Để trở về
với đời thường, để được sống trong môi trường bình an của quê hương, đất nước
mình, những phạm nhân đã từng phạm lỗi lầm, đã có hành động sai trái hãy tỉnh
ngộ, biết nhận ra lẽ phải để cải tạo tốt, tìm lại đường về. Lối về ấy ngay
trong suy nghĩ, trong sự nhận thức của mình, lối về ngay dưới bước chân chứ
không phải trông đợi ở những tung hô của kẻ giảo hoạt “giải thưởng nhân quyền”,
“nhà hoạt động cho dân chủ”…
Còn nhớ,
phiên toà xét xử bị cáo Lê Trọng Hùng diễn ra ngày cuối cùng của năm 2021, khi
mà cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo trình tự tố tụng thì số cơ hội bên
ngoài chờ sẵn để “ném đá” tạo sóng dư luận, lấy cớ đẩy vụ án sang hướng khác để
chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Lời nói sau cùng của Lê Trọng Hùng trước
toà, nội dung cho thấy bị cáo không ăn năn, hối cải mà vẫn ngoan cố chối tội,
thậm chí còn mang tính kích động để những kẻ chống phá lấy cớ vu cáo.
Bị cáo Lê
Trọng Hùng ngô nghê nói rằng, lẽ ra đã “trở thành đại biểu Quốc hội”, việc bị
phạt tù là “ngăn cản sứ mệnh của tôi trong 5 đến 10 năm” và “tôi ở trại giam
tôi vẫn gào ra, tôi buộc các anh quản giáo cắt tóc thật đẹp để hôm sau tôi đi
bầu cử, thể hiện tôi đang bảo vệ tính chính danh của Nhà nước”…
Bị cáo Phạm Thị Đoan Trang trước toà.
Những lời
nói này cho thấy kiểu giả bộ tâm lý có vấn đề để nhạo báng trước công đường.
Tuy nhiên, bị cáo hẳn đã quá ảo vọng, đến lời nói sau cùng là cơ hội để trấn
tĩnh, cần biết hối lỗi nhìn ra sự thật thì vẫn tìm cách nói ngông để bấu víu sự
can thiệp mơ hồ từ bên ngoài.
Cần nhớ
rằng, luật pháp nghiêm minh nhưng cũng khoan dung, xử lý nghiêm kẻ phạm tội
nhưng cũng khoan hồng cho những ai biết hối lỗi, biết nhận rõ sai lầm để tìm
lại đường về. Toà cho nói lời sau cùng, không biết hối lỗi, sám hối, mà vẫn còn
ảo vọng kiểu đó là đã tự tay mình chuốc thêm ngày rộng tháng dài trong trại cải
tạo mà thôi. Đối tượng cuồng vọng như vậy, còn bên ngoài cũng đã có những chân
rết sẵn sàng “đổ dầu đốt lửa”.
Một thành
phần cổ suý đưa lên trang cá nhân, viết “có những người đi đấu tranh chưa về”;
tôn sùng bị cáo Lê Trọng Hùng là “một công dân gương mẫu, người khát khao xây
dựng một xã hội dân chủ công bằng văn minh thượng tôn pháp luật”; biến tấu hành
động tội lỗi của bị cáo thành “Lê Trọng Hùng vô tội, những việc làm của Hùng
chỉ giúp ích cho đất nước và nhân dân”.
Rồi liệt
kê những kẻ bất hảo chống phá nhân dân “Hùng, Trang, chị Tâm, chị Thêu, chị
Hạnh, Phương, Tư, những người bạn thân thiết của tôi, họ là những người công
chính đi đấu tranh cho quyền lợi chung của tất cả chúng ta. Họ chưa về. Tất cả
chúng ta đều đang mất tự do!”. Trong khi đó, tổ chức Nhà báo Không biên giới
(RFS) như thường lệ, lại lên án bản án và “kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả
tự do cho ông Hùng ngay lập tức”.
Ông Daniel
Bastard, người phụ trách Châu Á-Thái Bình Dương của RSF sau khi đánh lận bản
chất vụ án thì giả bộ: “Bản án gây sốc 5 năm tù của Lê Trọng Hùng một lần nữa
cho thấy hệ thống tư pháp Việt Nam hoàn toàn thiếu độc lập”. Cùng việc “lên án”
thì RSF cũng tìm cách ngợi ca, vẽ nên một “người hùng” Lê Trọng Hùng khi
“thường xuyên đưa tin về các vụ việc tham nhũng và trưng dụng bất hợp pháp và
cung cấp thông tin pháp lý để giúp đỡ các nạn nhân. Ông Hùng là nhà đồng sáng
lập kênh CHTV thứ hai trở thành nạn nhân bị đàn áp ở Việt Nam”.
