Thứ Năm, 4 tháng 7, 2024

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIỮ VỮNG ĐOÀN KẾT DÂN TỘC


Đại đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở, nền tảng quan trọng trong phát huy toàn diện sức mạnh trí tuệ, sự sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, lòng tự tôn, tự hào dân tộc, là động lực lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống đại đoàn kết vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng là nhiệm vụ lớn lao và vinh quang của toàn thể cán bộ, nhân dân, của toàn hệ thống chính trị. đây là cơ sở để động viên nguồn lực con người, tài trí của tất cả các dân tộc; đảm bảo ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triển. Mặt khác, trong bối cảnh chính trị-xã hội thế giới diễn biến rất phức tạp như hiện nay, các thế lực thù địch đang lợi dụng các đặc điểm trong quan hệ dân tộc - tộc người, nhất là lợi dụng tính nhạy cảm của tâm lý dân tộc, tâm lý tôn giáo, những khó khăn trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm kích động chia rẽ đoàn kết các dân tộc, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Đại hội XII khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực, nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc”  “Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết dân tộc.

Hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc diễn ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng; các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống gia tăng, ngày càng gay gắt, đặt ra yêu cầu cao và đứng trước cả cơ hội thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen. Tình hình đó, đòi hỏi cần tăng cường hơn nữa việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân trong tình hình mới. Xử lý đúng đắn, hài hòa việc ưu tiên đầu tư hỗ trợ theo vùng và theo từng dân tộc cụ thể phải thống nhất trong nhận thức, đảm bảo nguyên tắcbình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhaugiữa các dân tộc trên cơ sở nhất quán các nội dung sau:

Một là, bình đẳng dân tộc chỉ có thể được thực hiện khi dân tộc ta được độc lập, nhân dân ta được tự do, đất nước ta được thống nhất. Bình đẳng dân tộc luôn gắn bó mật thiết với sự nghiệp giải phóng và giữ vững nền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

Hai là, đoàn kết các dân tộc phải trên cơ sở bình đẳng dân tộc gắn liền với sự nghiệp giải phóng con người để mọi người đều được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Bình đẳng và đoàn kết dân tộc gắn liền với tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, tương trợ giúp nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc.

Ba là, giải quyếtvấn đề dân tộc cầnphải có thời gian, lộ trình qua nhiều giai đoạn với những bước đi thích hợp để từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch trên từng vấn đề cụ thể giữa các dân tộc.

Thực hiện chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.Hệ thống chính trị các cấp ở các địa phương có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống phảixác định 3 mục tiêu chủ yếucơ bản sau:1) Xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống, sức khỏe của đồng bào các dân tộc thiểu số. 2) Xóa được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. 3) Xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch vững mạnh.

 

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét