Theo thống kê, số lượng người dùng Internet ở
Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới, đứng thứ 6 khu vực châu Á, hiện có trên 74
triệu người sử dụng mạng xã hội qua Facebook, Zalo, YouTube, Instagram, TikTok…
Với tiện ích của mạng xã hội, các tài khoản cá nhân được thiết lập dễ dàng trên
khắp thế giới. Ở trong và ngoài nước, một số cá nhân có tư tưởng chống phá Đảng,
Nhà nước ta đã lập tài khoản ảo để đánh lừa người dùng, núp bóng dưới các tài
khoản “Thảo luận về Kinh tế - Chính trị và Xã hội Việt Nam”; dùng các bài viết,
tin tức, video clip để bình luận, chia sẻ. Chúng câu view, câu like, comment để
thu hút nhiều lượt tương tác, càng nhiều người tương tác tạo đồng cảm đánh lừa
người dùng mạng xã hội, phục vụ mưu đồ tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước
ta.
Vì
vậy, chúng ta tham gia mạng xã hội để đấu tranh trực diện với các quan điểm sai
trái, thù địch; nhận diện, khai thác, chuyển tải các thông tin hữu ích, tạo nên
môi trường thông tin lành mạnh, góp phần ổn định dư luận, củng cố niềm tin của
Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và những thành tựu đã đạt được của
đất nước, không sa đà vào những sự việc vụn vặt dễ bị lôi kéo, kích động.
Trước
đây, việc nắm bắt, phân tích, dự báo tình hình tư tưởng, dư luận xã hội được
thực hiện bằng phương pháp truyền thống, như: Tổ chức các cuộc họp giao ban,
qua các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của ban, ngành, đoàn thể, báo chí, các
cuộc thăm dò dư luận xã hội... Khi mạng xã hội phát triển phương pháp đó chưa
đáp ứng được tính nhanh nhạy, đa chiều của thông tin. Việc sử dụng công
nghệ thông tin giúp chúng ta có thể kiểm soát được khối lượng thông tin khổng
lồ trên mạng xã hội, bằng cách sử dụng một số “từ khóa” những thông tin tốt,
xấu phát ra từ đâu, thời gian nào, được tương tác ra sao.
Mạng
xã hội chính là kênh thông tin quan trọng để đưa quan điểm, đường lối, chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và
Nhân dân được nhanh hơn, đi vào thực tiễn cuộc sống; không những khẳng định
tính đúng đắn, sáng tạo của những quan điểm, đường lối chủ trương chính sách đó
mà còn tạo dựng uy tín, niềm tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân
vào sự lãnh đạo của Đảng, củng cố mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với
Nhân dân.
Các
cơ quan, đơn vị có thể lập diễn đàn, xây dựng các nhóm, cộng đồng riêng mà nòng
cốt là cán bộ, nhân viên của mình, đồng thời kết nạp thêm thành viên, người
theo dõi, huy động đông đảo người truy cập tham gia cung cấp thông tin tích
cực, chính thống. Thông qua tương tác, chia sẻ của nhóm, một mặt cung cấp, chia
sẻ, lan tỏa thông tin tích cực, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật Nhà nước, mặt khác phát hiện những vấn đề, sự việc nổi cộm liên quan
đến lĩnh vực, địa bàn của mình để kịp thời kiểm tra xác minh, có biện pháp xử
lý, giải quyết kịp thời, thỏa đáng.
Tham
gia đấu tranh trên mạng xã hội, bảo vệ quan điểm, đường lối chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, cán bộ, đảng viên cần phải tuân thủ Luật An
ninh mạng năm 2018; không đưa, chia sẻ những thông tin không đúng sự thật, chưa
được kiểm chứng; đưa và chia sẻ những thông tin hay, bổ ích, có giá trị tích
cực nhằm khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giáo dục lòng yêu
nước, tinh thần chiến đấu, lao động trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
lan tỏa gương người tốt, việc tốt trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
bài viết rất thiết thực
Trả lờiXóa