Về vụ án
này, ngày 31/12/2021, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án
phạt 5 năm tù đối với bị cáo Lê Trọng Hùng (tức Hùng “gàn”, SN 1979, trú tại
phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán
hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam” theo Điều 117, khoản 1, điểm a, b, c, Bộ luật Hình sự. Ngoài
hình phạt tù, tòa còn tuyên phạt quản chế Lê Trọng Hùng 5 năm kể từ ngày chấp
hành xong hình phạt tù.
Theo cáo
trạng của VKSND Hà Nội, từ tháng 4/2020 đến tháng 9/2020, Lê Trọng Hùng đã tự
làm, đăng tải phát trực tiếp 7 video clip lên mạng xã hội Facebook. Trong số
đó, có 4 video clip chứa nội dung tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối,
chính sách của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, phỉ báng chính quyền nhân dân;
tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang
trong nhân dân. Hành vi phạm tội của bị cáo là rõ ràng. Tuy nhiên, lấy cớ bị
cáo không nhận tội, các thế lực chống phá Việt Nam tô vẽ, tung hô đối tượng,
giống như từng tung hô cho “ứng viên giải thưởng nhân quyền”.
Bằng việc
tung hô các đối tượng với danh hão như “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động dân chủ,
nhân quyền”, “tù nhân lương tâm”, “công dân yêu nước”..., thực chất là thủ đoạn
để các thế lực thù địch hợp thức hóa việc cung cấp tiền bạc cho những kẻ được
họ tiếp tay hoạt động chống Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam. Đồng thời, thông
qua đó nhằm tiếp tục cổ súy, lôi kéo các đối tượng khác hoạt động phục vụ âm
mưu chống phá. Cùng với việc rêu rao vi phạm nhân quyền, các đối tượng nhằm tạo
sóng dư luận, gây sự chú ý từ quốc tế để bôi nhọ, xuyên tạc tình hình dân chủ,
nhân quyền ở Việt Nam, qua đó lấy cớ để gây sức ép, can thiệp vào tình hình
trong nước.
Điều này
cũng diễn ra như đối với bị cáo Phạm Thị Đoan Trang hay các phạm nhân được
“vinh danh” giải thưởng nhân quyền năm 2021 của Mạng lưới nhân quyền Việt Nam -
VNHRN (Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư…). Được các đối tượng rêu
rao, cổ suý, “tôn vinh” thì thực chất chỉ như những con rối, quân cờ, ra toà
lĩnh án rồi chấp hành hình phạt nhưng bị kẻ địch bên ngoài mượn tên để điều
khiển, vì động cơ chống phá đất nước.
Bởi vậy,
chớ nên nghe xúi bẩy từ đâu mà nghĩ khác, làm khác để tự cho mình là “tù nhân
lương tâm”, kiếm tìm ảo vọng ở trời Tây. Chẳng có “thiên đường” nào, chẳng có
giải thưởng nào từ các thế lực chống phá bên ngoài giúp phạm nhân “đến với tự
do, dân chủ”. Muốn trở về với tự do, dân chủ như công dân bình thường, điều
trước mắt và quan trọng nhất là trót bước lạc đường thì nay chấp hành án trong
trại giam thật tốt, hãy ăn năn hối cải, biết nhận ra lỗi lầm để cải tạo tiến
bộ, sớm tìm lại con đường về với gia đình, sống có ý nghĩa trên đất nước, quê
hương mình.
Nghĩ về
những trường hợp lạc bước, sai đường, thật đáng trách khi có cả những người vốn
có nhiều kinh nghiệm cuộc sống, có những cống hiến nhất định trong công tác
trước đây. Như với Nguyễn Tường Thụy (sinh năm 1950 tại Nam Định) bị phạt tù về
tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm
nhằm chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình
sự. Chấp hành án phạt tù trong trại giam, giờ Nguyễn Tường Thụy lại được tung
hô “giải thưởng nhân quyền 2022”, thật khôi hài. Về bản chất vụ án, cáo trạng
của VKS và quá trình xét xử tại phiên toà đã xác định rõ. Vấn đề là với người
đọc trên mạng internet, cái tên Nguyễn Tường Thuỵ không phải xa lạ gì.
