Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

DÙNG CHIÊU BÀI TÔN GIÁO ĐỂ TRỤC LỢI CHO CÁ NHÂN

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm ý thức về tầm quan trọng của vấn đề này trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu chung là phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Quán triệt, kế thừa, phát triển quan điểm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Người, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện chủ chương, cơ chế, chính sách, pháp luật về tôn giáo, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân thực hành quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình.
Theo dòng chảy của lịch sử, Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, kể cả tôn giáo nội sinh và tôn giáo ngoại nhập. Người có tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được yên tâm và an toàn hành đạo theo đúng nghĩa của một đạo giáo chân chính. Điều này thể hiện rất rõ ở chỗ, hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước Việt Nam có nhiều bậc thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện ở bậc cao nhất, hiến định rất rõ ràng trong đạo luật gốc - đó là Hiến pháp. Hiến pháp, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, mỗi lần sửa đổi, bổ sung và ban hành luôn luôn kế thừa và phát triển để quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trở thành một trong những quyền cơ bản của con người.
Cụ thể, công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người theo đạo hoặc không theo đạo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân, không phân biệt đối xử. Đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo phải có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo, giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, phát huy những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật, mọi công dân phải tôn trọng lẫn nhau.
Dù đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật, nhưng trên thực tế hiện nay khá nhiều linh mục dẫn dắt, xúi bậy, kích động giáo dân làm càn, làm bậy với mưu đồ chính trị cá nhân, gây rối an ninh trật tự, hỗn loạn trong nhân dân... đặc biệt một số linh mục, chức sắc trong tôn giáo không dừng lại ở việc kích động mà bản thân cũng tham gia chống phá, có nhiều hành động bôi nhọ hình ảnh Lãnh tụ, nói xấu chế độ... mà chúng ta cần lên án.
Có thể nói, Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện tinh thần đổi mới và thể hiện được ý Đảng, lòng dân, phản ánh được nguyện vọng của đại đa số nhân dân, thể hiện tinh thần dân chủ, đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, trong đó chế định liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có một vai trò, vị trí quan trọng. Quan điểm trước sau như một, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi người, đi liền với củng cố khối đoàn kết toàn dân, vừa bảo đảm được lợi ích của dân tộc và Tổ quốc, vừa không làm ảnh hưởng đến tình cảm tôn giáo - một hình thái ý thức xã hội nhạy cảm và phức tạp.
Hy vọng mọi công dân theo hoặc không theo tôn giáo, đặc biệt là các giáo dân trong thời gian qua đã có những hành vi vi phạm pháp luật hãy tu chỉnh mình để thực hiện các hành vi cho phù hợp với quyền và nghĩa vụ công dân nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét