Tôi vừa về đến cổng khu chung cư thì anh Tiếu, nhân viên bảo vệ
khu nhà, đã níu tay:
- Bác cho em hỏi tý.
Em vừa đọc bài viết của một tờ báo có trụ sở ở nước ngoài. Họ đề cập về người cao tuổi ở Việt Nam và cho rằng người cao
tuổi ở nước ta không được chăm sóc theo đúng Luật Người cao tuổi. Rồi họ so
sánh việc Nhà nước ta bảo đảm các chế độ như khám, chữa bệnh, trợ cấp... dành
cho người già, người cao tuổi chưa được như một số nước khác. Em là em chưa
đồng ý với kiểu so sánh ấy. Thế bác có thông tin gì thêm về vấn đề này không?
Suy nghĩ một chút, tôi
nói với anh bảo vệ:
- Tôi cũng có đọc bài
viết ấy rồi. Thực ra đó là một kiểu so sánh khập khiễng. Các cụ ta xưa có câu
“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Ở tầm quốc gia cũng vậy, việc bảo đảm an
sinh xã hội, trong đó có bảo đảm một số chế độ, chính sách cho người cao tuổi,
chúng ta phải căn cứ vào thu nhập của quốc gia. Nghĩa là có nguồn thu lớn thì
khả năng bảo đảm sẽ lớn. Còn ở nước ta, những năm gần đây, việc bảo đảm chế độ
dành cho người già, người cao tuổi tuy chưa thể so sánh với các quốc gia phát
triển nhưng có thể khẳng định, việc này đã được Đảng, Nhà nước, xã hội ta quan
tâm rất chu đáo. Các chính sách, chế độ dành cho người cao tuổi đã được thực
hiện thực sự bằng các chỉ tiêu, con số cụ thể. Chẳng hạn, về tinh thần, ngoài
quyền lợi chung như tham gia vào các văn bản, chính sách pháp luật, quyền bầu
cử, quyền tham gia xây dựng hệ thống chính trị v.v.. người cao tuổi ở nước ta
còn được lập hội riêng, thống nhất từ Trung ương tới cơ sở. Hội Người cao tuổi
các cấp chính là nơi người cao tuổi được sinh hoạt, hoạt động, bày tỏ tâm tư,
nguyện vọng với cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đoàn thể các cấp.
Việc bảo đảm vật chất
đối với người cao tuổi cũng đã được thực hiện rộng khắp. Số tiền tuy chưa nhiều
(theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với
đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có các mức trợ cấp cho người cao tuổi không
có lương hưu từ ngày 1-7-2021 có mức từ 360.000 đồng/người/tháng tới 1.080.000
đồng/người/tháng, tùy theo từng đối tượng), nhưng đó là nỗ lực rất lớn của Đảng,
Nhà nước ta. Ngoài ra, người cao tuổi (từ 80 tuổi trở lên) được cấp thẻ bảo
hiểm y tế, một số địa phương còn ưu tiên bảo đảm giao thông công cộng miễn phí
cho đối tượng này.
Có một điều rất quan
trọng mà những người phiến diện, nhất là những người học theo lối sống phương
Tây thường không hiểu được, đó là ở đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam vốn có
truyền thống con cái chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Nét đẹp này được trao truyền
từ đời này sang đời khác và không ngừng được bồi đắp qua thời gian. Vì thế, đại
đa số người già, người cao tuổi ở nước ta thường sống đầm ấm với con cháu, được
con cháu phụng dưỡng, chăm sóc. Đó mới là điều chính yếu, là nét đẹp rất đáng
tự hào của dân tộc Việt Nam ta. Không những vậy, vấn đề này cũng được quy định
rõ ràng tại khoản 2, Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình: “Con có nghĩa vụ và
quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân
sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con
phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”.
Còn việc người cao
tuổi tham gia lao động sản xuất để tăng thêm thu nhập, tự cải thiện cuộc sống
với mong muốn bớt phiền hà con cháu thì đó cũng là lẽ thường, cũng là bản chất
cần cù, chịu thương chịu khó của người Việt Nam, chứ không phải “bị Nhà nước bỏ
rơi” như luận điệu của mấy anh "mắt nhắm mắt mở" xuyên tạc, phán bừa
kiểu “nhắm mắt xem voi” trên mạng. Như vậy, chú có thể thấy, người cao tuổi ở
nước ta vừa được Nhà nước bảo vệ bằng luật pháp, chính sách, vừa nhận được sự chăm sóc của cả
gia đình và xã hội, cho nên chú chớ có tin mấy điều nhăng cuội trong bài báo
chú vừa đọc nhé...
- Vâng, vâng, bác nói
thế là em rõ ra nhiều rồi đấy ạ.
chớ nghe đài địch
Trả lờiXóa