Nguyễn
Tường Thụy cùng những cá nhân như Phạm Thành, Trần Đức Thạch vốn là “người
quen” trên các trang viết chống phá Nhà nước, nhân dân. Một số bài viết trên
trang mạng chống phá đã liệt kê những người này để quy rằng “Có một vài điểm
chung của 3 nhà yêu nước, các ông đều thế hệ 5X”, từ đó nại lý do yêu nước nên
“hành động theo bản năng”. Nhiều bài còn cổ suý với những câu từ xuyên tạc, xảo
trá như: “Chính họ là những người hiểu hơn ai hết về chế độ cộng sản. Họ biết
rõ ngày nào đất nước còn bị cai trị bởi một chế độ độc tài cộng sản thì người
dân sẽ không bao giờ được hưởng các quyền căn bản của con người, và chủ quyền
đất nước sẽ bị lâm nguy. Chính vì vậy mà họ đã hành động!”.
Trên mạng,
ông Thụy tung ra các bài viết, các luận điệu đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân
tộc, câu kết với các tổ chức chống phá bên ngoài, gây bất ổn cho xã hội. Lẽ ra,
với quá khứ ít nhiều có cống hiến, ông Nguyễn Tường Thụy phải là người hiểu
phải làm gì cho phải đạo. Còn nhớ, tại Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh, người xem buổi truyền hình trực tiếp thực sự xúc động trước phát biểu
của ông Nguyễn Văn Đoàn, nguyên cận vệ Bác Hồ.
Ông Đoàn
sinh năm 1947, hơn ông Thụy 5 tuổi. “Những tháng năm cùng đồng đội được phục
vụ, bảo vệ Bác Hồ, cũng là ngần ấy thời gian với những kỷ niệm thiêng liêng của
tôi về Người, là những trang đẹp nhất, may mắn và hạnh phúc nhất trong cuộc đời
tôi” - ông Đoàn bày tỏ. Ông Nguyễn Văn Đoàn kể lại: Nhớ lại buổi đầu được nhận
nhiệm vụ, ông cùng đồng đội được đồng chí Vũ Kỳ (thư ký riêng của Bác) và đồng
chí Hoàng Hữu Kháng (Cục trưởng Cục 22 - Bộ Công an) ân cần căn dặn nhiều điều
và nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của các đồng chí là rất đặc biệt, trực tiếp bảo vệ Bác
Hồ, rất vinh dự, nhưng cũng khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực và trách nhiệm cao...”.
Chúng tôi
luôn tâm niệm: “Phải làm thật tốt, không được có sai sót, dù là nhỏ và nhất là
không để Bác phiền lòng. Chúng tôi thật may mắn, hạnh phúc vì đã được phục vụ
Bác Hồ, trong đó có những chuyến được theo Bác đi công tác, qua đó cảm nhận
được tình cảm, nhân cách cao đẹp, cuộc đời giản dị,... của vị lãnh tụ đã dành
trọn cuộc đời vì nước, vì dân”. Trước Lễ mít tinh, người cận vệ năm xưa xúc
động chia sẻ: “Tôi luôn cố gắng phấn đấu thực hiện tốt lời Bác dạy. Hơn nữa, là
một trong số ít người may mắn được lựa chọn vào làm cảnh vệ cho Bác Hồ, tôi
luôn tự nhủ mình phải không ngừng rèn luyện, xứng đáng với sự tin cậy của cấp
trên, xứng đáng với Bác và xứng đáng với truyền thống của những người con cố đô
nghìn năm văn hiến”.
Cùng một
thế hệ như ông Đoàn, cũng ở mảnh đất kinh kỳ, trải qua những năm tháng gian nan
thử thách của đất nước do chiến tranh, rồi thời kỳ bao cấp đói khổ, vậy mà ông
Thụy lại tự chuyển hoá, rẽ ngược lối, ngược đường, chống lại sự nghiệp phát
triển đất nước, chống lại chính những tâm huyết của những người từng đồng cam
cộng khổ. Giờ đây, đã trót sai bước, lạc đường nhưng lỗi lầm ấy vẫn có thể được
cải sửa. “Đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, luật pháp vẫn luôn
mở rộng với người lầm lỗi để nhận thức, tu chỉnh lại, để cải tạo mà tìm đường
về. Đường về ấy sẽ thật gần nếu đó là sự tu chỉnh, ăn năn.
Đường về
ấy, có quê hương, có những người thân đang ngóng đợi và chẳng những đường về là
sự bước về với chính bản thân mình mà còn là cái để cháu con, người thân nhìn
vào đó không thấy ái ngại, không thấy xấu hổ.
Đường về
ấy không có trong các mỹ từ mà những kẻ giảo hoạt đã, đang tung hô, không có
sau cái gọi là “đấu tranh dũng cảm cho nhân quyền”, “giải thưởng nhân quyền”,
“nhà hoạt động cải cách”…
Đường về
ấy, lối đi ấy ngay dưới chân mình, hãy nhìn lại và hành động.
Đăng Minh
pháp luật phải nghiêm minh
Trả lờiXóa