Trong các văn kiện từ Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX đến nay, đã thể hiện rất rõ nét sự phát triển tư duy lý
luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta.
Tại Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta
chỉ rõ: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính
sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính
là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta
nhận thức rõ hơn: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là một hình thái
kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa
trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ
nghĩa xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế thị trường phải được vận dụng đầy đủ, linh hoạt
để phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền
vững nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi
đôi với xoá đói, giảm nghèo, tăng cường đồng thuận xã hội để thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục
khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền
kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng
thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự
quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đảng ta còn chỉ rõ thêm: Nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh
tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động
lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình
đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu
trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ
yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò
định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh
bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn
lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng
bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát
triển kinh tế - xã hội.
Gần đây, trong Nghị quyết số
11-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa
XII về Hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng
ta tiếp tục thống nhất nhận thức: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy
luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện
đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”.
Điều đó cho thấy sự nhất quán về
nhận thức và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Vậy mà, một nhà nghiên cứu Kinh
tế chính trị có bề dày thâm niên trong nghề lại khẳng định “như thật” rằng:
“Qua tổng kết lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới, Đảng ta khẳng định: một nước nghèo, nông nghiệp lạc hậu, kém
phát triển như nước ta muốn phát triển thành một nước công nghiệp hiện đại phải
thực hiện nền kinh tế thị trường”... Không biết tác giả nghiên cứu tài liệu tổng
kết nào, ở đâu mà lập luận như vậy. Nếu “vô tình”, thì tác giả là một cây bút
“nhắm mắt nói liều”. Còn “hữu ý”, thì đây là một luận điệu xuyên tạc đường lối,
quan điểm của Đảng ta về nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Lập luận mập mờ như vậy nhằm
đánh tráo khái niệm “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mà
nhân dân xây dựng với “nền kinh tế thị trường tự do” của chủ nghĩa tư bản. Và,
đây cũng là một biểu hiện của suy thoái tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”, là sự tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động mà thôi./.
Dân Cày
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét