Từ những nghiên cứu, luận giải trên cho thấy, cơ
hội chính trị bao hàm nhiều đối tượng khác nhau ở trong và ngoài Đảng nhưng đều
mang điểm chung là có nhận thức và hành động đi ngược lại lợi ích của Đảng, Nhà
nước và toàn thể dân tộc Việt Nam. Trong đó, những biểu hiện cơ hội về chính trị
trong Đảng ở nước ta hiện nay ngày càng phức tạp, tinh vi và nguy hiểm.
Hơn 90 năm qua, công tác đấu tranh phòng, chống
biểu hiện cơ hội về chính trị trong Đảng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan
tâm, nhiều lần khẳng định trong các nghị quyết. Trong đó nhấn mạnh: “Hiện nay
phải đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ Đảng, trước hết là bảo vệ quan điểm, đường
lối của Đảng, giữ gìn sự trong sạch của tổ chức đảng, cảnh giác và tỉnh táo
không để cho những phần tử cơ hội về chính trị, phản động chui vào hàng ngũ Đảng”.
Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định phải: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch, cơ hội chính trị”.
Nhận diện những biểu hiện cơ hội về chính trị
trong Đảng hiện nay qua 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Kết luận số 21-KL/TW
ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Đẩy mạnh xây dựng,
chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý
nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đối tượng đấu tranh chống biểu hiện cơ hội
về chính trị trong Đảng là những cán bộ, đảng viên hiện đang làm việc trong các
cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, cơ quan đoàn thể hoặc đã
nghỉ hưu được luật pháp quy định...
Biểu hiện cơ hội về chính trị trong Đảng ở nhiều
cấp độ khác nhau, như: Nhóm đối tượng do hạn chế về nhận thức, thiếu thông tin
hoặc tiếp nhận những nguồn tin không chính thống, bị kẻ xấu lợi dụng; nhóm đối
tượng thiếu tu dưỡng, rèn luyện, công thần, sống vụ lợi, ích kỷ; nhóm đối tượng
công khai bộc lộ tư tưởng cực đoan, bất mãn, chống đối và đặc biệt nghiêm trọng
là nhóm có khuynh hướng chống đối, tập hợp lực lượng, móc nối với các thế lực
thù địch bên ngoài chống phá cách mạng Việt Nam, khi đó từ cơ hội về chính trị đến
phản bội Đảng, Tổ quốc và nhân dân là rất gần. Biểu hiện chung nhất là phai nhạt
lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai
trái; không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; tham vọng chức
quyền...
V3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét