Trong cuốn sách “Một số vấn đề về đường lối
quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới”, Tổng Bí thư cũng phân tích rõ bối cảnh quốc
tế, trong nước tác động đến tính hình chính trị, tư tưởng trong Quân đội và đặt
ra yêu cầu cần phải tiếp tục tăng cường đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn
chống phá của các thế lực thù địch. Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực
tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó dự báo: các thách thức an ninh phi
truyền thống gia tăng; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay
gắt; tình hình biển Đông ngày càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường; cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động sâu sắc đến nhiều quốc gia trên nhiều
phương diện khác nhau…
Ở trong nước, mặc dù sau 35 năm đổi mới, nước
ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử nhưng tốc độ tăng
trưởng chưa cao, chưa vững chắc; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ, sĩ
quan Quân đội vẫn còn nan giải… Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch,
phản động, cơ hội chính trị ra sức thực hiện các hoạt động chống phá Đảng, Nhà
nước, Quân đội. Do đó, cần phải kiên quyết đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn
chống phá đó để tiếp tục bảo vệ Đảng, Nhà nước, Quân đội.
Quan điểm chỉ đạo về
đấu tranh với âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội được Tổng Bí thư nhắc đến
nhiều lần trong các bài viết như “Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định
mọi thắng lợi và sự trưởng thành, phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam”,
“75 năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng vững bước dưới lá cờ vinh quang của
Đảng”, “Nắm vững thời cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục thực hiện Chiến lược
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”… Trong các bài viết, Tổng Bí thư cũng đưa
ra các giải pháp để kiên quyết đấu tranh, làm thất bại âm mưu “phi chính trị
hóa” Quân đội của các thế lực thù địch. Những giải pháp đó là:
Một là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với Quân đội. Như
đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ: “Sự lãnh đạo của Đảng với Quân đội được khẳng
định ngay từ khi Quân đội thành lập, thông qua một cơ chế, phương thức chặt
chẽ, phù hợp, đảm bảo cho Quân đội thực sự là “tổ chức quân sự của Đảng”, luôn
tận trung với nước, tận hiếu với dân”(5). Do đó, bất luận trong hoàn
cảnh nào cũng phải luôn kiên định với nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội. Nếu tách rời sự lãnh đạo
của Đảng, Quân đội sẽ mất phương hướng chiến đấu, phân rã về chính trị, tư
tưởng, tổ chức, không còn sức mạnh để chiến đấu chống lại những âm mưu, hoạt
động chống phá của các thế lực thù địch.
Hai là, tập trung nâng cao chất lượng tổ chức và hệ thống cơ quan
chính trị, cán bộ chính trị trong Quân đội, nhất là đội ngũ chính ủy, chính trị
viên trong Quân đội. Đồng chí Tổng Bí thư chỉ rõ: “Quân ủy Trung ương, lãnh đạo
Bộ Quốc phòng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, làm tốt công tác giáo dục chính
trị, định hướng tư tưởng, quán triệt nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội”(6).
Theo đó, cần làm tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, hướng dẫn công tác
đảng, công tác chính trị để nâng cao nhận thức, ý thức đấu tranh, khả năng
“miễn dịch” cho cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội trước những âm mưu, thủ đoạn
chống phá của các thế lực thù địch, trong đó có âm mưu “phi chính trị hóa” Quân
đội. Quan tâm và tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ để nâng cao đời
sống văn hóa tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, khắc phục những biểu hiện tiêu
cực, lệch lạc, góp phần giữ vững bản chất tốt đẹp của “Bộ đội cụ Hồ” trong tình
hình mới.
Ba là, phát huy vai trò của công tác thông tin, tuyên truyền, báo
chí, xuất bản để tuyên truyền, định hướng nhận thức, tư tưởng cho cán bộ, chiến
sĩ. Cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn quân cần chú trọng đến công tác tuyên
truyền, giáo dục để cán bộ, chiến sĩ thấy rõ sự nguy hiểm của âm mưu “phi chính
trị hóa” Quân đội; chủ động thông tin tích cực, kịp thời nhằm định hướng tư
tưởng, nhận thức trước những vấn đề phức tạp, nhạy cảm góp phần nâng cao sức đề
kháng, tinh thần cảnh giác cho cán bộ, chiến sĩ. Các cơ quan báo chí, truyền
thông cũng cần chú trọng hơn nữa đến việc tuyên truyền, định hướng thông tin
kịp thời cho cán bộ, chiến sĩ, tránh để những “khoảng trống” thông tin khiến
các thế lực thù địch có cơ hội xuyên tạc, dẫn dắt thông tin nhằm mục đích chống
phá.
Bốn là, mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ phải luôn nhận thức đầy đủ
và sâu sắc bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam là đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt
đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam và có mối quan hệ gắn bó
mật thiết với nhân dân. Mục tiêu chiến đấu của Quân đội cũng chính là mục tiêu,
lý tưởng của Đảng - vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì cuộc sống ấm no,
tự do, hạnh phúc của nhân dân. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên, sĩ quan quân đội
phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động, nhạy bén và kiên quyết đấu
trnh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội của các thế lực thù địch.
Đồng thời, nhanh chóng, tỉnh táo, kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ, phức
tạp diễn ra trong thực tiễn theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách
của Nhà nước và quy định của Quân đội, không để kẻ địch lợi dụng, lôi kéo, thao
túng vào các hoạt động chống phá.
Có thể khẳng định, “phi chính trị hóa” Quân
đội là một âm mưu thâm độc, nguy hiểm, không thể coi thường, xem nhẹ vì nó liên
quan trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng và liên quan đến bản chất của Quân đội
nhân dân Việt Nam. Những quan điểm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư trong cuốn
sách “Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới” vừa là một
lời cảnh báo, nhắc nhở song cũng là chỉ đạo, định hướng cho mỗi chúng ta phải
luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu “phi
chính trị hóa” Quân đội của các thế lực thù địch.
V3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét