Quy định này không chỉ có ý nghĩa tham khảo, góp
phần vào đánh giá cán bộ mà kết quả có giá trị trực tiếp vào công tác đánh giá,
bố trí, điều động và thực hiện chính sách đối với cán bộ. Đồng thời, đây cũng
là cơ sở trực tiếp cho quá trình chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp
nhiệm kỳ tới. Thế nhưng, các lực lượng “khoác áo dân chủ ” tìm cách chống
phá quan điểm, chủ trương, đường lối, coi đây là một tiêu điểm để xuyên tạc
đường lối, phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam.
NHẬN DIỆN CÁC LUẬN ĐIỆU CHỐNG PHÁ
Ngay sau khi Quy định 96 được ban
hành, trang RFA có một loạt bài chống phá quan điểm lấy phiếu tín nhiệm
của Đảng như: “Phức tạp hóa vấn đề lấy phiếu tín nhiệm, vì sao?”; “Quốc hội
đánh giá tín nhiệm, có thể tham khảo ý kiến của người dân như lời của Thủ
tướng?”; “Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm: Nên hay không?”; “Đảng thừa nhận không
đoàn kết?; “Lấy phiếu tín nhiệm: chiêu trò mị dân?”. Trên kênh
Youtobe, Trang Tâm Thức Việt cũng đăng tải video ngày 9/2/2023 với chùm
bài: ‘Lấy phiếu tín nhiệm: Thêm một chiêu trò mị dân”. Đài Châu Á – Tự do cũng
đăng tải môt loạt các bài trên nền tảng mạng qua mạng Facebook, trang web… Hầu
hết các bài viết và các video của các thế lực phản động, thù địch dùng mọi thủ
đoạn xuyên tạc, hạ thấp uy tín lãnh đạo của Đảng, để phá hoại sự nghiệp cách
mạng của Đảng và nhân dân. Dưới các danh xưng “ nhà dân chủ”; “nhà báo tự do”
như Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Vũ Bình…
Các luận điệu xuyên tạc, chống phá Quy định 96
của các thế lực thù địch, biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, chống phá mục tiêu của Quy định 96.
Trong bài viết “Lấy phiếu tín nhiệm: chiêu trò mị dân”, đăng vào ngày 09/02/2023 của Đài Châu Á Tự do,
cho rằng mục tiêu của việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là để
“chiêu trò mị dân”, chỉ là “việc của Đảng và những người đảng viên trong Đảng
không liên quan tới nhân dân” để nhằm mục tiêu “loại trừ lẫn nhau”, “thanh toán
các thế lực, phe cánh, nhóm phái đối lập trong Đảng”, để “xử lý các phần tử
không theo hệ thống chung”; và từ đó cho thấy “Đảng không tin vào chính mình”
và “Đảng toàn trị nhưng không đủ năng lực cầm quyền” hay “Đảng làm lu mờ và vi
phạm nguyên tắc Nhà nước pháp quyền”. Trong một bài cùng nội dung, trang RFA
còn “khuyên” rằng Đảng cần làm công tác cán bộ triệt để hơn và đó phải là “việc
của toàn dân”. Thực chất luận điệu nêu trên không chỉ nhằm xuyên tạc mục tiêu
của Quy định 96 của Đảng, mà qua đó, âm mưu sâu xa, nham hiểm của chúng là từ
chỗ làm xói mòn, mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Thứ hai, thông qua việc xuyên tạc Quy định 96,
các thế lực thù địch nhằm mục đích phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng.
Việc các thế lực thù địch ra sức phủ nhận lịch sử, công kích
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, “đánh” vào các nguyên tắc tổ chức,
sinh hoạt Đảng nhằm chia rẽ nội bộ. Khi cho rằng việc lấp phiếu tín nhiệm và bỏ
phiếu tín nhiệm là việc “thanh trừng”, “xử lý các sinh mệnh chính trị
thoái hóa không trung thành”, không đơn thuần là việc “xây dựng
Đảng” mà là việc “loại trừ phần tử phe cánh, nội bộ trong Đảng”.
Thông qua việc viện dẫn các ý kiến, quan điểm từ các danh xưng “nhà dân
chủ”, “nhà báo tự do” việc bôi nhọ vai trò lãnh đạo của Đảng được cụ
thể hóa bằng cách lấy diễn đàn dân chủ ở nước ngoài để lên tiếng tố cáo và phản
bác các quan điểm, chủ trương và đường lối của Đảng, như: “càng chống
tham nhũng thì tham những càng nhiều”; “ kết quả người có phiếu tín nhiệm cao
thì tỷ lệ thuận với danh sách những người bị kỷ luật trong Đảng”; “ bỏ phiếu
tín nhiệm mang màu áo dân chủ trong Đảng chủ vì Đảng làm chủ cuộc cách mạng
này, công việc chỉ có đảng viên tham gia”... Từ việc làm phép thống kê mối
liên hệ có chủ đích giữa kết quả lấy phiếu tín nhiệm với các cá nhân có tên
trong các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ lãnh đạo các cấp
thời gian qua, các “nhà dân chủ”, “nhà báo tự do” quy
chụp sự suy thoái của một bộ phận cán bộ đảng viên, tệ quan liêu tham nhũng
trong Đảng thànhbản chất, biến cái “hiện
tượng” thành “phổ biến” và là “tất yếu” của một Đảng duy nhất cầm quyền. Từ đó, các thế
lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị cho rằng, “Đảng Cộng
sản Việt Nam chiếm quyền của dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền”; “Đảng không nên
giữ vai trò lãnh đạo, không nên và không thể lãnh đạo tuyệt đối”; “phải đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập thì đất nước mới phát triển”... Đây không phải là một điều mới mẻ trong các luận
điệu chống phá Đảng của các thế lực phản động. Tuy nhiên, trước mỗi quyết định
của Đảng có tính xây dựng tổ chức Đảng, đặc biệt là công tác cán bộ thì chúng
luôn lấy việc bài xích chủ trương, đường lối của Đảng và tìm mọi cách, tận
dụng mọi thời cơ, mọi sự kiện trong công tác cán bộ để lồng vào đó thông điệp
bôi bẩn, suy diễn, sặc mùi chống phá làm mất uy tín và niềm tin vào Đảng.
V3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét