Để thực hiện
chiến lược “diễn biến hòa bình”, vừa qua các thế lực thù địch luôn lấy chống
phá về chính trị tư tưởng làm hàng đầu; kinh tế làm mũi nhọn; ngoại giao làm hậu
thuẫn; dân tộc, tôn giáo làm ngòi nổ, kết hợp với dăn đe, uy hiếp về quân sự.
Thời gian gần đây, chúng gia tăng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ,
nhân quyền để chống phá cách mạng Việt Nam, trong đó, chúng cho rằng: Chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là chính sách:“Thực dân kiểu mới” của cộng sản. Đây là quan điểm hoàn toàn xai trái
và bịa đặt cần kịch liệt lên án.
Việt Nam là một
quốc gia đa dân tộc (54 thành phần dân tộc), gồm dân tộc Kinh và 53 dân tộc thiểu
số. Các dân tộc chung sống đan xen, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình dựng
nước, giữ nước. Mặc dù từ khi thành lập nước, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan
tâm thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên do hạn chế về
giao thông, hạ tầng; tập quán lạc hậu; một số hạn chế trong quá trình dân chủ
hoá ở một số địa phương, nhất là ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số; sự thiếu
vươn lên của một số đồng bào dân tộc thiểu số; sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá cách mạng Việt Nam của chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực thù địch…, là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trình độ phát
triển của các dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số còn hạn chế. Một bộ phận đồng bào
dân tộc thiểu số trình độ còn lạc hậu; mức sống, thu nhập còn thấp, an sinh xã
hội chưa bền vững. Từ tình hình trên, Đảng, Nhà nước Việt Nam trong những năm
qua luôn thực hiện nhất quán quan điểm: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn
đề chiến lược, cơ bản, lâu dài đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của
cách mạng Việt Nam”. Theo đó Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn có chủ trương, đường
lối thúc đẩy kinh tế, xã hội, phát huy dân chủ, phát triển văn hóa, giáo dục,
duy trì đẩy mạnh an sinh xã hội với những đối tượng chính sách cụ thể, với quan
điểm “không ai bị bỏ lại phái sau”, bằng nhiều hình thức, biện pháp kết hợp với
sự tương thân, tương ái của cộng đồng dân tộc và quốc tế. Với những việc làm trên,
nên sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước luôn có chế độ chính trị ổn định; an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; đời sống nhân dân không ngừng cải
thiện, nâng cao: Tăng trưởng kinh tế đạt mức 7,08% (năm 2018); Giá trị HDI năm
2016 là 0,683 đứng thứ 115/188 quốc gia, đứng thứ 6 Đông Nam Á ; thu nhập bình
quân đầu người GDP Trên 2000 USD; trình độ dân trí không ngừng nâng cao; Tuổi
thọ trung bình tăng nhanh 75,9 tuổi (năm 2016); tầm vóc, thể lực người Việt Nam
từng bước cải thiện; Tỷ lệ giảm nghèo nhanh và bền vững (nằm trong tốp đầu các
nước về giảm nghèo bền vững)...; vị thế của Việt Nam không ngừng nâng cao trên
chính trường quốc tế. Với những chỉ số cơ bản trên, có thể khẳng định rằng đồng
bào các dân tộc ở Việt Nam luôn được sống trong môi trường hòa bình, ổn định,
xã hội chủ nghĩa; một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh - xã hội tốt đẹp, ước
mơ của loài người tiến bộ chứ không như các thế lực thù địch rêu rao ở trên./.
Doan Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét