Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022
Học tập và làm theo tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Hiểu rõ những nội dung cơ bản của phương pháp tư duy Hồ Chí Minh - một nội dung trong di sản của Người - để vận dụng vào nâng cao năng lực tư duy cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là biện pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Đây là nội dung bao trùm và điển hình nhất trong phương pháp tư duy Hồ Chí Minh. Trong phương pháp tư duy của Người, độc lập đồng nghĩa với không phụ thuộc, không bắt chước, không theo đuôi bất kỳ một lý luận nào nếu không có sự đánh giá cẩn trọng, khoa học của chủ thể. Mặc dù con đường nhận thức chân lý bao giờ cũng có sự kế thừa, nhưng là sự kế thừa biện chứng, kế thừa và phát triển với tính độc lập của chủ thể nhận thức, không phải là sự bắt chước, rập khuôn cách máy móc. Tự chủ có nghĩa là xuất phát từ vị trí, vai trò của mình, chủ thể tự thân làm chủ mọi suy nghĩ, hành vi của mình, làm chủ công việc của mình, tự thấy mình phải có trách nhiệm với tập thể, với quốc gia, với dân tộc mình. Sáng tạo là sẵn sàng từ bỏ những cái cũ, cái lạc hậu, cái không còn phù hợp đang cản trở sự phát triển; đồng thời, tìm kiếm, học hỏi, đề xuất những cái mới có khả năng đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống.
Đối với mỗi con người, để vượt qua được những thành kiến do lối mòn tư tưởng cũ chi phối là một việc không dễ. Trong khi đó, khác với tất cả những nhà yêu nước đương thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn biết vượt lên những thành kiến tư tưởng và thể hiện năng lực làm chủ bản thân rất cao. Không đi theo con đường cứu nước mà các vị tiền bối đã thực hiện, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định đi ra nước ngoài, tới chính đất nước của kẻ thù đang giày xéo, đặt ách thống trị lên Tổ quốc mình để tìm đường cứu nước, cứu dân, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, để tìm hiểu xem những gì ẩn giấu “đằng sau khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái là gì?”. Liệu người dân ở đó có được tự do, bình đẳng và hạnh phúc thực sự hay không?
Cốt lõi của tình cảm cách mạng là đạo đức cách mạng. Tình cảm cách mạng là khởi nguồn để có sáng tạo cách mạng. Khi tình cảm đã nhạt phai thì trí tuệ cũng sẽ chịu ảnh hưởng không tốt. Ngược lại, tình cảm mù quáng thì lý trí sẽ mất phương hướng. Tình cảm có những quy luật riêng của mình. Nếu là xúc cảm nhất thời, nó thường đi đôi với nhận thức cảm tính, bồng bột, thoáng qua và thiếu bền vững. Song ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, những tình cảm trong sáng, rất mãnh liệt bao giờ cũng chịu sự điều chỉnh, hướng dẫn chặt chẽ của lý trí. Đó là bởi, tình cảm của Người dựa trên sự thấu hiểu sâu sắc về con người, điều chỉ có ở một nhân cách lớn. Cả cuộc đời của Người là một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, về sự thống nhất giữa lý trí với những tình cảm trong sáng, thấm đẫm tình yêu thương con người.
Phương pháp tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở việc xem trọng nhân tố tự giác. Người cho rằng, nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân trong xã hội. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong mỗi con người đều có hai mặt đối lập: Thiện và ác, hay và dở, tốt và xấu,... Do vậy, điều quan trọng là, mỗi người phải dám nhìn thẳng vào bản thân mình, tự giác tu dưỡng, rèn luyện, phát huy những cái thiện, cái hay, cái tốt, đồng thời khắc phục cái ác, cái dở, cái xấu. Trong lần nói chuyện với thanh niên sinh viên tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ II năm 1958, Người nhấn mạnh: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình. Tức là thanh niên phải có đức, có tài”
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
học tập Bác Hồ suốt cuộc đời
Trả lờiXóa