Tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có phát biểu: “Chúng ta chấp nhận cái mới thì công nghệ mới của thế giới sẽ về”. Liền ngay sau đó, những thành phần có tư tưởng chống phá nhà nước trên không gian mạng đã lấp liếm, suy diễn vô lối câu nói trên. Rồi cuối cùng “cái đuôi” của những thành phần này cũng lòi ra, khi đòi yêu sách hoãn thi hành Luật An ninh mạng.
Ngày 18-1-2019, trên trang Facebook cá nhân, Trần Đình Thu đã biên status với tựa đề như đúng rồi: “Mạng xã hội còn không chấp nhận thì sao chấp nhận những cái mới khác được”. Thấy status này, nhiều đối tượng chống phá Luật An ninh mạng tưởng rằng đã “bắt được vàng” liền chia sẻ. Tuy nhiên chỉ cần là một người có tư duy, đã đọc và hiểu về Luật An ninh mạng thì đều nhận ra sự “gà mờ” trong lời xuyên tạc của Facebooker Trần Đình Thu.
Trong Luật An ninh mạng, cơ quan chức năng Việt Nam chỉ yêu cầu mạng xã hội phải có trách nhiệm khi kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, phải tuân thủ luật pháp của Việt Nam. Không một điều khoản nào quy định nội dung ‘Việt Nam không chấp nhận mạng xã hội’ như lời Facebooker Trần Đình Thu và những cá nhân có dụng ý suy diễn, xuyên tạc.
Bên cạnh đó, cho đến thời điểm hiện tại (1-2019), khi Luật An ninh mạng đã có hiệu lực thì hoàn toàn chưa có thông tin nào từ Facebook hay Google là rút khỏi Việt Nam như sự suy diễn và xuyên tạc của các thành phần chống đối Luật An ninh mạng. Mà thực tế đã cho thấy điều ngược lại là: Google, Facebook đều đã thuê máy chủ tại Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ, Google thuê khoảng 1.781 máy chủ, Facebook thuê khoảng 441 máy chủ tại 08 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước.
Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ cho thấy Facebooker Trần Đình Thu đã xuyên tạc như thế nào về Luật An ninh mạng, về chính sách mở cửa của Việt Nam! Tại sao, không riêng gì Facebooker Trần Đình Xu mà các đối tượng chống phá nhà nước, hoạt động trên không gian mạng lại ra sức xuyên tạc, chống phá về Luật An ninh mạng và muốn hoãn bộ Luật này?
Nói về Luật An ninh mạng, tại Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có luật nào đưa ra những bảo hộ quyền và lợi ích cá nhân sử dụng không gian mạng như luật này. Trên không gian mạng, ai bị xúc phạm nhân phẩm, ai bị bịa đặt, ai bị tung tin xuyên tạc mà hành vi đó quy chiếu theo 29 điều cấm của Bộ Luật hình sự, gồm những điều luật trực tiếp và những điều luật có liên quan, và kể cả Bộ Luật Dân sự thì phải được xử lý. Đồng nghĩa với việc, người tung tin xuyên tạc, chống phá, vi phạm pháp luật trên không gian mạng đều bị xử lý nghiêm./.
(LV)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét