Thứ Năm, 4 tháng 7, 2024

Quân ủy Trung ương học tập một số nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư

 Tại Hội nghị, Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật PGS.TS Vũ Trọng Lâm cho biết, việc tổ chức biên tập cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhiệm vụ quan trọng, trách nhiệm lớn lao. Văn hóa là lĩnh vực có nội hàm rất phong phú, đa dạng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nên nội dung cuốn sách có những đặc thù riêng, hình thức chuyển tải thể hiện được đặc trưng của văn hóa.

“Cuốn sách tuyển chọn 92 bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, thư... trải dài gần 60 năm xuyên suốt trên nhiều cương vị công tác của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong đó bài viết sớm nhất là vào năm 1968. Qua đó hệ thống hóa sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam với các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản sắc và hội nhập. Huy động sức mạnh văn hóa con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng”, PGS.TS Vũ Trọng Lâm nói.

Hội nghị đã nghe Đại tá, GS.TS Đinh Xuân Dũng, nguyên Phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương giới thiệu nội dung cuốn sách. Cuốn sách gồm 3 phần “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”; “Phát triển toàn diện, đồng bộ để văn hóa thật sự là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước bền vững” và phần thứ ba từ luận điểm văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thực tiễn cuộc sống.

Theo GS.TS Đinh Xuân Dũng, cuốn sách dày 928 trang là một công trình đồ sộ về văn hóa, đã tổng kết, phát triển, trình bày theo phong cách và cách diễn đạt riêng những quan điểm cơ bản lý luận của Đảng ta về văn hóa từ bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay: “Đây là một công trình nghiên cứu, tổng kết, phát triển và đồng thời diễn đạt theo phong cách Tổng Bí thư những vấn đề lý luận về văn hóa theo thời kỳ đổi mới, là một bước phát triển so với trước đó. Đồng chí có một năng lực bao quát toàn diện hầu hết các lĩnh vực của văn hóa, văn nghệ, theo nghĩa hẹp là văn hóa tinh thần và đồng thời mở rộng nó với những lĩnh vực khác. Đó là lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, vấn đề về thi đua, và vấn đề về các di sản văn hóa vật chất...”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét