết của họ, tạo niềm tin và sự tôn trọng với họ bởi họ là thế lực rất đáng gờm trong các quốc gia Đông Nam Á và Châu Á trong tương lai gần. Với vị thế và đường lối ngoại giao đặc thù như quốc gia này họ không liên kết, liên minh tạo phe phái gây bất lợi cho chúng ta, họ là lá cờ đầu trong việc xóa bỏ chế độ thuộc địa trên thế giới, vì vậy đối với nhiều quốc gia, Việt Nam vẫn là hình mẫu giải phóng vì độc lập, dân tộc. Họ có tiếng nói và niềm tin nhất định trên hầu hết các quốc gia thân thiện hay không thân thiện với chúng ta. Các quốc gia hợp tác với họ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều so với quan hệ với Mỹ. Chính vì thế với Việt Nam chúng ta nên có một cách quan hệ đặc biệt. Không gần gũi, lôi kéo, không gây sức ép, cô lập, ác cảm mà hãy quan hệ với bình đẳng, khách quan và tôn trọnghọ. Làm được như vậy chắc chắn nước Mỹ sẽ có được nhiều lợi thế trong khu vực và trên thế giới...”
     Dù thế nào chúng ta cũng thấy được tài năng của Kissinger. Mặc dù ông ấy đã 97 tuổi rồi nhưng vẫn được nhiều người đứng đầu các quốc gia săn đón và mong nhận được lời cố vấn của ông ta. Lời khuyên của Kissinger giành cho Donald Trump đã cho ta thấy vị thế của Việt Nam trong con mắt của quốc tế./.

Yêu nước ST.

“TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HOÁ”-ĐỀ CAO TRÁCH NHIỆM PHÒNG CHỐNG!

         “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thực chất là quá trình thay đổi lập trường tư tưởng, mục tiêu, ý chí, bản chất cách mạng của người cộng sản. Là quá trình từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa, từ bỏ lợi ích giai cấp và lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích cá nhân làm trọng. Hay nói một cách khác, “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa” là quá trình thay đổi về chất cộng sản trong mỗi cá nhân. 
     Vì vậy đặt ra cho mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta: Trước những diễn biến phức tạp, tư tưởng phải vững vàng; trước những tác động xấu, bản lĩnh càng phải cao; trước thách thức, ý chí càng phải lớn và trước khó khăn, mục tiêu càng phải kiên định. Đây không chỉ là yêu cầu tính chiến đấu, chất cách mạng, mà đó còn là sự tự “miễn dịch” với những gì tác động xấu, khách quan từ bên ngoài. Đó là quá trình tự rèn luyện, tự ý thức, tự xây dựng bản lĩnh, nhân cách với quyết tâm cao, là sự khẳng định sự đúng đắn từ nhận thức đến hành động của người cách mạng chân chính. Vì thế, mỗi quân nhân chúng ta cần tăng cường rèn luyện bản thân, tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, miễn dịch với các tiêu cực của xã hội để chống lại “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ chính bản thân mình./.


Yêu nước ST.

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA: NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 1966!

         “Trong công tác lưu thông phân phối, có hai điều quan trọng phải luôn luôn nhớ:
- Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng,
- Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không theo”.
     Ngày 29 tháng 12 năm 1966, tại phiên họp cuối năm của Hội đồng chính phủ, khi đề cập đến khuyết điểm của công tác lưu thông phân phối Bác đã căn dặn những điều trên. Ở đây, Bác đề cập đến “không sợ thiếu”, “không sợ nghèo” không phải là cam tâm chịu nghèo, chịu thiếu. Cách mạng là để cuộc sống con người giàu có hơn, sung sướng hơn. Nhưng trước cái thiếu, cái nghèo còn đang hiện hữu thì phải làm sao thiếu mà được công bằng, nghèo mà lòng dân vẫn yên. Sợ sự không công bằng và sợ lòng dân không theo là biểu thị thái độ, trách nhiệm của người quản lý. Trước đó, năm 1947 để giữ nghiêm pháp luật và kỷ luật Bác đã phải thức trắng đêm để suy nghĩ và đi đến quyết định bác đơn xin ân xá của Đại tá Trần Dụ Châu, nguyên Cục trưởng Cục Quân nhu vì những vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức, quản lý không tốt, bớt xén của bộ đội để dùng vào việc riêng.
     Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Người, đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác phân phối hàng hóa trong hệ thống phân phối của nhà nước đã đề cao trách nhiệm, tận tâm, tận lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhất là giai đoạn đất nước còn trong chiến tranh và thực hiện cơ chế bao cấp, góp phần vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
     Trong Quân đội, mọi chế độ, tiêu chuẩn, chính sách của cán bộ, chiến sĩ được quy định cụ thể trong các văn bản, được phổ biến và niêm yết công khai theo quy định ở từng cấp để mọi quân nhân biết, thực hiện. Hằng tháng, các cơ quan, đơn vị duy trì nghiêm nền nếp Ngày Chính trị văn hóa tinh thần để bộ đội được dân chủ tham gia góp ý trên mọi mặt công tác; qua đó tạo bầu không khí dân chủ, tin cậy đã trực tiếp xây dựng đơn vị có môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện./.


Yêu nước ST.